2. Kiến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo
- Trong “Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước” (theo Quyết định 69/2003/QĐ-TTg ngày 29/4/2003 của Chính phủ) đặt ra mục tiêu: thực hiện bố trí, đánh giá và sử dụng cán bộ công chức trên các tiêu chuẩn cụ thể. Hiện nay ngành GD&ĐT đang xây dựng tiêu chuẩn chức danh nhiệm vụ đối với giáo viên nhưng vẫn chưa ban hành các quy định về chuẩn năng lực, kỹ năng và tiêu chí đánh giá với CBQL giáo dục. Vì vậy, Bộ GD & ĐT cần xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cán bộ theo các tiêu chí rõ ràng, phải xây dựng được tiêu chuẩn riêng cho CBQL trường THCS. Khi xây dựng tiêu chuẩn cần chú trọng đến năng lực và hiệu quả công việc, không nặng về bằng cấp, lý lịch.
- Sự phân cấp quản lý giáo dục hiện nay chưa hợp lý, chưa thống nhất, chưa đảm bảo nguyên tắc “tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền trách nhiệm, nguồn lực tài chính, nhân sự và các điều kiện cần thiết để thực hiện” (Nghị định 166/ CP).
Về cơ chế làm công tác cán bộ còn khá nhiều ban, ngành có chức năng tham gia. Do vậy, nên giao quyền quản lý nhân sự cho các cơ quan quản lý
giáo dục để ngành giáo dục tự chủ, chủ động trong công tác cán bộ.
- Xây dựng chương trình bồi dưỡng CBQL nói chung, CBQL trường THCS nói riêng sát với thực tiễn.
- Chỉ đạo hệ thống các trường sư phạm các tỉnh chủ động tham gia công tác bồi dưỡng CBQL trường THCS, chú ý đổi mới một số khâu quan trọng như nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả để công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường THCS đạt được kết quả cao hơn.