9. Cấu tr úc luận văn
2.1. Khái quát tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục của huyện Như Xuân, tỉnh
Xuân, tỉnh Thanh Hóa
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Như Xuân là một trong 27 Huyện, Thị, Thành phố của tỉnh Thanh Hóa, đồng thời cũng là một trong những huyện miền núi được tỉnh đầu tư phát triển cây Công nghiệp. Cùng với cả nước giáo dục của huyện Như Xuân đang từng bước phát triển phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
Vị trí tự nhiên: Huyện Như Xuân là huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, bao gồm 17 xã, thị trấn. Huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Thanh Hóa, giáp với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Huyện có diện tích 1043,7 km2 và dân số là 41.138 người (năm 2011), huyện lị là thị trấn Yên Cát nằm trên đường quốc lộ 45 cách thành phố Thanh Hóa khoảng 55 km về hướng Đông Bắc.
Dân cư của huyện có 80% là người dân tộc thiểu số gồm bốn dân tộc chính sinh sống: Thái, Thổ, Mường, Việt (Kinh). Ngoài ra còn một số ít các dân tộc khác.
2.1.2. Kinh tế - văn hóa - xã hội
Cơ cấu kinh tế chủ yếu của huyện Như Xuân là theo mô hình Nông - Lâm. Sản phẩm nông nghiệp, ngoài các cây lương thực: Lúa, khoai, sắn... thông thường còn có các cây ăn quả như nhãn, mít, mía, bưởi. Sản phẩm Lâm nghiệp có cây cau su, chè, keo, bạch đàn... Hiện nay trong địa bàn huyện đã có 2 nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu, 1 nhà máy chế biến tinh bột sắn đi vào hoạt động. Hệ thống giao thông, điện, đường, trường, trạm được nâng cấp để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương; 100% các thôn xóm đã có điện phục vụ tốt cho nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế của địa phương; các xã đều có các trạm y tế chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng.
Lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục được củng cố và có những bước tiến bộ rõ rệt. Chính quyền các cấp được củng cố và kiện toàn, công tác cải cách hành chính đạt được kết quả rất phấn khởi, quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường, an ninh chính trị và an toàn xã hội được giữ vững.
Xây dựng văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội: Quản lí chặt chẽ hoạt động dịch vụ văn hoá chống văn hoá phẩm đồi trụy, bảo vệ và phát huy tốt di sản văn hoá dân tộc và của địa phương; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Tích cực giải quyết việc làm, thực hiện tốt các chính sách xã hội, khuyến khích xuất khẩu lao động; xây dựng và từng bước hiện đại hoá các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện, thực hiện hiệu quả chính sách xã hội phấn đấu toàn huyện không còn hộ đói giảm hộ nghèo, tăng nhanh hộ giàu, đảm bảo các chế độ xã hội, y tế cho các đối tượng trên địa bàn huyện, kiềm chế đẩy lùi tệ nạn xã hội nhất là ma tuý.
2.1.3. Khái quát tình hình giáo dục của các trường Trung học phổ thông ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
2.1.3.1. Qui mô phát triển trường, lớp cấp THPT
Được sự quan tâm của Sở GD&ĐT, lãnh đạo Đảng và chính quyền huyện Như Xuân trong những năm trở lại đây, ngành giáo dục đã có những nỗ lực to lớn, nhằm
xây dựng phát triển đề án giáo dục toàn diện. Tính đến năm 2013 trong toàn huyện có 17 trường mầm non, 17 trường tiểu học, 17 trường THCS, 2 trường THPT, 1 trường THCS dân tộc nội trú, 1 trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề, 1 trường Trung tâm Giáo dục thường xuyên, các xã trong huyện đã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục THCS. Có thể thấy mạng lưới cơ sở giáo dục của huyện đã và đang đáp ứng nhu cầu người học, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Nhìn chung, trong những năm qua ngành GD&ĐT huyện Như Xuân nói chung và các trường THPT nói riêng phát triển mạnh và thu được nhiều kết quả rất đáng phấn khởi. Mạng lưới trường lớp ổn định và phát triển, loại hình giáo dục đa dạng đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực. Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đã mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao phẩm chất chính trị cho đội ngũ, chú ý công tác phát triển Đảng nên các trường THPT trong huyện đều có chi bộ Đảng, công tác chuyên môn được cập nhật thường xuyên, quan tâm đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của Bộ GD&ĐT. Công tác xã hội hoá giáo dục được đổi mới, việc phân công luân chuyển cán bộ quản lí từng bước được thực hiện theo yêu cầu đổi mới và phát triển.
Tuy nhiên, công tác quản lí giáo dục tại địa bàn huyện Như Xuân còn hạn chế. Tỷ lệ học sinh bỏ học ở các cấp học ngày càng nhiều, chất lượng đào tạo văn hoá còn thấp so với mặt bằng chung của cả tỉnh, nhiều học sinh tốt nghiệp THPT không học đi học các trường chuyên nghiệp mà ở nhà lao động phổ thông, học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh còn ít. Đội ngũ giáo viên vừa thừa, vừa thiếu không đồng bộ giữa các môn học, đời sống giáo viên còn nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất còn thiếu, các phòng chức năng, thiết bị dạy học chưa đủ đáp ứng yêu cầu.
2.1.3.2. Đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên các trường THPT huyện Như Xuân
Bảng 2.1: Đội ngũ cán bộ quản lí của các trường THPT
Tổng số Nữ Đảng viên Trình độ chuyên môn Trình độ lí luận chính trị Tuổi Trên ĐH ĐH Cao cấp Tr. cấp Sơ cấp Trên 50 Dưới 50
1. Hiệu trưởng 2 0 2 0 2 2 0 0 2 0
2. P.Hiệu trưởng 5 1 5 2 5 1 4 0 0 5
( Nguồn: Các trường THPT huyện Như Xuân, cuối năm học 2012-2013)
Đội ngũ cán bộ quản lí các trường đều nhiệt tình, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tự học và tự bồi dưỡng, có trình độ chuyên môn vững, quan hệ tốt với đồng nghiệp.
Về nghiệp vụ quản lí còn hạn chế, vì khi được đề bạt làm cán bộ quản lí chưa được đào tạo chính qui về quản lí. Trình độ tin học mới ở mức cơ bản, chủ yếu biết soạn thảo văn bản, chưa khai thác tốt internet và áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí.
Bảng 2.2: Đội ngũ giáo viên các trường THPT
Tên trường Tổng số
giáo viên Trình độ đào tạo Độ tuổi
Thạc sỹ ĐH CĐ Dưới 30 Từ 30 - 50 Trên 50 THPT Như Xuân 81 4 77 0 55 26 0 THPT Như Xuân II 30 0 30 0 21 9 0 Tổng số 111 4 107 0 76 35 0 Tỉ lệ (%) 100% 3.6 93.6 0 68.4 31,5 0.0
( Nguồn: Các trường THPT huyện Như Xuân, cuối năm học 2012-2013)
Số lượng GV môn Vật lý có trình độ thạc sỹ không có (chiếm 0%), số lượng giáo viên trẻ dưới 30 tuổi nhiều (chiếm 61,5%) đây là số giáo viên được đào tạo cơ bản, nhiệt tình, năng động, có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin tốt. Bên cạnh đó lực lượng giáo viên trẻ cũng có những hạn chế như kinh nghiệm trong giảng dạy còn ít, chưa có biện pháp giáo dục phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi THPT trong giai đoạn hiện nay, còn lúng túng nhiều trong việc giáo dục đạo đức.
giảng dạy và giáo dục đạo đức HS.
2.1.3.3. Kết quả giáo dục các trường THPT huyện Như Xuân
Bảng 2.3: Kết quả xếp loại học lực của học sinh các trường THPT
Tên trường Tổng số HS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % THPT Như xuân 1923 4 0.2 364 18.9 913 47.4 427 22.2 44 2.2 THPTNhư xuân II 627 1 0.15 87 13.8 356 56.7 118 18.8 15 2.3 Tổng cộng 2550 5 0.19 451 17.6 1269 49.7 545 21.3 59 2.3
Bảng 2.4: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh các trường THPT Tên trường Tổng số HS Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % THPT Như xuân 1923 1213 63.0 364 18.9 175 9.1 17 0.8 THPT Như xuân II 627 356 56.7 87 13.8 51 8.1 18 2.8 Tổng cộng 2550 1269 61.5 451 17.6 226 8.8 35 1.3
( Nguồn: Các trường THPT huyện Như Xuân, cuối năm học 2012-2013)
Qua bảng xếp loại học lực và hạnh kiểm HS của các trường THPT huyện Như Xuân ta thây:
- Về mặt học lực, tỷ lệ HS khá giỏi còn thấp (Giỏi, Khá), tỷ lệ HS yếu, kém chiếm tỷ lệ cũng còn cao (Yếu, Kém) so với các huyện khác trong tỉnh.
- Về mặt đạo đức, tỷ lệ HS đạt đạo đức khá, tốt(Tốt, Khá) chiếm khá cao, số HS xếp loại đạo đức yếu vẫn có những tỷ lệ thấp .
2.2. Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng
2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu thực trạng
Làm rõ thực trạng HĐDH và một số biện pháp quản lí HĐDH môn Vật lý ở các trường THPT trên địa bàn huyện Như Xuân đã có và đang áp dụng trong điều kiện hiện nay. Qua đó thấy được những thành công, hạn chế, nguyên nhân của những thành công, hạn chế thông qua sự tự đánh giá của CBQL, GV.
2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng
- Thực trạng hoạt động dạy Vật lý của GV và hoạt động học Vật lý của HS ở các trường THPT huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Thực trạng quản lý hoạt động dạy học Vật lý ở các trường THPT huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
2.2.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát
Đối tượng nghiên cứu là CBQL (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn) và GV dạy Vật lý ở các trường THPT trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Tác giả đã lựa chọn và phối hợp sử dụng đồng thời một số phương pháp nghiên cứu dưới đây:
- Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của 25 khách thể, bao gồm: 02 hiệu trưởng, 05 phó hiệu trưởng, 05 tổ trưởng chuyên môn và 13 giáo viên dạy môn Vật lý của 02 trường THPT huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Phỏng vấn 1 số cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn các trường THPT về thực trạng quản lý hoạt động dạy học Vật lý.
- Dự giờ các GV dạy Vật lý.
- Nghiên cứu các giáo án, kế hoạch báo giảng và hồ sơ cá nhân của đội ngũ GV dạy Vật lý.
- Tự đánh giá của các GV dạy môn Vật lý về các nội dung nghiên cứu có liên quan. Chúng tôi đã sử dụng phiếu tự đánh giá có 3 mức độ: Tốt, bình thường và chưa tốt.
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Vật lý ở các trường trung học phổ thông huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
2.3.1. Thực trạng dạy Vật lý của GV
2.3.1.1. Thực trạng thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn Vật lý của GV
Chương trình dạy học môn Vật lý phải thực sự là một kế hoạch hành động sư phạm kết nối mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung, phương pháp, PTDH, tiến trình giờ học (tổ chức giờ học) và cách thức đánh giá kết quả học tập của HS. Nội dung dạy học cần dựa trên cơ sở một chương trình chuẩn, đảm bảo tính phổ thông, toàn diện, hướng nghiệp. Đồng thời nội dung dạy học môn Vật lý ở trường THPT phải cơ bản, thiết thực và cập nhật với sự phát triển của khoa học - công nghệ, kĩ thuật - xã hội.
TT Nội dung thực hiện
Mức độ thực hiện
Tốt Bình thường Chưa tốt
SL % SL % SL %
1 Lập kế hoạch dạy học môn Vật lý của
GV 7 28.0 16 64.0 2 8.0
2 Đảm bảo dạy đúng, dạy đủ theo phân
phối chương trình 22 88.0 3 12.0 0 0.0
3 Đảm bảo kiến thức, kỹ năng trọng
tâm cơ bản của bài học 21 84.0 4 16.0 0 0.0
4 Đảm bảo tính hệ thống của nội
dung bài dạy 20 80.0 4 16.0 1 4.0
5 Cập nhật những thành tựu mới
trong dạy học Vật lý 5 20.0 18 72.0 2 0.8
6 Phân hóa nội dung dạy học phù hợp
với các đối tượng học sinh 6 24.0 17 68.0 3 12.0
Theo bảng 2.5 ta thấy:
- Lập kế hoạch bài dạy môn Vật lý
Đa số CBQL và GV đánh giá việc lập kế hoạch bài dạy môn Vật lý ở các trường là không thường xuyên và kết quả thực hiện ở mức bình thường (64.0%). Qua đó chứng tỏ GV Vật lý ở các trường trong HĐDH môn Vật lý chưa làm tốt việc lập kế hoạch bài dạy môn Vật lý. Ngoài ra, khi quan sát cũng như hỏi một số tổ trưởng tổ Vật lý đều cho rằng có yêu cầu GV lập kế hoạch bài dạy môn Vật lý, nhưng GV không thường xuyên thực hiện và kết quả đạt được chưa cao, việc lập kế hoạch còn mang tính hình thức, chất lượng và hiệu quả còn thấp.
- Đảm bảo dạy đúng và đủ theo phân phối chương trình môn Vật lý
Đánh giá của CBQL và GV về việc đảm bảo dạy đúng và đủ phân phối chương trình thường xuyên và kết quả thực hiện là khá tốt (88.0%), chứng tỏ các trường đều đảm bảo việc dạy đúng và đủ phân phối chương trình. Vì đặc điểm của môn Vật lý là đòi hỏi tính chính xác cao, tính khoa học, suy luận chặt chẽ hợp logic nên việc dạy môn Vật lý cần phải đảm bảo dạy đúng và đầy đủ kiến thức cơ bản phổ thông trong phân phối chương trình. Theo quan sát, hỏi ý kiến của một số
CBQL cũng cho rằng các trường đều thường xuyên đảm bảo việc dạy đúng và đủ phân phối chương trình, kết quả thực hiện là khá tốt.
- Đảm bảo kiến thức, kỹ năng trọng tâm cơ bản của bài học
Việc đảm bảo nội dung tri thức, kỹ năng trọng tâm cơ bản của bài học theo đánh giá của CBQL và GV ở mức thường xuyên và kết quả là khá tốt (84.0%). Từ đó chứng tỏ HĐDH môn Vật lý ở các trường được điều tra đều đảm bảo nội dung tri thức, kỹ năng trọng tâm cơ bản của bài học, không có tình trạng dạy những kiến thức ngoài chương trình, dạy tràn lan. Qua tìm hiểu thực tế, quan sát một số GV, tác giả thấy nội dung dạy học được đảm bảo đầy đủ, cơ bản.
- Đảm bảo tính hệ thống của nội dung bài dạy
Kết quả đánh giá của CBQL và GV về việc đảm bảo tính hệ thống của nội dung bài dạy là thường xuyên và kết quả thực hiện ở mức khá tốt (66.7%). Qua đó cho ta thấy trong HĐDH, các GV luôn đảm bảo tính hệ thống, nội dung bài dạy, kiến thức mới dựa trên nền tảng kiến thức của bài dạy trước đó, có tính khoa học, hợp logic. Theo quan sát, tìm hiểu ở một số bài dạy của GV dạy Vật lý, tác giả nhận thấy nội dung bài dạy có tính hệ thống, khoa học, hợp lí.
- Cập nhật những thành tựu mới trong dạy học Vật lý
Việc cập nhật những thành tựu mới trong Vật lý được CBQL và GV nhận định là không thường xuyên và kết quả ở mức bình thường (72.0%), chứng tỏ trong HĐDH môn Vật lý ở các trường được khảo sát GV không thường xuyên cập nhật những thành tựu mới trong Vật lý học thông qua sách, báo, Internet. Theo quan sát, tham khảo ý kiến của một số GV có nhiều kinh nghiệm đều cho rằng, GV dạy Vật lý ít khi cập nhật những thành tựu, công trình khoa học môn Vật lý để phục vụ cho công tác dạy học.
- Phân hóa nội dung dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh
Nội dung dạy học có sự phân hóa phù hợp với các đối tượng HS được CBQL và GV đánh giá là không thường xuyên và kết quả thực hiện ở mức bình thường (68.0%). Qua đó chứng tỏ nội dung dạy học của GV ở các trường chưa có sự phân hóa để phù hợp với các đối tượng HS. Chúng ta biết việc dạy học cần phải có sự
phân hóa nội dung phù hợp với các đối tượng HS, từ đó chọn lựa nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức dạy sao cho phù hợp với đặc điểm của từng HS. Từ