2. CÔNG TÁC ĐỊA CHẤT THĂM DÒ
2.2. Các phương pháp ĐVLGK
2.2.1.Phương pháp Gamma tự nhiên (GR).
2.2.1.1 Cơ sở của phương pháp.
Gamma tự nhiên là phương pháp đo cường độ phóng xạ tự nhiên của thành hệ. Các tia phóng xạ được phát ra từ các đồng vị phóng xạ, chúng gồm 3 nhóm: Urani, Thori và Kali. Trong đá trầm tích các nguyên tố phóng xạ này thường liên quan chặt chẽ với hàm lượng sét. Độ phóng xạ tăng khi hàm lượng sét tăng, trừ trường hợp đá trầm tích có chứa khoáng vật phóng xạ hàm lượng Urani tăng lên do nứt nẻ, do tăng vật chất hữu cơ v.v… [2]. Hình 2.4 mô tả hoạt động của thiết bị đo.
Hình 2.4. Sơ đồ nguyên lý đo Gamma Ray [1]
Đặc điểm đường cong Gamma Ray: - Đối xứng ở vỉa đồng nhất.
- Biên độ dị thường phụ thuộc vào chiều dày của vỉa.
- Một trong những ưu điểm của phương pháp Gamma Ray là có thể đo ở mọi môi trường, mọi điều kiện, trong giếng khoan đã chống ống, trong giếng khoan bằng dung dịch cơ sở gốc nước, gốc dầu.
- Dáng điệu đường cong GR phụ thuộc vào tốc độ kéo cáp. Phải khống chế tốc độ kéo cáp của máy sao cho không đi được quá 1ft trong khoảng thời gian 2s
(khoảng thời gian đếm tia gamma).
2.2.1.2 Ứng dụng của phương pháp.
- Phân chia tỉ mỉ các lớp đất đá trong giếng khoan. - Xác định ranh giới và chiều dày của các vỉa cát sét. - Xác định hàm lượng sét.
- Liên kết giếng khoan
- Xác định môi trường trầm tích - Xác định vật chất hữu cơ và đá sinh - Phát hiện thân quặng chứa phóng xạ
2.2.2. Phương pháp phổ Gamma (NGS).
Phương pháp phổ gamma đo cường đọ phóng xạ toàn phần và đo ghi cả số lượng tia gamma và mức năng lượng của từng bức xạ, nhờ đó cho phép xác định thành phần của các đồng vị nguyên tố phóng xạ U ,Th, K trong thành hệ [2]..
- Cơ sở của phương pháp.
+ Các tia gamma phát xạ từ các đồng vị của 3 dãy U, Th, K dưới dạng xung rời rạc. Từ mỗi dãy ta có thể chọn được phổ năng lượng đặc trưng cho từng dãy: dãy 40Kcó E =
1,46MeV, dãy 232Th có E = 2,62MeV, dãy có E = 1,76MeV, có E= 1,76 MeV.
+ Toàn bộ phổ gamma được chia thành 5 mức cửa sổ năng lượng : W1, W2, W3, W4, W5 để “ bắt giữ” các tia gamma tương ứng với các đòng vị phóng xạ khác nhau, từ đó xác định được hàm lượng U, Th, K trong thành hệ như hình 2.5 [2].