Đặc điểm địa chất tầng nông vịnh Quan Lạn

Một phần của tài liệu Hệ thống bản đồ và báo cáo thyết minh tài nguyên môi trường vịnh quang lạn tỷ lệ 1 200 (Trang 62 - 71)

ĐỊA TẦNG ĐÁ CỔ TRƯỚC ĐỆ TỨ

Devon hạ

Trần Văn Trị và nnk, 1964 (Điệp); Tống Duy Thanh, 1979 (Loạt) khối lượng và thành phần tương đương với “sên” Bắc Bun do J. Deprat (1915) xác lập ở khu vực Đồng Văn (Hà Giang).

Trong phạm vi vùng nghiên cứu trầm tích của loạt Sông Cầu phân bố thuộc các đảo Quan Lạn, Thượng Mai, Phượng Hoàng, một phần đảo Trà Bản và dưới đáy biển ở khu vực này.

Mặt cắt được chia làm hai phần:

- Phần dưới là cuội kết hỗn tạp, cát kết xen bột kết màu tím, nâu vàng.

- Phần trên là bột kết xen cát bột kết, sạn kết thạch anh silic, cát kết thạch anh, cát kết dạng quarzit và trên cùng là đá phiến sét vôi màu xám đen được quan sát khá đầy đủ ở đảo Trà Bản.

Tổng chiều dày là 1200-1300m.

Quan hệ phủ không chỉnh hợp lên hệ tầng Cô Tô qua tập cuội kết cơ sở. Dựa vào các hoá thạch thu thập ở những vùng lân cận, tuổi của hệ tầng được xếp vào Devon hạ.

Devon hạ - trung

2. Hệ tầng Dưỡng Động (D1-2)

Nguyễn Quang Hạp, 1967 (tầng Dưỡng Động) Phạm Văn Quang và nnk, 1969 (điệp Yên Phụ)

Phân bố thành một dải kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam ở các đảo Trà Bản, Vân Canh, Ngọc Vừng, Đồng Chén... và ở dưới đáy biển xung quanh khu vực các đảo này.

Mặt cắt có thể quan sát thấy được ở các đảo như sau: - Tập 1: cát kết dạng quarzit

- Tập 2: cát kết xen bột kết màu xám - Tập 3: cát kết thạch anh phân lớp dày - Tập 4: bột kết màu xám

Chiều dày tổng cộng ~ 100-1300m.

Tuổi dựa vào hoá thạch tay cuộn do E.P. Izokh phát hiện và hoá thạch Atrypa sp. do Trần Văn Trị phát hiện (1977), được xếp vào Devon.

3. Hệ tầng Bản Páp (D2bp)

Phạm Văn Quang, 1969 (hệ tầng Lỗ Sơn), Nguyễn Xuân Bao, 1970 Phân bố rất hạn chế ở đảo Bàn Sen và đáy biển khu vực này

- Phần dưới đá vôi phân lớp mỏng màu xám tái kết tinh

- Phần giữa đá vôi phân lớp trung bình màu xám tái kết tinh có chứa san hô - Phần trên đá vôi phân lớp trung bình đến dày màu xám nhạt, tái kết tinh yếu.

Tổng chiều dày ~650m.

Các tuyến địa chấn nông không chạy qua khu vực này. Việc khoanh định chủ yếu dựa vào các việc khảo sát các đảo. Tuổi của hệ tầng được các tác giả bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000 xếp vào Devon trung.

Carbon hạ

4. Hệ tầng Cát Bà (C1cb)

Nguyễn Công Lượng và nnk, 1979.

Phân bố chủ yếu ở các đảo phía tây vịnh Quan Lạn, dưới đáy biển không thấy có mặt trên các băng địa chấn nông.

Mặt cắt gồm:

Phần dưới đá vôi màu xám đen phân lớp dày, đá vôi có chứa silic kẹp lớp mỏng đá phiến cháy, đá vôi xám trắng, đá vôi trứng cá chứa nhiều hoá đá.

Phần trên đá vôi xám sẫm phân lớp dày đến dạng khối chứa nhiều hoá đá. Chiều dày 450m.

Quan hệ dưới không chỉnh hợp với hệ tầng Bản Páp và hệ tầng Phố Hàn. Dựa vào hoá thạch xếp vào tuổi Carbon hạ.

ĐỊA TẦNG ĐỆ TỨ 5. Trầm tích biển (mQ21-2)

Phân bố ở vùng biển phía Đông Nam đảo Quan Lạn (độ sâu 10-30m nước) Mặt cắt của tầng trầm tích biển mQ21-2 gồm hai phần: phía dưới là cát sạn, sỏi, cát, hoặc cát bùn sạn, cát bùn chuyển lên phía trên là cát bùn, bùn cát, bùn, sét màu sắc từ xám, xám xi măng tới xám xanh và có chứa nhiều vụn sinh vật biển (vụn sò ốc, san hô…).

Trầm tích là sạn cát, cát sạn màu xám sáng, thành phần sạn = 36,45- 52,38%, cát = 47,62- 63,53%, độ chọn lọc và mài tròn trung bình (Md= 0,52- 1,0mm, So= 1,47- 1,81, Sk= 1,01- 2,54, Ro= 0,3- 0,5).

Trầm tích cát và cát sạn thường có thành phần đơn khoáng và ít khoáng, thạch anh= 85- 96%, mảnh đá= 3-6%, felspat= 1- 2%, khoáng vật phụ 2%; cách chỉ số silicat GM= 0,03- 0,18, KM= 0,84, NA= 0,84- 1,05; Si/Al= 14- 46 cho thấy trầm tích thuộc cát thạch anh đơn khoáng đến ít khoáng có độ kiềm cao và giàu octocla và hydromutcôvit.

Trong trầm tích gặp phong phú các tập hợp cổ sinh: Foraminifera, Nanoplanton, Diatome cho tuổi Holocen sớm giữa (Q21-2) môi trường biển nông. Chiều dày chung là 4- 9m.

Về quan hệ địa tầng, các trầm tích mQ21-2 phủ trên bề mặt bóc mòn của các trầm tích sét loang lổ tuổi Q13-2 hoặc trên các thành tạo a, mbQ21-2 ở phía dưới, phía trên bị phủ bởi các thành tạo Holocen muộn.

6. Trầm tích biển (mQ23)

Phân bố phổ biến ở vùng biển phía Tây Nam đảo Quan Lạn, ở vùng biển phía Đông Nam chỉ phân bố hạn chế ở đới 0-10m nước.

Trầm tích chủ yếu là bùn cát, ít bùn sét trong các lạch nước sâu màu xám xanh.

Trầm tích thường khá giàu vụn sinh vật có nơi đạt tới 50 – 80% trong mẫu. Hệ số độ hạt Md= 0,02 – 0,82, So = 1,18 – 3,8, Sk = 0,34 – 2,0, cát thông thường đa khoáng.

Thành phần khoáng vật sét: mommorilonit 5 – 8%, clorit = 10%, kaolinit = 20%, hydromica = 25%. Trong trầm tích đã gặp được tập hợp Foraminifera:

Ammonia becearia, A.japonica, Quinqueloculina oblonga sp.… Diatomea:

Cyclotellastmiata; Cyclotella stylorum, paraliasulcata… tuổi Holocen muộn.

Kết lun

Trên cơ sở thu thập, xử lý tài liệu, đã tiến hành thành lập bản đồ địa chất tầng vịnh Quan Lạn, kết quả thu cho thấy: vịnh Quan Lạn bao gồm các thành tạo gắn kết tốt và các trầm tích Holocen.

- Các thành tạo gắn kết tốt bao gồm cuội kết, cát kết, bột kết; chúng lộ phổ biến ở bờ vịnh.

- Trầm tích Holocen có thành phần là cát, cát bùn, cát sạn và có chiều dày không lớn. Chúng lộ ra ở đáy biển khu vực nghiên cứu.

Tài liu tham kho

1. Nguyễn Biểu và nnk, 2001. Báo cáo tổng kết Đề án “Điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản rắn vùng biển ven bờ (0-30m nước) Việt Nam tỷ lệ 1/500.000”. Lưu trữ Liên đoàn Địa chất biển.

2. Nguyễn Biểu, Hoàng Văn Thức và nnk, 2001. Báo cáo tổng kết đề tài

“Thành lập bản đồ địa chất vùng biển ven bờ (0-30m nước) Việt Nam tỷ lệ 1/500.000”. Lưu trữ Liên đoàn Địa chất biển.

3. Trịnh Thanh Minh và nnk, 2008. Báo cáo đề tài “Thành lập bản đồ địa chất khoáng sản vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh tỷ lệ 1/100.000 và vùng biển Bạch Long Vĩ tỷ lệ 1/50.000”. Lưu trữ Liên đoàn Địa chất biển.

4. Đào Mạnh Tiến và nnk, 2008. Báo cáo thông tin dự án thành phần “Điều tra địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh tỷ lệ 1/100.000 và vùng biển Bạch Long Vĩ tỷ lệ 1/50.000”. Lưu trữ Liên đoàn Địa chất biển.

Phn 2.

CÁC CHUYÊN ĐỀ V TÀI NGUYÊN VNH QUAN LN

LẬP SƠ ĐỒ PHÂN BỐ TÀI NGUYÊN VỊNH QUAN LẠN TỶ LỆ 1:200.000

(Chuyên đề 2.5, 2.13)

Tác giả: TS. Đỗ Công Thung TS. Nguyễn Thùy Dương Th.S. Nguyễn Thị Ngọc CN. Phạm Bảo Ngọc CN. Đỗ Thùy Linh

M đầu

Các kết quả điều tra, nghiên cứu đã có cho thấy, mặc dù diện tích mặt nước các vũng- vịnh chỉ bằng 1,4% diện tích đất liền và 0,44% diện tích vùng biển, nhưng là các vị trí trọng điểm, vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước. Các giá trị nổi bật của vũng - vịnh là các giá trị về vị thế, giá trị về giao thông vận tải (xây dựng cầu cảng), giá trị sinh thái và các giá trị về tài nguyên sinh vật. Hệ sinh thái vũng - vịnh bao gồm nhiều tiểu hệ sinh thái có quy mô phân bố rất khác nhau.

Khu vực vịnh Quan Lạn có nguồn tài nguyên khá phong phú với tài nguyên vị thế, tài nguyên khoáng sản, các hệ sinh thái đặc thù (rạn san hô, thảm cỏ biển, bãi cát biển, bãi triều đá đáy cứng và đáy mềm), cảnh quan thiên nhiên đẹp,… là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng của khu vực.

Tuy nhiên, để sử dụng hợp lý tài nguyên vũng - vịnh thì cần phải hiểu rõ bản chất của tài nguyên thiên nhiên cũng như khả năng diễn thế của chúng là hết sức quan trọng.

Báo cáo “Thành lập bản đồ phân bố tài nguyên vịnh Quan Lạn, tỷ lệ 1:200.000” được xây dựng trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu của các đề tài nhánh thuộc đề tài cấp nhà nước KC 09.05/06-10.

Một phần của tài liệu Hệ thống bản đồ và báo cáo thyết minh tài nguyên môi trường vịnh quang lạn tỷ lệ 1 200 (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)