về tài nguyên đất.
5.1. Tình hình ứng dụng trên thế giới
Năm 1964, Cannada đã xây dựng Hệ thống tin địa lý đầu tiên trên thế giới có tên gọi là Canadian Geographicar Information System. Song song với Cannada, tại Mỹ hàng loạt các trường đại học cũng tiến hành nghiên cứu và xây dựng hệ thống thông tin địa lý. Tuy nhiên rất nhiều hệ thống trong đó đã không tồn tại được bao lâu do khâu thiết kế cồng kềnh và giá thành quá cao. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở giai đoạn này đã đưa ra những lý luận
nhất định quan trọng về vai trò, chức năng của hệ thống thông tin địa lý: hàng loạt loại bản đồ có thể được số hóa và liên kết với nhau tạo ra một bức tranh tổng thể về tài nguyên thiên nhiên của một khu vực, một quốc gia hay một châu lục. Sau đó máy tính được sử dụng để phân tích các đặc trưng của nguồn tài nguyên và cung cấp các thông tin bổ ích, kịp thời cho việc quy hoạch.
Trong những năm 70 – 80 đứng trước sự gia tăng nhu cầu quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã quan tâm nhiều hơn đến sự nghiên cứu và phat triển của hệ thống thông tin địa lý . Cũng trong khung cảnh đó, có hàng loạt các yếu tố đã thay đổi một cách thuận lợi cho sự phát triển thông tin địa lý. Các hệ thống ứng dụng GIS trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường phát triển mạnh trong thời gian này, điển hình như các hệ LIS (Land Information System ), LRIS (Land Resource Information System ), ILWIS (Intergrapted Land And Water Information System),… và hàng loạt sản phẩm thương mại của hãng, các tổ chức nghiên cứu phát triển ứng dụng GIS như ESRI, Conputerversion, Intergraph,….
Trên thế giới cũng như trong khu vực hiện nay đã xuất hiện rất nhiều nhu cầu bức xúc tổ chức các cơ sở dữ liệu toàn cầu hoặc khu vực để giải quyết các vấn đề chung như: môi trường, lương thực, tài nguyên thiên nhiên, dân số,…Định hướng xây dựng các cơ sở dữ liệu toàn cầu về địa lý, tài nguyên và môi trường đang được các nhà quản lý quan tâm. Việc xây dựng dữ liệu địa lý và đất đai toàn cầu và được xác định trong chương trình bản đồ thế giơi (Golobal Mapping) được bắt đầu từ năm 1996 với nội dung là thành lập hệ thống bản đồ nền theo tiêu chuẩn thống nhất ở tỷ lệ 1:1.000.000 bao gồm các lớp thông tin liên quan đến tài nguyên đất. Các nhà khoa học trên thế giới đã dự định tới việc xây dựng một cơ sở dữ liệu không gian
thống nhất mang tên GSDI (Spatial Data Infastructure for Asia and the Pacific) bắt đầu từ năm 1995 tại Malaysia. Với sự hình thành các nhóm nghiên cứu về: hệ quy chiếu và địa giới hành chính, hệ thống pháp lý, bản đồ nền, chuẩn hóa thông tin từ năm 1997 chương trình này tập trung nghiên cứu xây dựng hệ quy chiếu – hệ tọa độ khu vực và cơ sở dữ liệu không gian và khu vực. Nói tóm lại vấn đề xây dựng các CSDL địa lý toàn cầu và khu vực đang là một nhu cầu lớn được nhiều nước quan tâm nhằm giải đáp các vấn đề mang tính chiến lược phát triển đối với những quốc gia cũng như toàn cầu.
1.5.2. Tình hình ứng dụng ở Việt Nam
Ở nước ta, công nghệ GIS chỉ mới được chú ý trong vòng 10 năm trở lại đây, tuy nhiên phần lớn mới chỉ dừng lại ở xây dựng lại ở cơ sở dữ liệu cho các dự án ngiên cứu. Một số phần mềm lớn của GIS như ArcInfor, MapInfor, Mapping Office… đã được sử dụng ở nhiều nơi để xây dựng lại bản đồ địa hình, địa chính, hiện trạng trên phạm vi trên toàn quốc. Sự kết hợp giữa công nghệ viễn thám và GIS đã bắt đầu về ứng dụng trong một số nghiên cứu về nông, lâm nghiệp như trong công tác điều tra quy hoạch rừng (Viên điều tra quy hoạch rừng), công tác điều tra ,đánh giá và quy hoạch đất nông nghiệp của viện quy hoạch, thiết kế nông nghiệp. Ngoài ra GIS còn được ứng dụng trong công tác quản lý, xác định dầu tràn, nghiên cứu lũ lụt, sạt lở, giao thông, xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, ứng phó nước biển dâng…..
Năm 1998 Tổng cục địa chính (nay là Bộ Tài Nguyên và Môi Trường) đã xây dựng dự án khả thi xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên đất (Bao gồm cơ sở dữ liệu địa lý và cơ sở dữ liệu đất đai), mục tiêu của dự án. Nghiên cứu phân tích tổng thể hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên đất và kế hoạch quốc gia dài hạn. Theo dự án trong giai đoạn 2000 – 2010 sẽ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin trong cơ sở dữ liệu tài nguyên đất
ở trung ương và các tỉnh bao gồm: đầu tư từng bước phần cứng, phần mềm, đường truyền cho cơ sở dữ liệu thành phần, Đào tạo cán bộ tin học; xây dựng chuẩn thông tin thống nhất; xây dựng dữ liệu cơ sở thông tin bao gồm hệ quy chiếu, hệ tọa độ, độ cao nhà nước, hệ thống địa danh, địa giới hành chính xây dựng thông tin bản đồ nền địa hình các tỷ lệ 1:50 000, 1:100 000 phủ trùm cả nước và tye lệ 1: 25 000, 1:10 000 các vùng kinh tế trọng điểm; xây dựng thông tin bản đồ nền địa hình đáy biển các tỷ lệ từ 1:10 000 đến 1:1 000 000 ; bản đồ địa lý các tỷ lệ nhỏ hơn 1:1 000 000 cả nước; xây dựng thông tin không gian có liên quan khác như bản đồ ảnh hàng không, vũ trụ, các loại bản đồ địa lý khác; xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin đất đai đến từng thửa đất ở cấp tỉnh, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin hiện trạng sử dụng đất, chất lượng đất, giá đất, quy hoạch sử dụng đất; xây dựng các phần mềm ứng dụng để khai thác thông tin.
Theo đề án trên, được sự chấp thuẩn của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, tại quyết định 448/QĐ – TCĐC ngày 14/10 năm 2002 Tổng cục trưởng cục Địa chính phê duyệt quyết định đầu tư đề án tổng thể, đầu tư thiết bị công nghệ phục vụ hiện đại hóa hệ thống thông tin – lưu trữ ngành địa chính. Sau khi Bộ Tài Nguyên & Môi Trường được thành lập, đề án trên được điều chỉnh bổ sung theo hướng mở rộng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường theo các lĩnh vực thuộc Bộ quản lý để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
Đến ngày 31/12/2004 đã có 6 dự án hòn thành và đưa vào sử dụng năm 2005 có 7 dự án chuyển tiếp và 10 dự án mở mới đã triển khai theo quyết định đầu tư của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường; các dự án hoàn thành đã phát huy tác dụng trong việc đáp ứng yêu cầu công tác quản lý và sử dụng đất đai và góp phần thực hiện thành công sự nghiệp hóa, công nghiệp hóa đất nước.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Đối tượng nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin địa chính
trong công tác giải phóng mặt bằng tại xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Trên địa bàn xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
+ Thời gian: Năm 2016 – 2017