2 :ĐẶC ĐIỂM CỦA NƯỚC THẢI TẠI KHU VỰC NGHIỆN CỨU
1.5.4 Thuyết minh công nghệ
Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Bể thu gom T01
Nguồn nước thải từ dây chuyền sản xuất của nhà máy được vận chuyển qua thanh chắn rác (SC01) kích thước 10 mm và tập trung tại hố thu gom (T01). Phần rác có kích thước >10mm sẽ bị giữ lại tại thanh chắn tránh gây tắt ngẽn bơm chìm. Nước thải từ bể này được qua thanh chắn rác tự động (SC02) sau đó vận chuyển đến cụm bể phản ứng và tới bể tách dầu T02, T03 bằng máy bơm nước thải (WP01-A/B/C).
Bể phản ứng T02
Nước thải sau khi qua SC02 vào bể T02, tại đây nước thải sẽ được châm thêm xút để nâng độ PH lên hơn 6.5 -7.5, đồng thời hệ hóa chất PAC và polymer cũng được châm vào đảm bảo quá trình tạo bông tốt chuyển qua trạng thái lắng tại bể T03.
Bể tách dầu mỡ T03
Sau khi quá trình tạo bông đã hoàn toàn tại bể T02 thì nước thải tiếp tục qua bể T03 để thực hiện quá trình lắng trọng lực nhờ hỗ trợ của PAC và Polymer. Tại bể T03 một phần cặn bẩn của bả cá và dầu mỡ sẽ được thu gom về bể T17 nhờ bơm bùn SP03 – A/B..
Bể điều hòa/ bể cân bằng T04
Nguồn nước thải sau khi được tách dầu mỡ và cặn bẩn sẽ được tập trung tại bể điều hòa T04, tại bể T04 nhờ có hệ phân phối khí dưới đáy bể nước thải được khuấy trộn điều và một phần lượng mỡ trong nước thải sẽ được đánh nổi lên bề mặt nước.
Nước thải tại bể T04 sẽ được 2 bơm chìm WP04 A/B. luân chuyển qua bể phân phối T05.
JAVEL
NaOH
Bể phân phối T05
Chức năng của bể phân phối:
- Điều hòa dòng nước thải đầu vào
- Cân bằng COD, BOD trước khi qua bể UASB
- Có thể điều chỉnh tốc độ của bể UASB từ 0,6 đến 0,9 m/h bằng hệ thống bơm FP (môi trường phát triển bông bùn)
- Cấp nước cho bể UASB khi bể cân bằng không có nước - Rút ngắn thời gian khởi động của bể UASB.
Bể
UASB T06
- Bể này được thiết kế để phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ ô nhiễm trong nước thải.
- Nước thải dâng lên phía trên của bể phản ứng sẽ đi qua một lượng hạt bùn hoạt tính kỵ khí có sẵn trong bể (vi khuẩn kỵ khí). Vi khuẩn kỵ khí sử dụng chất hữu cơ có sẵn trong nước thải như nguồn thức ăn và tạo ra năng lượng thông qua quá trình phân hủy kỵ khí. Sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy là khí sinh học (có chứa 70-80% CH4 và CO2 20-30%). Hỗn hợp bùn - nước thải - khí dâng lên phía trên được phân tách bằng một hệ thống phân tách khí - rắn - lỏng (GSL). Hệ thống phân tách GSL bao gồm các vách ngăn nghiêng cho bùn lắng và hệ thống thu gom khí.
- Nước thải sau xử lý của bể kị khí được thu gom tại hệ thống chứa của Bể kỵ khí và chảy vào bể thiếu khí (T08A). Một phần nước thải sau xử lý được đi vào bể phân phối.
Bể thiếu khí bậc 1T08A
Bể thiếu khí được sử dụng để loại bỏ Nitơ có trong nước thải. Bể thiếu khí tiếp nhận nguồn nước thải và bùn từ:
- Bùn hoạt tính từ bể chứa bùn T10; - Nước thải từ Bể UASB;
Bể thiếu khí (T08A) được trang bị thiết bị khấy (MX08 – A/B/C/D) để tạo ra sự xáo trộn tối ưu giữa nước thải và bùn để loại bỏ Nitơ. Loại bỏ Nitơ diễn ra trong bể thiếu khí và bể sục khí được mô tả như sau:
Quá trình loại bỏ nitơ: bao gồm 2 quá trình sinh học
Nitrat hóa: là quá trình chuyển đổi sinh học của nitơ, bao gồm các chất hữu cơ và NH4 thành Nitrat (NO3-) bởi vi khuẩn hiếu khí nitrat hóa theo các phương trình sau đây: + − + + O + CO → NO + C H O N+ H O+ H NH 1.89 0.08 0.98 0.016 0.95 1.98 00 . 1 4 2 2 3 5 7 2 2
Khử Nitrat hóa: Là quá trình chuyển đổi sinh học của Nitrate (NO3-) thành khí nitơ (N2) bởi vi khuẩn thiếu khí trong bể thiếu khí.
+ + + + + → +NO− N CO C H O N OH− H O COHNS 3 2 2 5 7 2 2
tế bào hợp chất hữu cơ
Bể hiếu khí bậc 1 T08B
Nước thải đầu ra từ bể thiếu khí (T08A) đươc tràn qua bể sục khí (T08B)
Trong bể sục khí, các vi khuẩn hiếu khí lơ lửng sử dụng các hợp chất hữu cơ là nguồn thức ăn để phát triển các tế bào và tạo ra năng lượng thông qua quá trình phân hủy hiếu khí. Sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy là CO2 và H2O. Để duy trì trạng thái lơ lửng cho các vi khuẩn và cung cấp đủ oxy cho quá trình phân hủy, ôxy trong không khí được cung cấp trong bể qua máy thổi khí (AB09- A/B/C).
Máy thổi khí sẽ hoạt động bộ biến tần và bộ điều chỉnh DO. Bể hiếu khí được cung cấp oxy hòa tan (DO) để kiểm soát nồng độ DO đủ cho hoạt động của vi sinh vật. Khi nồng độ DO giảm xuống dưới 2 mg/l, tín hiệu từ bộ điều chỉnh DO sẽ được truyền tới hệ thống điều khiển để kích hoạt hệ thống sục khí.
Trong trường hợp nồng độ DO cao hơn 2 mg/l, các tín hiệu được truyền từ bộ điều chỉnh DO đến hệ thống điều khiển để kích hoạt máy thổi khí/không kích hoạt để tiết kiệm tiêu thụ năng lượng.
Một phần của hỗn hợp nước thải và bùn từ cuối của quá trình sục khí (T08B) sẽ tuần hoàn đến Bể thiếu khí (T08A) bằng 03 máy bơm mới tuần hoàn để loại bỏ nitơ.
Nguồn nước sản xuấtSC01 Nước thải ra TXLTT
KHÍ Chức năng của bể Anoxic bậc 02 là tiếp tục xử lý Nitơ dưới dạng nitrat thành nitơ tự do.
Các nguồn nước được đưa về bể sinh học thiếu khí T09-A gồm các nguồn sau:
- Bùn họat tính từ ngăn thu bùn xây mới T11
- Nước từ cuối bể sinh học hiếu khí xây mới T08B - Hỗn hợp nước và bùn từ bể T09B
Quy trình xử lý Nitơ giống như quy trình tại bể T08A.
Nước sau khi ra khỏi bể Anoxic bậc 02 sẽ được đưa vào bể sinh học hiếu khí bậc 2 T09-B
Bể hiếu khí bậc 2 T09
Nước thải sẽ được các vi sinh vật hiếu khí tiếp tục phân huỷ và chuyển hoá. Tại bể sinh học hiếu khí T10-A, khí được cấp liên tục vào bể để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của vi sinh. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng O2 cho quá trình chuyển hóa chất bẩn hữu cơ thành CO2 và nước.
Hổn hợp bùn nước sau bể hiếu khí T09- B tiếp tục được dẫn qua bể lắng sinh học T10
Bể lắng sinh học T10
Hỗn hợp nước thải và bùn ra khỏi bể hiếu khí (T09B) được vận chuyển đến bể lắng sinh học (T10). Bùn và nước thải sau xử lý được tách ra bằng cách tách trọng lực. Bùn lắng ở dưới đáy bể lắng. Nước thải sau xử lý được thu gom và xả tràn vào bể chứa bằng trọng lực.
Bùn nằm ở đáy bể lắng được thu gom trong bể chứa bùn trung gian (T11). Bùn sinh học được tuần hoàn đến bể thiếu khí. Duy trì nồng độ bùn trong bể này bằng bơm tuần hoàn bùn SP011-A/B. Lượng bùn dư được bơm vào bể cô đặc bùn (T18) bằng van hai chiều.
Bể kẹo tụ T12
Nước thải từ bể lắng sinh học chảy vào bể phản ứng T12, nước thải được châm PAC để tạo liên kết tạo bông trước khi qua bể tạo bông T13
Bể kị khí UASB T06
Bể thiếu khí bậc 1 T08ABể sinh học hiếu khí bậc 1 T08B
Bể khử trùng T15 39
Nước thải sau khi phản ứng tạo liên kết nhờ dung dich PAC tiếp tục tràn qua bể T13 dưới tác dụng của dung dich Polymer Anion sẽ kết thành từng khối bông bùn to dễ lắng để tràn qua ống trung tâm bể lắng hóa lý T14.
Bể lắng hóa lý T14
Hỗn hợp nước thải từ bể T13 được vận chuyển đến bể lắng hóa lý (T14). Bùn và nước thải sau xử lý được tách ra bằng cách tách trọng lực. Bùn lắng ở dưới đáy bể lắng. Nước thải sau xử lý được thu gom và xả tràn vào bể khử trùng T15
Bể khử trùng T15
Nước thải sau khi được tách pha tràn nước trong qua máng thu chảy về bể khử trùng, chất lượng nước đầu ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B., đủ điều kiện xả ra nguồn tiếp nhân là khu công nghiệp.
Bể chứa bùn kị khí T07
Bùn dư kỵ khí vượt của bể UASB sẽ được bơm đến bể chứa bùn kỵ khí (T07) để lưu trữ
Hoặc khi bể UASB bị sự cố sẽ bơm bùn về bể T07 để lưu trữ.
Bể nén bùn T17, T18
Lượng bùn dư tại các bể sinh học T08, T09, T10, T14 và bùn hóa lý T03 sẽ được bơm về nén bùn T17, T18, sau đó bùn này được bơm bùn trục vít bơm đến máy ép bùn khô.