Quy hoạch BVMT vùng đồng bằng ven biển

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NIÊN LUẬN QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC VEN BIỂN (Trang 33 - 36)

- Hệ sinh thái thảm cỏ biển:

b. Quy hoạch BVMT vùng đồng bằng ven biển

Đây là vùng đất thấp chạy dọc Quốc lộ 1, vùng phát triển mạnh về công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và đô thị. Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng này ưu tiên 6 lĩnh vực gồm quy hoạch BVMT đất, nước, không khí, rừng ngập mặn vùng cửa sông, bảo vệ đa dạng sinh học và các hệ thống mạng lưới quan trắc môi trường.

Liên quan đến các vấn đề quy hoạch BVMT của vùng này là các hoạt động phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sử dụng phế phẩm sinh học, các hoạt động phát triển khu công nghiệp, đô thị, hoạt động du lịch, phát triển giao thông và những vùng tập trung đông dân cư, BVMT sinh thái vùng cửa sông, ven biển. Ngoài ra, còn có các hoạt động về cấp nước, xử lý nước trong vùng cũng có ảnh hưởng lớn đến việc quy hoạch BVMT của vùng. Cụ thể:

- Áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong lựa chọn giống cây trồng, phương pháp canh tác phù hợp với điều kiện vùng đồng bằng ven biển; nghiên cứu các phế phẩm vi sinh để thay thế hoặc hạn chế sử dụng phế phẩm hóa học trong nông nghiệp nhằm bảo vệ môi trường đất; ban hành chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu, vùng cung cấp lương thực, thực phẩm, rau quả…

- Thu gom, phân loại chết thải rắn nông nghiệp theo phương thức tái chế phụ phẩm, chất thải rắn có thể phân hủy để làm phân bón; xây dựng các bể chứa chai lọ, bao bì đựng chất bảo vệ thực vật tại các đồng ruộng.

- Áp dụng các biện pháp công nghệ xử lý nước thải hữu hiệu, khuyến khích tái sử dụng nguồn nước trong nuôi trồng thủy sản ven biển và tận dụng nước thải từ chăn nuôi phục vụ trồng trọt.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, điện, đường giao thông, vỉa hè đô thị; tăng diện tích cây xanh đô thị; tăng cường kiểm soát chất lượng phượng tiện giao thông và giám sát chất lượng không khí do hoạt động giao thông.

- Ứng phó với biến đổi khí hậu, sự cố môi trường khu vực đồng bằng ven biển. - Quan trắc biến động chất lượng nước của các cửa sông (sông Lam, sông Rào

Cái, sông Gia Hội và sông Rác, sông Quyền) và vùng đồng bằng ven biển.

KẾT LUẬN

Như vậy, vùng ven biển là khu vực có vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. Bảo vệ tài

nguyên và môi trường vùng ven biển là vô cùng cần thiết vì nơi đây đang chịu rất nhiều áp lực cả về yếu tố tự nhiên và yếu tố con người.

Hiện nay, vùng ven biển đang phải đối mặt với các vấn đề môi trường sau:

- Tình trạng xói lở bờ biển - Xâm nhập mặn vùng ven biển

- Ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ - Suy thoái các hệ sinh thái ven biển

Do vậy, việc quy hoạch bảo vệ môi trường vùng ven biển là vô cùng cần thiết, mà định hướng trong việc quy hoạch đó bao gồm:

- Quy hoạch không gian vùng ven biển: Gắn với việc phân vùng chức năng trên các dải ven biển. Hoạch định, bố trí, sắp xếp các khu vực cần bảo tồn, các khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực phát triển , khu vực khai thác, sử dụng.

- Quy hoạch các công trình bảo vệ môi trường ven biển như: trồng rừng ngập mặn ngăn gió, bão; xây dựng kè mỏ hàn để hạn chế quá trình xói lở bờ biển.

Tổng hợp các giải pháp quy hoạch bảo vệ môi trường vùng ven biển sẽ góp phần hạn chế, giải quyết các vấn đề môi trường đang tồn tại trong vùng ven biển, góp phần bảo vệ môi trường, các nguồn tài nguyên và hệ sinh thái ven biển, đảm bảo lợi ích cho cộng đồng dân cư ven biển.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NIÊN LUẬN QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC VEN BIỂN (Trang 33 - 36)

w