- Đối với nền kinh tế :
3.4. Thuận lợi và khó khăn:
a. Thuận lợi:
Được sự quan tâm của Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh, Hội sở, Ngân hàng Nhà nước và sự hỗ
trợ của các ngành, các cấp trong hoạt động Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng Nhà nước An Giang đã thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương và chỉ tiếu kế
hoạch của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL giao tương đối thuận lợi.
Tỉnh Ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm đến chương trình nông nghiệp - nông thôn trong lĩnh vực nhà ở nông thôn vượt lũ. Đây cũng là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi trong việc cho vay xây dựng nhà ở của Chi nhánh An Giang.
Chủ trương Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng cơ sở
hạ tầng, đặc biệt khu cụm tuyến dân cư theo hoạch định chung.
Cơ chế chính sách, Pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể hơn, thông thoáng hơn trong lĩnh vực hoạt động tài chính, ngân hàng khuyến khích được các tổ chức tín dụng mạnh dạn đầu tư.
Được sự hỗ trợ của UBND huyện, thị, thành phố và các ngành trong công tác đầu tư
tín dụng, thu hồi nợ.
Luôn quan tâm tổ chức triển khai quy trình nghiệp vụ, phạm vi, đối tượng đầu tư của Ngân hàng, thực hiện công khai hóa thủ tục đối với nghiệp vụ cho vay từng địa phương.
Ban GĐ linh hoạt, sáng suốt, thường xuyên tạo điều kiện cho nhân viên học tập, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Đội ngũ cán bộ, nhân viên đa phần trẻ, khỏe, nhiệt tình xông xáo trong công việc Vị trí kinh doanh của Ngân hàng đặt tại trung tâm thành phố tạo điều kiện cho khách hàng giao dịch được thuận lợi, dễ dàng.
Những thuận lợi trên đã góp phần không nhỏ trong hoạt động của Ngân hàng, từđó giúp cho Ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả và tạo sự uy tín trên thị trường
b. Khó khăn:
Ngày càng có nhiều ngân hàng thương mại khác cùng hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang nên có sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt giữa các ngân hàng với nhau.
Tình hình phát triển đô thị hóa mạnh mẽ làm ảnh hưởng đến điều kiện sản xuất của người dân (đặc biệt là sản xuất nhỏ lẻ, tình hình thiên tai dịch bệnh thường xuyên xảy ra phá hoại mùa màng)
Các sản phẩm đầu tư, tín dụng, dịch vụ, các tiện ích mang lại cho khách hàng chưa
đa dạng và khâu vận hành thực hiện nghiệp vụ sẵn có chưa đạt được linh hoạt để thu hút khách hàng so với đa số các tổ chức tín dụng khác.
Một số người cho rằng NHPTN ĐBSCL chi nhánh An Giang chỉ cho vay xây dựng, kinh doanh thì không. Điều này cũng là hạn chế lượng khách đến giao dịch.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ nên có kinh nghiệm chuyên môn, đôi khi còn lúng túng trong việc giải quyết những vấn đề phức tạp về nghiệp vụ.
Chương 4:
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY XÂY DỰNG NHÀ TẠI MHB – CN AN GIANG
4.1. Một sốđặc điểm chủ yếu của cho vay xây dựng nhà:
Đối tượngvay xây dựng nhà có một sốđặc điểm chủ yếu như sau:
- Đối tượng vay chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân: An Giang là khu vực thường xuyên sống chung với lũ. Hằng năm, từ tháng 8 đến tháng 11, An Giang bước vào “mùa nước nổi” - nước dâng cao lên từ 1m đến 3m, có năm trên 4,5 m, thời gian ngập lụt từ 3 - 4 tháng, đã gây ra những tác hại nghiêm trọng, làm thiệt hại tính mạng, mùa màng, cơ sở
hạ tầng, nhà ở của dân cư... Để ổn định cuộc sống, người dân thường có nhu cầu sửa chữa, nâng cấp nhà ở; hoặc xây dựng nhà ở; hoặc mua nhà ở, đất ở.
- Phương thức trả nợ: sẽ được thỏa thuận với ngân hàng, thường phụ thuộc vào thu nhập, khả năng tài chính của người vay.
- Vốn tự có ít so với tổng nhu cầu vốn: đối tượng đi vay do không đủ vốn để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở; hoặc mua nhà ở, đất ở. Sau khi được cán bộ tín dụng ngân hàng thẩm định mức vốn cần thiết theo phương án vay vốn, khả năng tài chính của cá nhân, hộ gia đình vay vốn để xác định mức cho vay hợp lý. Thông thường khách hàng vay từ 70% - 85% tổng nhu cầu về vốn.
- Hình thức giải ngân: khách hàng vay thường được giải ngân thành nhiều lần, do phương thức cho vay của ngân hàng đối với loại hình này là cho vay từng lần. Ứng với nhu cầu về vốn trong từng giai đoạn ngân hàng sẽ giải ngân để người vay thanh toán chi phí nhân công, nguyên vật liệu, để theo dõi, kiểm tra chặt chẽ người vay sử dụng vốn có
đúng mục đích hay không. Tuy nhiên, người vay không thể chủ động được trong việc
điều phối vốn.
- Đây là lại hình cho vay trung - dài hạn, thời gian cho vay dài
Trên đây là một số đặc điểm chủ yếu của đối tượng vay xây dựng nhà, với những
đặc điểm trên có thể thấy rằng hoạt động cho vay đối với lĩnh vực này cũng gặp không ít rủi ro.
4.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay xây dựng nhà tại MHB Chi nhánh An Giang:
Ngân hàng là một tổ chức đặc biệt hoạt động bằng phương thức “đi vay để cho vay”, từ những nguồn vốn huy động được Ngân hàng phải có kế hoạch sử dụng nó như thế
nào để vừa đảm bảo đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng giúp Ngân hàng hoạt động hiệu quả vừa hỗ trợđắc lực cho việc phát triển của các thành phần kinh tế.
Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh An Giang nằm trên địa bàn tỉnh An Giang với
đặc thù là một tỉnh nông nghiệp thì hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng rất lớn trong hoạt
động tín dụng của ngân hàng và đây cũng là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng (chiếm trên 90% tổng thu nhập). Với tình hình kinh tế xã hội của tỉnh ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng GDP ổn định, nhu cầu và sức mua của người dân tăng đã kích thích sản xuất phát triển, kéo theo nhu cầu vốn của nền kinh tế cũng tăng theo. Thì hoạt
động cho vay của ngân hàng cũng phát triển cùng với nhu cầu của nền kinh tế. Cụ thể ta
đi vào phân tích doanh số cho vay xây dựng nhà tại MHB Chi nhánh An Giang
4.2.1. Doanh số cho vay (DSCV) xây dựng nhà:
Bảng 4.1: DSCV xây dựng nhà tại MHB Chi nhánh An Giang
ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 CHỈ TIÊU N2006 ăm Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Tổng DSCV 805.958 1.094.346 1.711.153 288.388 35,78 616.807 56,36 - Cho vay xd nhà ở 182.175 190.146 322.605 7.971 4,38 132.459 69,66 - Đối tượng khác 623.783 904.200 1.388.548 280.417 44,95 484.348 53,57 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ(%) trọng Số tiền Tỷ(%) trọng Số tiền Tỷ(%) trọng Tổng DSCV 805.958 100 1.094.346 100 1.711.153 100 - Cho vay xd nhà ở 182.175 22,60 190.146 17,38 322.605 18,85 - Đối tượng khác 623.783 77,40 904.200 82,62 1.388.548 81,15
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ Kinh doanh)
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện DSCV xây dựng nhà 0 500000 1000000 1500000 2000000 tr i ệ u đồ ng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng DSCV Cho vay xd nhà ở Cho vay đối tượng khác
Đi vào phân tích bảng 4.1, ta thấy tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay tăng đều qua các năm. Điều này cho thấy vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn tỉnh ngày càng
được nâng cao. Nguyên nhân là do ngân hàng đã thực hiện tốt công tác tín dụng, luôn kiểm tra đôn đốc cán bộ khách hàng, cán bộ thẩm định thực hiện tốt quy trình cho vay sao cho khoa học, hiệu quả, không để hồ sơđề nghị vay của khách hàng kéo dài. Ngoài ra, ngân hàng vận dụng linh hoạt chiến lược lãi suất tốt đối với từng nhóm khách hàng
luôn bám sát địa bàn để tìm kiếm nguồn khách hàng mới có tiềm năng và duy trì mối quan hệ tốt đối với khách hàng cũđể tăng trưởng tín dụng. Mặt khác, doanh số cho vay tăng cao cũng là mục tiêu nằm trong chiến lược phát triển của Ngân hàng.
Cho vay xây dựng nhà chiếm một tỷ trọng cao trong doanh số cho vay trung - dài hạn, tương đối cao trong tổng doanh số cho vay. Đây là một sản phẩm chủ lực của ngân hàng, mang lại nguồn thu đáng kể trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
Trong tổng doanh số cho vay thì doanh số cho vay xây dựng nhà ở năm 2006 chiếm 22,60%, năm 2007 chiếm 17,38%, năm 2008 chiếm 18,85%. Sở dĩ tỷ trọng doanh số
cho vay xây dựng nhà trong năm 2007, 2008 giảm là do trong những năm qua ngoài việc đẩy mạnh chức năng cho vay xây dựng nhà ở thì ngân hàng không ngừng mở rộng các loại hình sản phẩm, dịch vụ cho vay khác như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, kinh doanh, thương mại,…đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cho vay, bằng cách đẩy mạnh việc quảng bá với khách hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chính vì vậy mà có sự thay đổi trong cơ cấu doanh số cho vay. Việc Ngân hàng đa dạng hóa các sản phẩm cho vay giúp ngân hàng hạn chếđược rủi ro.
Đồng thời, cho vay xây dựng nhà ở chủ yếu là cho vay trung - dài hạn. Điều này là do đối tượng vay xây dựng nhà chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình. Lịch trả nợ thường phụ
thuộc vào thu nhập cá nhân, hộ gia đình sau khi đã trừ chi phí đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho cá nhân, hộ gia đình. Họ thường không có thu nhập lớn trong khoảng thời gian ngắn dưới một năm. Để dễ dàng cho việc trả nợ, thông thường khách hàng sẽ trả gốc và lãi dựa vào bảng kê khai thu nhập sau khi được cán bộ tín dụng thẩm định.
Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay xây dựng nhà tăng đều qua các năm, nhưng tăng mạnh trong năm 2008 (tăng 69,66% so với năm 2007, trong khi năm 2007 chỉ tăng 4,38% so với năm 2006). Nguyên nhân là do trong năm 2008, ngân hàng đã có sự nâng cấp phòng giao dịch Châu Đốc lên thành chi nhánh cấp I, nên việc quản lý địa bàn được ngân hàng thực hiện tốt, tìm kiếm được nhiều nguồn khách hàng mới.
Nhìn chung tốc độ tăng tổng doanh số cho vay và doanh số cho vay xây dựng nhà là khá tốt. Tuy nhiên việc cho vay xây dựng nhà chủ yếu là cho vay trung - dài hạn, nên
đây là loại hình cho vay tập trung nhiều rủi ro cao.
4.2.2. Doanh số thu nợ (DSTN) cho vay xây dựng nhà:
Ngân hàng là một tổ chức trung gian “đi vay để cho vay”. Ngân hàng đi vay thông qua hoạt động huy động vốn từ nhiều nguồn, trong dân cư, các thành phần kinh tế,… việc sử dụng các nguồn tiền này đều phải trả lãi, đó là chi phí mà ngân hàng phải chịu khi sử dụng những nguồn vốn này. Do vậy để có thể tồn tại, bắt buộc ngân hàng phải sử
dụng nguồn vốn huy động được đầu tư hiệu quả, nghĩa là vốn đầu tư của nó phải được bảo tồn và phát triển, việc sử dụng vốn như thế nào đểđạt hiệu quả và hạn chếđến mức thấp nhất rủi ro trong kinh doanh, tức là đảm bảo việc thu nợ phải tốt để hạn chế thấp nhất nợ quá hạn. Đây là vấn đề quan trọng trong hoạt động của ngân hàng.
Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động đem đầu tư tức là thực hiện cho vay. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì họ phải trả một khoản chi phí cho ngân hàng, tức là tiền lãi, phần lãi này phải đủ bù đắp được phần lãi phải trả khi ngân hàng đi vay, chi phí hoạt động của của ngân hàng và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Cho vay là hoạt động mang nhiều rủi ro, ngân hàng có thể thu hồi được nợ đúng hạn, trễ hạn hoặc không thu hồi được. Với những rủi ro đó cho thấy công tác quản lý các khoản cho vay và thu hồi nợ là hết sức quan trọng. Mặc dù việc thu nợ chưa nói lên
hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp nhưng cũng thể hiện được chất lượng công tác tín dụng của ngân hàng. Tình hình thu nợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở của chi nhánh NH PTN ĐBSCL tỉnh An Giang được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.2: Doanh số thu nợ cho vay xây dựng nhà tại MHB
ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh l2008/2007 ệch CHỈ TIÊU N2006 ăm N2007 ăm N2008 ăm Số tiền % Số tiền % Tổng DSTN 926.323 913.946 1.551.574 -12.377 -1,34 637.628 69,77 - Cho vay xd nhà ở 195.219 170.097 179.496 -25.122 -12,87 9.399 5,53 - Đối tượng khác 731.104 743.849 1.372.078 12.745 1,74 628.229 84,46
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ Kinh doanh)
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thể hiện DSTN cho vay xây dựng nhà
0 500000 1000000 1500000 2000000 tr i ệ u đồ ng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng DSTN Cho vay xd nhà ở Đối tượng khác
Đi vào phân tích bảng 4.2, ta thấy tình hình thu nợ của chi nhánh qua các năm là khá tốt. Tuy nhiên trong năm 2007, doanh số thu nợ giảm so với năm 2006 và 2008. Nguyên nhân là do Ngân hàng PTN ĐBSCL chi nhánh An Giang nằm trên địa bàn tỉnh An Giang với đặc thù là một tỉnh nông nghiệp thì đối tượng vay vốn chủ yếu trong cho vay xây dựng, sửa chửa nhà ở là nông dân, thu nhập chính của họ có được là từ làm ruộng, vườn, nuôi cá, nuôi heo,... Nhưng trong năm 2007, do những nguyên nhân khách quan từ một số khách hàng chẳng hạn như: heo bị bệnh không thể bán được và buộc phải đem thiêu hủy, cá bị ô nhiễm chết hàng loạt không rõ nguyên nhân, giá nông sản giảm do trễ
vụ, giá cá tra, cá basa giảm, chủ hầm giam cá không bán dẫn đến cá quá lứa bán không
được, hoặc bán với giá rẽ hơn gây thiệt hại nặng… làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
nên họđã xin gia hạn nợ. Từđó tình hình thu nợ của ngân hàng không được khả quan. Trong năm 2008, tuy tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động lớn, đời sống khó khăn nhưng tình hình thu nợ của ngân hàng đạt được nhiều khả quan (tổng DSTN tăng 69,77%, DSTN cho vay xây dựng nhà ở tăng 5,53% so với năm 2007). Nguyên nhân là do cán bộ tín dụng đã thực hiện tốt quy trình tín dụng, công tác thẩm định được thực hiện một cách sâu sát, kỹ lưỡng, những món vay có số tiền lớn đều phản ánh cụ thể rõ
ràng kế hoạch trả nợ và đóng lãi qua lịch trả nợ trong hợp đồng tín dụng, tờ trình thẩm
định phản ánh chi tiết, cụ thể phương án vay vốn và khả năng tài chính của khách hàng vay có đủ để trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Hơn nữa, hầu hết các hồ sơ vay vốn xây dựng và sửa chữa nhà ởđều có đủ tài sản đảm bảo tiền vay theo qui định, có đủ cơ sở
pháp lý trong việc cho vay. Mặt khác khi cho vay sây dựng, sửa chữa nhà ở, cán bộ tín dụng dựa vào tiến độ thi công và mức độ hoàn thành của công trình mà tiến hành giải ngân từng lần nhằm giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng vốn của khách hàng tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, không xây cất nhà đúng như trong bản vẽ cũng như
trong giấy phép xây dựng đã đăng ký. Ngoài ra cán bộ tín dụng không ngừng giám sát các hồ sơ vay vốn do mình phụ trách, từ đó luôn nhắc nhở, động viên khách hàng cố
gắng trả nợ cho chi nhánh nhằm duy trì mối quan hệ lâu dài với ngân hàng, thêm vào dó