Hệ thống tuyển nổi DAF chân không.
Hình 1.17: Hệ thống tuyển nổi DAF chân không.
Chú giải:
- Filter section: Bộ phận lọc.
- Rotation: Chiều quay.
- Slurry feed: Cấp bùn.
- Precoat tank: Bể cấp nước .
- Precoat pump: Máy phun nước.
- Precoat vacuum filter: Máy lọc chân không.
- Fiter drain: Ống xả bùn.
- Overlleow: Xả nước tràn.
- Filtrate pump: Bơm nước đã được xử lý.
- Vacuum pump: Máy hút chân không.
- Filtrate receiver: Bộ phận thu nước xử lý.
- Filtrate drain: Tuần hoàn nước xử lý.
- Slurry: Bùn.
- Filtrate: Nước lọc.
- Vacuum: Chân không.
- Preconat septum: Vách ngăn máy lọc chân không.
- Cake: Bánh quay.
Hình 1.18: Hệ thống tuyển nổi DAF cơ học.
Chú Giải:
- Froth ( containing hudrophobic material ): Bọt ( có chứa chất kỵ hudro nước).
- Hydrophobic particlesadhering to bubbles: Các hạt kỵ hydro nước bám vào bong bóng.
- Tails: Đầu ra nước xử lý.
- Pulp: Đầu vào chất xử lý.
- Hydrophilic particles: hạt ưa nước.
- Agitator: Cánh Khuấy.
Hệ thống tuyển nổi hóa học.
Hình 1.19:Hệ thống tuyển nổi hóa học.
Chú giải:
- Froth bubbles carrying sulphide ore particles: Bọt bong bóng chứa các hạt quặng sunfua.
- Compressed ari: Khí nén.
- Sulphide ore particles: Các hạt quặng sunfua.
- Water containing pine oil: Nước có chứa dầu thông.
- Gangue: Cặn.
Hình 1.20: Hệ thống tuyển nổi áp lực.
Chú giải:
- Sludge in: Cấp bùn.
- Treated water to head or works: Đầu ra nước xử lý.
- Scraper: Gạt bọt.
- Sludge out: Bùn ra.
- Air Compressed: Khí nén.
Nguồn gốc ra đời của hệ thống tuyển nổi khí hòa tan DAF - tuyển nổi áp lực.
Công nghệ tuyển nổi áp lực hay còn gọi là tuyển nổi khí hòa tan (hệ thống DAF - Dissolved Air Flotation) đã được các nước tiên tiến nghiên cứu và áp dụng trong những thập niên 60 của thế kỷ trước, hiện nay hệ thống tuyển nổi khí hòa tan DAF đã được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới như một giải pháp thay thế bể lắng truyền thống.
Tại Mỹ, hệ thống tuyển nổi khí hòa tan DAF lần đầu tiên được áp dụng tại bang Massachusets vào những năm 1980, đến nay có khoản trên 100 nhà máy sử dụng công nghệ tuyển nổi DAF với công suất đến vài trăm ngàn m3/ngày. Nhà máy với công nghệ tuyển nổi DAF tại New York đưa vào sử dụng năm 2012 với công suất lên tới 1,1 triệu m3/ngày. Ở nước ta hiện nay, tuyển nổi áp lực DAF được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xử lý nước thải công nghiệp.
Nhiều chất ô nhiễm kích thước nhỏ, có trạng thái hợp thể trong nước ổn định, không thể lắng được trong các bể keo tụ - lắng thông thường, nhưng lại có thể dễ dàng loại bỏ bằng cách dính bám vào các bọt khí kích thước nhỏ (cơ vài chục micromét) và nổi trên mặt nước dưới dạng bọt sau đó được tách ra khỏi nước - DAF. Hiện tượng này chúng ta dễ dàng nhận thấy trong thực tế cuộc sống hàng ngày khi đun nấu thức ăn
nhỏ lửa, các bọt khí nổi lên kéo theo các chất lơ lửng kích thước nhỏ và tạo thành bọt trong nồi.
Trong hệ thống tuyển nổi khí hòa tan DAF , không khí được khuyếch tán vào dòng nước tuần hoàn với áp suất cao trong một thùng gọi là thùng bão hòa hay thùng áp lực. Dòng nước tuần hoàn đã bảo hòa không khí này được châm vào bể tuyển nổi qua các vòi phun hoặc các van chuyên dụng từ đáy ngăn tiếp xúc. Do áp suất giảm đột ngột (xuống bằng áp suất khí quyển), xảy ra quá trình nhả khí từ dung dịch bão hòa và hình thành các bọt khí có kích thước rất nhỏ (từ 20-50µm) trong vùng tiếp xúc với mật độ cao và rất đồng nhất. Các bọt khí sẽ dính kết với các phần tử chất bẩn và nổi lên trên mặt nước tạo một lớp bọt trên bề mặt bể, lớp bọt này dần trở nên đặc hơn và được tách gạt ra khỏi bể. Nước sau khi tách bẩn được thu từ đáy bể phục vụ cho việc sản xuất nước sinh hoạt, nước tuần hoàn được lấy sau bể tuyển nổi (hoặc sau bể lọc) để tiếp tục chu trình.