Đặc điểm địa chất môi trường và tai biến địa chất vịnh Quan Lạn

Một phần của tài liệu Hệ thống bản đồ và báo cáo thyết minh tài nguyên môi trường vịnh quang lạn tỷ lệ 1 200 (Trang 113 - 118)

8.3.1. Ô nhiễm môi trường

Vùng biển ven bờ vịnh Quan Lạn là nơi chứa đựng nhiều nguồn thải từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của các thành phố, thị xã (Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái), của các khu công nghiệp (Hòn Gai, Cẩm Phả) và các hải cảng lớn (Cái Lân, Hòn Gai, Trà Cổ, Cát Bà...). Đây cũng là vùng đặc trưng bởi các hoạt động giao thông biển, đánh cá và du lịch. Trong khi đó trầm tích vùng này chủ yếu là bùn sét giàu vật chất hữu cơ có tiềm năng tích trữ độc tố cao. Do đó, vùng biển Quan Lạn phải đối mặt với nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường.

8.3.2. Ô nhiễm môi trường nước bởi kim loại

Kết quả phân tích, đánh giá sự phân bố hàm lượng của các nguyên tố trong nước vịnh Quan Lạn cho thấy các kim loại nặng As, Cd, Pb và Hg có hàm lượng thấp hơn hàm lượng cho phép theo TCVN 5943-1995 cho nước biển ven bờ. Nhưng hàm lượng hai nguyên tố Cu và Zn đã vượt TCVN 5943-1995 áp dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản và gây ô nhiễm (bảng 8.1). Cường độ ô nhiễm Cu trong nước biển từ mạnh (2,7) đến rất mạnh (3,2). Còn Zn gây ô nhiễm nước vịnh Quan Lạn rất mạnh với cường độ ô nhiễm từ 3,4 đến 7,4 lần.

Bảng 8.1. Ô nhiễm các kim loại nặng trong nước vịnh Quan Lạn

Hàm lượng TCVN 5943-1995

Ng.tố Đơn vị

Max Min Tr.bình NTTS Nơi khác

Cu 10-4 mg/l 320 270 286 100 200

Zn 10-4 mg/l 740 340 480 100 1000

8.3.3. Ô nhiễm môi trường trầm tích bởi kim loại nặng

So với mức TEL trong Tiêu chuẩn Canada về chất lượng môi trường trầm tích biển cho thấy hàm lượng trung bình của các nguyên tố Cu, Pb, Zn, Hg và As đều thấp hơn. Tuy nhiên, hàm lượng cực đại của một số nguyên tố gồm Cu, Pb, As đã vượt ngưỡng TEL từ 1,2-1,7 lần nhưng vẫn thấp hơn ngưỡng PEL (bảng 8.2). Nhìn chung, chất lượng trầm tích vịnh Quan Lạn còn khá tốt, trầm tích chưa bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng trên diện rộng, nhưng đã xuất hiện một vài điểm ô nhiễm cục bộ bởi Cu, Pb và As. Do vậy, cần có những nghiên cứu cụ thể, chi tiết tiếp theo để làm sáng tỏ hơn nữa vấn đề này.

Bảng 8.2. Ô nhiễm các kim loại nặng trong trầm tích vịnh Quan Lạn

Hàm lượng Tiêu chuẩn Canada

Ng.tố Đơn vị

Max Min Tr.bình TEL PEL

Cu ppm 32,10 6,20 17,02 18,7 108 Pb ppm 36,00 10,20 19,41 30,2 271 As ppm 9,14 2,30 5,08 7,24 41,6

Ghi chú: TEL – Mức hiệu ứng có ngưỡng; PEL – Mức hiệu ứng có thể trong tiêu chuẩn chất lượng môi trường trầm tích của Canada. Các ký hiệu này được sử dụng thống nhất trong các phần tiếp theo.

8.3.4. Ô nhiễm môi trường bởi chất thải sinh hoạt và sản xuất

Tại một số nơi trên các bãi triều vịnh Quan Lạn đang hứng chịu các ảnh hưởng của rác và nước thải sinh hoạt. Ví dụ tại bãi triều thôn Tân Phong, xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, do việc quản lý rác thải và cống nước thải sinh hoạt chưa hợp lý, các nguồn thải này ngày ngày đổ trực tiếp ra bãi triều xung quanh đảo, cùng với tốc độ phát triển của kinh tế - xã hội, du lịch trên đảo thì trong tương lai không xa,

nếu không có biện pháp quản lý chất thải hợp lý thì môi trường vịnh Quan Lạn sẽ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động này.

Tại xã Minh Châu, theo phản ánh của người dân thì xưởng sản xuất sứa tại đây đã gây ảnh hưởng đến môi trường vịnh Quan Lạn. Tuy kết quả phân tích cho thấy chất lượng môi trường của bãi chưa chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ hoạt động của xưởng sứa này nhưng với thời gian lâu dài, khi mà môi trường biển khu vực xung quanh cống thải của xưởng sứa không thể đồng hoá hết các chất thải thì trong tương lai gần, môi trường vịnh sẽ chịu tác động rất lớn.

8.3.5. Ô nhiễm môi trường xạ trầm tích đáy biển

Như đã trình bày ở trên, đáy biển toàn vùng nghiên cứu đều có liều tương đương bức xạ gamma nhỏ hơn 1mSv/năm (giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn TCVN 6866:2001). Như vậy đáy biển vùng nghiên cứu chưa bị ô nhiễm phóng xạ.

8.3.6. Động đất

Vùng biển vịnh Quan Lạn nằm trong phạm vi ảnh hưởng của hai hệ đứt gãy Sông Hồng và Cao Bằng - Tiên Yên, hai hệ thống đứt gãy này tái hoạt động trong Neogen - Đệ tứ. Chấn tâm động đất tập trung chủ yếu ở khu vực Hải Phòng, dọc đứt gãy Kiên Thành - Đồ Sơn, Kinh Môn - Hải Phòng và đứt gãy Đông Triều, cường độ các chấn tâm dao động từ 4,1 - 5,6 độ Richter. Sáng 21 tháng 6 năm 2008, một trận động đất 3,7 độ Richter đã xảy ra ở khu vực vịnh Bắc Bộ, gần vịnh Quan Lạn, cách Hải Phòng 80 km về phía Đông. Đây là trận động đất nằm trên biển, ở độ sâu lớn nên không gây thiệt hại gì đối với khu vực này.

8.3..7 Bão lũ và nước dâng do bão

Nằm trong vùng ven biển Quảng Ninh nơi có tần suất bão xuất hiện cao nhất so với cả nước nên trung bình mỗi năm vịnh Quan Lạn chịu ảnh hưởng của 5-6 cơn bão, trong thực tế có năm đến 9-10 cơn bão. Tháng có bão nhiều nhất là tháng 7-8, bão đổ bộ thường gây mưa to, gió lớn, nhiều nơi tốc độ gió lên tới trên 20m/s. Lượng mưa trong bão thường lớn hơn 200mm, ngày lớn nhất lên tới 450 mm, mưa bão thường kéo dài 3-4 ngày, có khi tới 6-7 ngày. Theo số liệu thống kê mực nước dâng cực đại do bão gây ra trong vùng Móng Cái - Hải Phòng là 2 - 3 m (cơn bão 7/1986 tại Hải Phòng làm dâng mực nước ở Cát Hải 1 - 2 m). Bão lũ kết hợp với nước dâng do bão, triều cường không những làm biến động quá trình vận chuyển và lắng đọng trầm tích mà còn tạo nên tiềm năng tai biến xâm nhập mặn và ngập lụt ở các vùng ven biển.

Kết lun

Nhìn chung, chất lượng vịnh Quan Lạn còn khá tốt, trầm tích chưa bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng trên diện rộng, nhưng đã xuất hiện một vài điểm ô nhiễm cục bộ bởi Cu, Pb và As, môi trường nước ở một số nơi đang hứng chịu các ảnh hưởng của rác, nước thải sinh hoạt và sản xuất (xưởng sản xuất sứa Minh Châu). Ngoài ra, khu vực vịnh Quan Lạn không có biểu hiện ô nhiễm xạ.

Trong khu vực vịnh Quan Lạn không có nhiều loại hình tai biến như một số vũng vịnh khác, điển hình chỉ có tai biến động đất và bão lũ. Khu vực nghiên cứu có khả năng xảy ra động đất với cường độ dao động từ 4,1 - 5,6 độ Richter. Đặc biệt ở đây có tần suất bão xuất hiện cao nhất so với cả nước.

Tài liu tham kho

1.Hợp phần SUMA, Bộ Thủy sản, 2003. Báo cáo quy hoạch nuôi trồng thủy sản mặn, lợ huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2003-2010. Dự án do

DANIDA tài trợ.

2.Hợp phần SUMA, Bộ Thủy sản, 2005. Xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng bền vững nguồn lợi sá sùng, bông thùa vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh.

Dự án do DANIDA tài trợ.

3.Mai Trọng Nhuận, Đào Mạnh Tiến và nnk, 1997. Báo cáo chuyên đề: Nghiên cứu và lập bản đồđịa chất môi trường biển ven bờ Hải Phòng - Móng Cái (0- 30m nước), tỷ lệ 1/500.000. Lưu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

4.Mai Trọng Nhuận và nnk, 2000. Báo cáo đề tài: Đặc điểm phân bố và ảnh hưởng của các tai biến địa môi trường một số khu vực trọng điểm đới duyên hải Việt Nam. Lưu trữ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

5.Mai Trọng Nhuận và nnk, 2000. Báo cáo đề tài: Nghiên cứu các tai biến địa môi trường phục vụ phát triển bền vững một số khu vực trọng điểm đới duyên hải Việt Nam. Lưu trữ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

6.Mai Trọng Nhuận và nnk, 2007. Báo cáo chuyên đề: Lập bản đồ hiện trạng địa chất môi trường vùng biển Hải Phòng - Quảng Ninh từ 0-30 m nước, tỷ lệ 1/100.000 và vùng trọng điểm Bạch Long Vĩ, tỷ lệ 1/50.000. Lưu trữ Liên đoàn

Địa chất Biển.

7. Mai Trọng Nhuận và nnk, 2007. Báo cáo chuyên đề: Lập bản đồ hiện trạng địa chất tai biến và dự báo tai biến vùng biển Hải Phòng - Quảng Ninh từ 0-30 m nước tỷ lệ 1/100.000 và vùng trọng điểm Bạch Long Vĩ, tỷ lệ 1/50.000. Lưu trữ

Kết luận chung

Dựa trên các cách tiếp cận tiên tiến và áp dụng hệ phương pháp mới, đồng bộ, đề tài đã nghiên cứu, điều tra một cách toàn diện, kết quả đã đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường, tai biến của vịnh Quan Lạn. Trong đó, điều kiện tự nhiên được nghiên cứu thông qua các yếu tố như: chế độ gió, chế độ dòng chảy, độ sâu, địa hình, địa mạo, trầm tích, địa chất tầng nông. Các loại hình tài nguyên vịnh Quan Lạn được nghiên cứu khá chi tiết bao gồm tài nguyên đất ngập nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên vị thế, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên sinh vật. Bên cạnh đó, hiện trạng môi trường vịnh Quan Lạn cũng được thu thập, đánh giá đầy đủ. Cụ thể, đã đưa ra đặc điểm địa hóa môi trường nước và môi trường trầm tích của vịnh; đặc điểm ô nhiễm (ô nhiễm rác thải, ô nhiễm do kim loại, ô nhiễm xạ) và đặc điểm các tai biến trong khu vực (động đất, bão lũ và nước dâng do bão).

Qua kết quả nghiên cứu, vịnh Quan Lạn được đánh giá, so sánh với các vịnh khác theo các nhóm chỉ tiêu về các điểm mạnh (điều kiện tự nhiên, tài nguyên) và các điểm yếu (ô nhiễm môi trường, tai biến thiên nhiên). Đây là cơ sở khoa học quan trọng cho việc định hướng sử dụng tài nguyên, môi trường vịnh Quan Lạn một cách hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường trong khu vực.

Một phần của tài liệu Hệ thống bản đồ và báo cáo thyết minh tài nguyên môi trường vịnh quang lạn tỷ lệ 1 200 (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)