Kết quả thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và thử độc tính cấp của cây sâm cau (curculigo orchioides gaertn ) (Trang 49 - 68)

Lô chuột đầu tiên đƣợc cho uống ở liều tƣơng đƣơng 10,0 g cao/kg thể trọng chuột. Sau khi uống chuột vẫn hoạt động bình thƣờng, không thấy có biểu hiện khác lạ về hành vi cũng nhƣ ăn uống. Sau 72 giờ theo dõi, tất cả các chuột của lô thí nghiệm đều sống, khỏe mạnh.

Lô chuột thứ hai đƣợc cho uống với liều tăng gấp 2 lần liều ban đầu tức 20,0 g cao/kg thể trọng chuột. Sau khi uống, chuột vẫn hoạt động bình thƣờng, không thấy có biểu hiện khác lạ về hành vi cũng nhƣ ăn uống. Sau 72 giờ theo dõi, tất cả các chuột của lô thí nghiệm đều sống, khỏe mạnh.

Lô chuột thứ ba đƣợc cho uống với liều tăng gấp 3 lần liều đầu tiên tức 30,0g/kg thể trọng chuột. Sau khi uống chuột vẫn hoạt động bình thƣờng, không thấy có biểu hiện khác lạ về hành vi, tuy nhiên chuột ăn và uống ít hơn bình thƣờng, phân có màu đen và ƣớt của cao. Sau 24 giờ uống cao chiết thì thấy chuột trở lại ăn uống bình thƣờng. Sau 72 giờ theo dõi, tất cả các chuột của lô thí nghiệm đều sống khỏe manh.

Lô chuột thứ tƣ đƣợc cho uống với liều tối đa có thể cho chuột uống (dung dịch đặc nhất, thể tích tối đa có thể đƣa vào dạ dày chuột) là 45,0g cao/kg thể trẹng chuột. Sau khi uống thì chuột vẫn hoạt động bình thƣờng, không có biểu hiện khác lạ về hành vi, ăn và uống rất ít. Sau khoảng 6 giờ uống mẫu thử thì phân có màu đen và ƣớt của cao. Sau 24 giờ uống thì mẫu chuột ăn uống trở lại bình thƣờng. Sau 72 giờ theo dõi, tất cả chuột của lô thí nghiệm đều sống khỏe mạnh. Đây là liều tối đa có thể cho chuột uống mà chuột vẫn không chết nên thí nghiệm đƣợc dừng lại. Kết quả đƣợc trình bày qua bảng 9.

Bảng 9: Số liệu thử độc tính cấp của cao chiết ethanol sâm cau

Lô thí nghiệm Liều uống (g /kg) Số chuột/lô Số chuột chết

1 10 10 0

2 20 10 0

3 40 10 0

4 45 10 0

Liều tối đa cho chuột uống là 45 g cao/kg tƣơng đƣơng 347 g dƣợc liệu/kg chuột., tƣơng đƣơng 34,7 g dƣợc liệu/kg ở ngƣời (tính theo hệ số 10)

Theo tài liệu tham khảo [56], liều dùng trong dân gian của sâm cau là 3-9 g dƣợc liệu/ngƣời/ngày. Giả sử ngƣời trƣởng thành có trọng lƣợng 50 kg thì liều này tƣơng đƣơng 0,06-0,18 g dƣợc liệu/kg/ngày, thì so với liều (34,7 g) gấp khoảng 200 lần vẫn chƣa gây độc[8].

BÀN LUẬN

VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Kết quả định tính bằng sắc kí lớp mỏng trong cắn phân đoạn thân rễ sâm cau: Trên hình ảnh sắc kí đồ của các cắn n-hexan có 8 vết rõ nét, cắn ethyl acetat có 4 vết rõ nét và cắn n-butanol có 3 vết rõ nét khi quan sát ở ánh sáng thƣờng sau

khi phun TT. Tuy nhiên số vết trên sắc kí đồ sắc kí lớp mỏng của cắn n-butanol còn

ít, dƣới chân bản mỏng có vết đen bị kéo dải, đây có thể là những hợp chất polysaccharide. Dựa trên cơ sở đó tiếp tục thực hiện các hƣớng nghiên cứu tiếp theo, chiết xuất và phân lập các chất trong các phân đoạn này.

Ngoài những hợp chất đã đƣợc nghiên cứu trƣớc đây trong đề tài của Nguyễn Duy Thuần và Nguyễn Thị Phƣơng Lan (2001) [15], đặc biệt thân rễ sâm cau thu hái tại Đắc Lắc và Cao Bằng có thêm thành phần alcaloid, tuy nhiên hàm lƣợng ít, cần tiếp tục nghiên cứu thêm.

VỀ CHẤT PHÂN LẬP ĐƢỢC

Hợp chất 1 :β-sitosterol

Sitosterollà một hợp chất đƣợc phân lập và xác định là có hàm lƣợng caotrong nhiều loài thực vật. Lƣợng sitosterol tinh chế có trong các loài thực vật nhƣ sau: dầu oliu chứa tới 2,21%-2,36%; dầu đậu nành chứa tới 1,23%-1,73%; hoa hƣớng dƣơng có tới 4,65%, cám gạo cũng chứa tới 5,71%; hạt bông có 3.03%-3,43%; hạt cải có 1,38%-3,73%...[71].

Trên thế giới hợp chấtβ-sitosterol cũng đã đƣợc chiết xuất và phân lập từ cây sâm

cau [59], với với nhiều hƣớng nghiên cứu tác dụng khác nhau: Tác dụng giảm cholesterol máu [57], [60].

Có tác dụng chống một số loại ung thƣ nhƣ ung thƣ vú, đại tràng và tinh hoàn bằng cách ức chế sự phân chia tế bào ung thƣ và kích hoạt apoptosis. Imanaka

và cộng sự cũng đã nghiên cứu bào chế liposom β-sitosterol để ngăn chặn ung thƣ

di căn ở chuột. Ngoài ra nó còn kích thích hệ miễn dịch ở đƣờng tiêu hóa, kích hoạt các tế bào giết tự nhiên và sinh ra các cytokine miễn dịch [37].

Tác dụng chống oxy hóa. Nghiên cứu của Li và cộng sự chỉ ra rằng “sitosterol có hoạt tính bảo vệ khỏi phóng xạ bằng cách điều hòa các enzym redox nội bào, do đó tiêu diệt gốc tự do và duy trì tính bền vững của màng ti thể” [45].

Có tác dụng với bênh nhân phì đại tuyến tiền liệt do chúng làm tăng tốc độ dòng chảy nƣớc tiểu ở các bệnh nhân này [22].

Các tác dụng dƣợc lý trên cũng đã đƣợc sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền Ấn Độ để điều trị rối loạn niệu nhƣ tiểu khó, tiểu ra máu [16],[28]. Tại Việt Nam, cây Sâm cau đƣợc thƣờng dùng chữa ngƣời già đái són [9],[16],[6]... Trong đó có một bài thuốc là chữa huyết áp cao nhất là phụ nữ ở thời kì mãn kinh [16]. Tuy nhiên vẫn chƣa có nhiều bài thuốc hƣớng đến công dụng chống ung thƣ, chống oxy hóa và chống ung thƣ. Vì vậy có thể mở ra nhiều hƣớng nghiên cứu sâu hơn về tác dụng của hợp chất β-sitosterol phân lập đƣợc từ cây sâm cau.

Hợp chất 2 :Orcinol-3-O-β-D-gulcosidlà một hợp chất phenolicglycosid chính trong cây.Các nghiên cứu trên thế giới công bố đã chỉ ra rằng hợp chất Orcinol-3-O-β-D-gulcosid có tác dụng chống oxy hóa [19], [74]; điều hòa miễn dịch[20], [42] và chống loãng xƣơng [24].Đồng thời nghiên cứucủa Nguyễn Duy Thuần và Nguyễn Thị Phƣơng Lan (2011)cũng đã chỉ ra khả năng chống oxy hóa của dƣợc liệu khá cao (66,25%) [15].

Ngoài ra nó còn có tác dụng bảo vệ các tế bào cơ quan nội tạng khi chúng trị liệu bởi các thuốc và tác nhân hóa học [47].

Từ xƣa đến nay đã có nhiều bài thuốc cổ truyền đƣợc dân gian sử nhƣ: Trong nền y học cổ truyền Ấn Độ thân rễ sâm cau ép lấy nƣớc có tác dụng chống nhiễm trùng, làm lành vết thƣơng [28], [56]. Tại Philippin, thân rễ giã nát đắp trên da để trị ngứa [56].

Qua các tài liệu đã công bố ở trong nƣớc đã cho thấy, mặc dù theo kinh nghiệm dân gian sâm cau đã đƣợc dùng để làm thuốc nhƣ chữa nam giới tinh lạnh, liệt dƣơng,thần kinh suy nhƣợc; phong thấp, lƣng gối lạnh đau… nhƣng cho đến nay ở Việt Nam còn rất ít các bài thuốc hƣớng đến tác dụng chống oxy hóa, chống loãng xƣơng, điều hòa miễn dịch và bảo vệ tế bào từ dƣợc liệu sâm cau.

VỀ ĐỘC TÍNH CẤP

Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi đƣa ra kết quả liều tối đa cho chuột uống là 45 g cao/kg tƣơng đƣơng 347 g dƣợc liệu/kg chuộtthì so với liều (34,7 g tính theo hệ số 10) gấp khoảng 200 lần vẫn chƣa gây độc. Nhƣ vậy theo Đỗ Trung Đàm thì cao chiết ethanol của sâm cau là an toàn, không gây độc tính cấp, có thể sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền[8], [56].

Theo Nie Y. thông thƣờng khi uống sâm cau ở liều khuyến cáo không gây ra bất kỳ tác dụng phụ hay độc tính nào, tuy nhiên nếu uống nhiều trong khoảng thời gian dài có thể xuất hiện một số tác dụng nhƣ ra mồ hôi lạnh, tê cóng chân tay. Vì vậy, chỉ sử dụng ở mức liều mà đã chắc chắn tính an toàn của chế phẩm [56].

Hiện nay trên thị trƣờng cũng đã có những sản phẩm chứa sâm cau nhƣ sản phẩm Ochukim do công ty TNHH Tuệ Linh sản xuất dùng cho bệnh nhân vô sinh nam. Đồng bào các dân tộc thƣờng sử dụng thân rễ cây sâm cau (thƣờng gọi là tiên mao) nhƣ một loại thuốc bổ và đều không gây ra tác dụng không mong muốn.

KẾT LUẬN

Trong khuôn khổ đề tài khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi đã thu đƣợc những kết quả sau:

Định tính đƣợc các nhóm hợp chất trong thân rễ sâm cau bằng phƣơng pháp hóa học và sắc kí lớp mỏng, bao gồm: saponin, phytosterol, alkaloid, đƣờng khử tự do, các hợp chất phenolic, chất béo và caroten. Đồng thời xây dựng đƣợc bộ dữ liệu vân tay sắc kí lớp mỏng TLC.

Chiết xuất, phân lập và xác định đƣợc cấu trúc của 2 hợp chất: β-sitosterol và

Orcinol-3-O-β-D-gulcosidtừ dƣợc liệu sâm cau.

Xác định đƣợc cao chiết cồn của sâm cau không độc, an toàn khi sử dụng. Liều tối đa thử độc tính cấp là 45 g cao/ kg chuột

ĐỀ XUẤT

Qua kết quả nghiên cứu thu đƣợc, chúng tôi cũng xin đƣa ra đề xuất cho hƣớng nghiên cứu tiếp theo:

Tiếp tục phân lập, tinh chế một số hợp chất tinh khiết trong phân đoạn n-hexan ,ethyl acetat và n-butanol.

Tiếp tục nghiên cứu tác dụng sinh học của một số chất phân lập đƣợc từ thân rễ cây sâm cau

Khảo sát mô hình thử độc tính cấp trên các cao chiết phân đoạn n-hexan, ethyl acetat và n-butanol của thân rễ sâm cau

Đánh giá một số tác dụng sinh học khác của sâm cau, các phân đoạn cũng nhƣ các chất phân lập đƣợc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ môn Dƣợc liệu – Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội (2006), Thực tập Dược liệu

(Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hóa học), Tài liệu nội bộ

2. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV

3. Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn (2007), Thực vật học, NXB Y học HN, tr 198 – 199,342-343,371-403

4. Trần Quốc Bình, Dƣơng Minh Sơn (2011), “ Khảo sát tính an toàn của trà tiên

mao trên bệnh nhân bị rối loạn cƣơng dƣơng qua một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng”, Tạp chí Thông Tin Y Dược, số 4, tr.37-40

5. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 1028 – 1029

6. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng, tập 1, NXB Khoa học & Kỹ

thuật, tr 137-144, 827-829

7. Vũ Văn Chuyên (1976), Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc, NXB Y học, tr.10-

11

8. Đỗ Trung Đàm (1996), Phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc, NXB Y

học Hà Nội

9. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam: trồng hái, chế biến, trị bệnh ban đầu,

NXB Nông nghiệp, tr 1070-1071

10.Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ, quyển III, tr.502-503

11.Nguyễn Thị Phƣơng Lan (2001), “Góp phần nghiên cứu cây Sâm cau,

Curculigo orchioides Gaertn., Hypoxidaceae”, Khóa luận tốt nghiệp dƣợc sĩ, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội, Hà Nội.

12.Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 910

13.Phƣơng pháp nghiên cứu tác dụng dƣợc lý của thuốc từ dƣợc thảo (2006). NXB

Khoa học và Kỹ Thuật, tr.377-392.

14.Dƣơng Minh Sơn, Lê Quang Tuấn, Nguyễn Thị Hằng (2007), “Nghiên cứu độc

tính cấp diễn và bán trƣờng diễn của trà thuốc tiên mao”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 335, số 6, tr 36-39

15.Nguyễn Duy Thuần, Nguyễn Thị Phƣơng Lan (2001), “Bƣớc đầu nghiên cứu

cây sâm cau”, Tạp chí Dược liệu, tập 6(6), tr 163 – 166

16.Viện Dƣợc liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, NXB Khoa học & Kỹ thuật, tr 693-696

17.Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam, phần II.Thực

vật, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr.396-397

Tiếng Anh

18.Agrawal V. S.(1997), Drugs Plants of India, Kalyani Publisher, New Delhi 306

19.Bafna A.R., Mishra S.H.(2005), “In vitro antioxidant activity of methanol extract of rhizomes of Curculigo orchioides Gaertn”, ARS Pharmaceutical 46, 125-138

20.Bafna A.R., Mishra S.H.(2006), “Immunostimulatory effect of methanol extract

of Curculigo orchioides on immunosuppressed mice”, Journal of Ethnopharmacology 104, 1-4

21.Bao H.z., zhao J.N. et al.(2011), “Research on long-term toxicity of ethanol

extracts of Curculigo orchioides Gaertn”, zhong Yao Yao Li Yu Lin Chuang 27,

70-73

22.Berges RR, Windeler J, Trampisch HJ, " Randomised, placebo-controlled,

double-blind clinical trial of beta-sitosterol in patients with benign prostatic hyperplasia." Lancet. 1995 Jun 17;345(8964):1529-32.

23.Cao DP., Zheng Y. N. et al. (2008), Advances in research on chemical

constituents and bioactivities of plants of Curculigo, Yao Xue Fu Wu Yu Yan Jiu 8, 59-62

24.Cao DP et al. Curculigo orchioides, a traditional Chinese medicinal plant, prevents bone loss in ovariectomized rats[J]. Maturitas, 2008, 59(4): 373-380.

25.Cao DP., Han Ting. Et al. (2009), “Phenolic glycosides and lignans components

in Curculigo orchioides Gaertn.”, Academic Journal of Second Military Medical University 2009 Vol. 30 No. 2 pp. 194-197

26.Chauhan N.S., Dixit V.K.(2007), “Anti-hyperglycemic activity of the ethanolic

extract of Curculigo orchioides Gaertn”, Pharmacog Mag 3(12), 236-239

27.Chauhan N.S., Rao et al.(2007), “Effect of Curculigo orchioides rhizomes on sexual behavior of male rats”, Fitoterapia 78, 530-534

28.Chauhan N.S., Sharma V., Thakur M., Dixit V.K. (2010), “Curculigo

orchioides: the black gold with numerous health benefits”, Journal of Chinese Integrative Medicine, Vol.8(7), 613 – 623.

29.Chopra R. N., Nayar S. L.(1956), “Glossary of Indian medicinal plants[30]”,

30.Dall’ Acqua S., Shrestha B. B.et al. (2009), “Two phenolic glycosides from

Curculigo orchioides Gaertn”, Fitoterapia 80(5), 279-282

31.Dhawan B.N., Saxena P.N.(1958), “Evaluation of some indigenous drugs for stimulant effect on the rat uterus: A preliminary report”, Indian J Med Res 46, 808

32.Dode P.A., Wani N.S., Deshmukh T.A., Patil V.R.(2009), “Anti-inflammatory activity of hydrogel formulations of Curculigo orchioides Gaertn rhizomes”,

Pharmacology 2, 1367-1381

33.FU Da-Xu, LEI Guang-Qing et al. (2004), “Curculigoside C, a new Phenolic

glucoside from Rhizomes of Curculigo orchioides”, Acta Botanica Sinica 46(5),

621-624

34.Garg S.N., Misra L.N., Agarwal S.K. (1989), “Corchioside A, an orcinol

glycoside from Curculigo orchioides”, Phytochemistry 28(6), 1771-1772

35.Gupta M., Achari B., Pal B.C. (2005), “Glucosides from Curculigo orchioides”,

Phytochemistry 66, 659-663

36.Hong B.N., You Y.O., Kang T.H.(2011), “Curculigo orchioides, natural

compounds for the treatment of noise-induced hearing loss in mice”, Archives of

Pharmacal Research 34, 653-659

37.Imanaka H, et al (2008), “Chemoprevention of tumor metastasis by liposoal

beta-sitosterol intake”, Biology Pharmaceutical Bulletin, 31(3), 400-4

38.Jaiswa S., Batra A., Mehta B.K.(1984), “The antimicrobial efficiency of root oil

against human pathogenic bacteria and phytopathogenic fungi”, Phytopathology

109, 90-93

39.Jiao W., Wang H.B. et al. (2013), “A new hepatotoxic triterpenoid ketone from

Curculigo orchioides”, Fitoterapia 84, 1-5

40.Kubo M., Namba K., Nagao T. et al. (1983), “A new phenolic glycoside,

curculigoside from rhizomes of Curculigo orchioides”, Planta Med. 47 (1), 51-

55

41.Lacaille-Dubois M.A., Wagner H.(1996), “A review of the biological and

pharmacological activities of saponins”, Phytomedicine 2, 363-386

42.Lakshmi V., Pandey K. et al.(2003), “Immunostimulant principles from

43.Lee S.Y., Kim M.R.., Moon H.Y. et al.(2009), “The effect of curculigoside on the expression of matrix metalloproteinase-1 in cultured human skin

fibroblasts”, Archives of Pharmacal Research 32, 1433-1439

44.Li N., Chen J.J., Zhao Y.X., Zhou J.(2004), “Four new phenolic compounds from Curculigo crassifolia (Hypoxidaceae)”, Helvetica Chimica Acta 87, 845- 850

45.Li CR, Zhou Z, Lin RX et al. (2007) " beta-sitosterol decreases irradiation- induced thymocyte early damage by regulation of the intracellular redox balance and maintenance of mitochondrial membrane stability." Journal of Cell

Biochemical 15;102(3):748-58.

46.Madhavan V., Joshi R. et al. (2007), “Anti-diabetic activity of Curculigo orchioides root tuber”, Pharm Biol 45(1), 18-21

47.Medical Chemistry Research, May 2014, Volume 23 “Optimization of enzyme-

based ultrasonic/microwave-assisted extraction and evaluation of antioxidant activity of orcinol glucoside from the rhizomes ofCurculigo orchioides Gaertn.”

48.Mehta B.K., Bokadia M.M., Mehta S.C.(1980), “Study of root oil: component fatty acids of Curculigo orchioides roots”, Indian Drugs 18, 109-110

49.Mehta B.K., Dubey A. et al.(1983), “4-acetyl-2-methoxy-5-methyltriacontane, a

new aliphatic long-chain methoxy-ketone from Curculigo orchioides roots”,

Indian Journal of Chemistry 22B(3), 282-283

50.Mehta B.K., Sharma S., Porwal M.(1990), “A new aliphatic compounds from

Curculigo orchioides Gaertn”, Indian Journal of Chemistry 29B, 493-494

51.Misra T.N., Shingh R.S., Tripathi D.M. (1984), “Aliphatic compounds from

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và thử độc tính cấp của cây sâm cau (curculigo orchioides gaertn ) (Trang 49 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)