Diện tích của xã Quản Bạ chỉ chiếm 0,24% diện tích của tỉnh Hà Giang và 0,0057% diện tích cả nƣớc và nhƣng số loài cây thuốc ở đây đã chiếm 19,60% số loài cây thuốc của tỉnh Hà Giang và 5,52% số loài cây thuốc của Việt Nam.
4.2.1. Về đường cong số lượng loài
Đƣờng cong này tƣơng tự với đƣờng cong số lƣợng cây cỏ làm thuốc của ngƣời Dao ở vƣờn quốc gia Ba Vì [15] hay của ngƣời Mƣờng ở xã Mông Hoá - huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hoà Bình [11], tuy nhiên lại có sự khác biệt lớn với đƣờng cong số lƣợng loài cây thuốc đƣợc ngƣời Sán Chỉ sử dụng ở xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh [23] bởi đƣờng cong này lại cho tri thức về cây cỏ ở đây chủ yếu tập trung vào thầy lang do có các bƣớc nhảy rõ rệt ở các điểm NCCT là thầy lang.
4.2.2. Về tính đa dạng sinh học cây thuốc
4.2.2.1. Tính đa dạng theo bậc phân loại
Các loài cây làm thuốc ở xã Quản Bạ chủ yếu tập trung ở ngành Ngọc Lan (94,74%), Trong ngành Ngọc Lan thì lớp Ngọc Lan chiếm phần lớn. Điều này giống với sự đa dạng trong cây thuốc đƣợc ngƣời Dao sử dụng ở vƣờn quốc gia Ba
Vì (97,62%) [15], cây thuốc ngƣời Sán Chỉ sử dụng ở xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (97.06%) [23], cây thuốc ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (97,02%) [26], hay cây thuốc ở khu vực Yên Tử (95,79%) [21]. Điều này có đƣợc là do ngành Ngọc Lan có số loài chiếm đa số trong giới thực vật (86,80% tổng số loài) [42] nói chung và hệ thực vật của tỉnh Hà Giang nói riêng (92,91% tổng số loài) [18].
Họ Cúc (Asteraceae) là họ có số lƣợng chi và số lƣợng loài làm thuốc lớn nhất. Họ Cúc cũng chính là họ đƣợc ngƣời Dao ở xã Quản Bạ sử dụng nhiều nhất. Điều này giống với ƣu thế về số chi, số loài làm thuốc của cây thuốc cây thuốc dân tộc Giáy tại xã Mƣờng Vi - huyện Bát Xát - tỉnh Lào Cai [8], nằm trong số những họ có nhiều loài làm thuốc nhất của cây thuốc ngƣời Dao sử dụng ở vƣờn quốc gia Ba Vì (xếp thứ 3/118 họ) [15], cây thuốc vùng Yên Tử (xếp thứ 2/63 họ) [21], của ngƣời Sán Dìu ở xã Đạo Trù (xếp thứ 5/70 họ) [10], cây thuốc đƣợc ngƣời Sán Chỉ sử dụng ở xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (xếp thứ 5/67 họ) [23], cây cỏ làm thuốc của ngƣời Mƣờng ở xã Mông Hoá - huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hoà Bình (xếp thứ 4/70 họ) [11], cây thuốc ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (xếp thứ 3/86 họ) [26]. Điều này cho thấy, họ Cúc (Asteraceae) chính là một trong số những họ có số loài đƣợc nhiều dân tộc, nhiều khu vực sử dụng.
Chi Ficus là chi có nhiều loài làm thuốc nhất, giống với ƣu thế về số loài làm thuốc của chi Ficus trong những chi cây thuốc đƣợc ngƣời Dao ở vƣờn quốc gia Ba Vì [15], hay ngƣời Dao ở xã Lãng Công - Huyện Lập Thạch vƣờn Quốc gia Tam Đảo [19] sử dụng, xếp thứ 3 trong số 77 chi cây thuốc đƣợc ngƣời Dao ở xã Bình Thanh - Huyện Cao Phong - Tỉnh Hoà Bình sử dụng.
4.2.2.2. Tính đa dạng về dạng sống
Số lƣợng cây thuốc đƣợc ngƣời Dao sử dụng có dạng sống là cây cỏ có nhiều loài làm thuốc. Xuất phát từ việc ngƣời dân trong xã dùng từ “mà” để chỉ đồng thời cây có dạng sống là cây cỏ và cây làm thuốc với quan niệm “cứ cây cỏ là cây
thuốc” cho thấy số lƣợng cây cỏ làm thuốc ở đây chiếm đa số cũng là điều dễ hiểu. Cây gỗ, cây bụi, dây leo cũng chiếm phần lớn. Các dạng nhƣ ký sinh, phụ sinh, bán ký sinh chiếm tỷ lệ rất thấp.
4.2.3. Về sự đa dạng theo thảm thực vật, đơn vị diện tích
Ở thảm thực vật Ven suối có mật độ loài/100m2 lớn nhất. Ven suối phân bố nhiều cây thuốc nhất tuy nhiên không chênh lệch nhiều với thảm thực vật Đồi và Rừng nguyên sinh bị tác động, 2 thảm thực vật Rừng tre và Nƣơng mật độ loài/100m2 rất thấp. Điều này cho thấy cây thuốc trong xã chủ yếu tập trung ở Ven suối, Đồi hay Rừng nguyên sinh bị tác động. (về thông số thảm thực vật xem phụ lục 4.1, 4.2, 4.3, 4.4, 4.5).
4.2.4. Về tri thức sử dụng
4.2.4.1. Đa dạng về công dụng
Có rất nhiều nhóm bệnh ngƣời dân có thể tự chữa khỏi, trong đó cây thuốc bổ (tắm khỏe, cơ thể suy nhƣợc,vv.), hay những cây thuốc liên quan đến các nhóm bệnh/nhóm thuốc: Tiêu độc - Dị ứng (mụn nhọt, mẩn ngứa, vv), Xƣơng khớp (phong thấp, đau xƣơng, tê nhức chân tay, đau gân, vv.), Bệnh tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy, đại tràng, vv.) với tính chất thƣờng gặp do đó tri thức sử dụng cũng phong phú nhất với nhiều loài làm thuốc (chiếm 54,42%). Điều này khá giống với kết quả tham khảo đƣợc từ những đề tài nghiên cứu trƣớc nhƣ nghiên cứu về tri thức sử dụng của ngƣời Dao ở VQG Ba Vì ( 41,98%) [15], của ngƣời dân tộc Giáy tại xã Mƣờng Vi - huyện Bát Xát - tỉnh Lào Cai (70,46%) [8], hay của ngƣời dân ở khu vực Yên Tử (76,10%) [21], cho thấy sự tƣơng đồng trong mục đích sử dụng thuốc của ngƣời dân các dân tộc ở vùng núi khó khăn (do mô hình bệnh tật tƣơng tự nhau giữa các vùng này).
4.2.4.2. Đa dạng về bộ phận dùng
Có 38,77% cây thuốc sử dụng cả cây, rễ, củ hay gốc rễ làm thuốc, một tỷ lệ khá lớn, cộng với việc thu hái cây thuốc đã trình bày ở phần b của mục 3.1.3.4 thì việc khai thác cây thuốc của ngƣời dân là không bền vững.
4.2.4.3. Đa dạng về cách dùng
Hai cách dùng phổ biến nhất đó là Đun tắm (34,69%) và Sắc uống (28,57%), tƣơng đồng với cách sử dụng của ngƣời Sán Chỉ ở xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh [23]. Tuy nhiên lại khác biệt lớn với cách sử dụng của ngƣời Dao ở xã Lãng Công - Huyện Lập Thạch vƣờn quốc gia Tam Đảo [19], ngƣời Dao ở VQG Ba Vì [15], ngƣời Dao ở xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình [14]. Qua sự so sánh trên, có thể thấy tri thức sử dụng thuốc của ngƣời Dao ở mỗi vùng miền có những nét riêng biệt. Điều này làm nên sự đa dạng trong tri thức sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao.
Hệ số bộ phận dùng (1,07) và hệ số cách dùng (1,18) đều thấp, và thấp hơn nhiều so với hệ số bộ phận dùng (1,24), hê số cách dùng (1,43) trong tri thức sử dụng của ngƣời Dao ở vƣờn quốc gia Ba Vì [15], hệ số bộ phận dùng (1,23) và hệ số cách dùng (1,34) của ngƣời dân vùng Yên Tử [21]. Vì vậy có thể thấy tri thức sử dụng của ngƣời dân đối với một loài cây thuốc bất kỳ là không đa dạng.
4.2.4.4. Tên gọi cây thuốc
Có một số loài cây thuốc khác nhau nhƣng tên gọi địa phƣơng lại giống nhau do những loài đó có hình dạng giống nhau, hoặc đều có tính chất nhƣ nhau, nhƣ đều là cây cỏ và đều có mùi hôi nên những cây: Ageratum conyzoides (L.) L.,
Ageratumhoustonianum Mill., Asteraceae sp đều gọi là Mà thây (Mà: cây cỏ/cây thuốc; thây: hôi; Mà thây: cỏ hôi).
4.2.5.1. Giá trị sử dụng
Tài nguyên cây thuốc ở xã Quản Bạ đã và đang góp vào công tác chăm sóc
sức khoẻ cộng đồng trong khu vực với 33 bệnh/chứng bệnh có thể sử dụng cây cỏ trong khu bảo tồn, trong đó có các nhóm bệnh/chứng bệnh thƣờng gặp nhƣ: Tiêu hóa, xƣơng khớp, cơ thể suy nhƣợc, dị ứng, vv.
Trong số 247 loài cây thuốc thu đƣợc, có 13 loài đƣợc nhắc đến trong Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ 6, đáp ứng 21,43% số loài trong danh mục, điều này giúp việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng đƣợc thuận lợi, có hiệu quả cao (Bảng 4.1).
Bảng 4.1. Danh mục cây thuốc trong khu vực xã Quản Bạ được ghi trong Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ 6 (xếp theo thứ tự tên khoa học)[1].
STT Tên thường
dùng Tên khoa học Họ
1 Nhân trần Adenosma caeruleum R.Br. Scrophulariaceae
2 Thiên môn
đông Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr. Asparagaceae
3 Rau má Centella asiatica (L.) Urb. Apiaceae
4 Náng Crinum asiaticum L. Amaryllidaceae
5 Cỏ mực Eclipta prostrata (L.) L. Asteraceae
6 Cỏ mần trầu Eleusine indica (L.) Gaertn. Poaceae
7 Mần tƣới Eupatorium fortunei Turcz. Asteraceae
8 Cỏ tranh Imperata cylindrica (L.) Raeusch. Poaceae
9 Ích mẫu Leonurus japonicus Houtt. Lamiaceae
10 Bạch hoa xà
thiệt thảo Oldenlandia diffusa (Willd.) Roxb. Rubiaceae
11 Sim Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk. Myrtaceae
12 Cam thảo đất Scoparia dulcis L. Scrophulariaceae
4.2.5.2. Giá trị kinh tế
Các loài cây thuốc ở xã Quản Bạ góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các cộng đồng dân tộc sống ở đây. Giúp giảm đáng kể chi phí điều trị bệnh tật, chi phí đi lại của ngƣời dân trong lúc điều kiện kinh tế còn khó khăn.
4.2.5.3. Giá trị văn hoá
Tri thức và thực tiễn sử dụng cây thuốc của ngƣời Dao trong xã Quản Bạ là một phần của văn hoá vật thể và phi vật thể, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của cộng đồng trong khu vực. Do đó, việc khuyến khích cộng đồng tiếp tục gìn giữ và sử dụng cây thuốc theo cách truyền thống của mình một cách an toàn và hợp lý là cần thiết.
4.2.5.4. Giá trị khoa học
Có 12 loài đƣợc ngƣời dân sử dụng nhƣng chƣa đƣợc ghi chép trong các tài liệu về cây thuốc ở Việt Nam (Bảng 4.2).
Bảng 4.2. Danh mục các loài cây thuốc được sử dụng ở xã Quản Bạ nhưng chưa được nhắc đến trong tài liệu về cây thuốc ở Việt Nam (xếp theo thứ tự tên khoa học)
STT Tên thường
dùng Tên khoa học Họ
1 Cỏ lào tía Ageratinaadenophora (Spreng.)
R.M.King & H.Rob. Asteraceae
2 Cơm nguội Ardisia perpendicularis E.Walker Myrsinaceae
3 Sung tả Ficus laevis Blume Moraceae
4 Sung lá hẹp Ficus stenophylla var. nhatrangensis (Gag
nep.) Corner Moraceae
5 Cách thƣ nhọn Fissistigmaacuminatissimum Merr. Annonaceae
STT Tên thường
dùng Tên khoa học Họ
7 Đồng rất nhọn Maesaacuminatissima Merr. Myrsinaceae
8 Polygonatum cyrtonema Hua Convallariaceae
9 Đậu ma Java Puerariaphaseoloides var. javanica (Bent
h.) Baker Fabaceae
10 Trâm đài Lai
Châu Rhaphidophora laichauensis Gagnep. Araceae
11 Smilaxmyosotiflora A.DC. Smilacaceae
12 Vi hoàng ngao
du
Synotisvagans (Wall. ex DC.) C.Jeffrey &
Y.L.Chen Asteraceae
Có 4 loài xuất hiện trong sách đỏ Việt Nam (2007) [28] ở mức EN (Nguy cấp) và VU (Sẽ nguy cấp) (Bảng 4.3) và 2 loài xuất hiện trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP [6] ở mức IA (Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại ) và IIA (Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại) (Bảng 4.4). Từ đó có thể thấy khu vực xã Quản Bạ có những loài có giá trị về khoa học, môi trƣờng hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lƣợng cá thể còn ít trong tự nhiên. Mong rằng, sẽ có những chính sách, kế hoạch cụ thể nhằm bảo vệ, phát triển những loài đó.
Bảng 4.3. Danh mục cây thuốc trong khu vực xã Quản Bạ được ghi trong Sách đỏ Việt Nam 2007 (xếp theo thứ tự tên khoa học) [28].
STT Tên thường
dùng Tên khoa học Họ
Phân hạng
1 Lan kim tuyến Anoectochilus setaceus Blume Orchidaceae EN
2 Khôi tía Ardisia silvestris Pit. Myrsinaceae VU
3 Giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum (Thunb.)
Makino
Cucurbitaceae EN
Bảng 3.4. Danh mục cây thuốc trong khu vực xã Quản Bạ được ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP [6]. STT Tên thường dùng Tên khoa học Họ Phân hạng 1 Lan kim
tuyến Anoectochilus setaceus Blume Orchidaceae IA
2 Củ dòm Stephania dielsiana Y.C. Wu Menispermaceae IIA
4.3. Về thị trƣờng dƣợc liệu
Có 14 dƣợc liệu cùng 2 loài thực vật làm thuốc đƣợc ghi nhận bán ở chợ phiên Chợ trung tâm thị Trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Trong đó hầu hết các loại dƣợc liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc, hình thức buôn bán cũng mới chỉ là bán lẻ và sản lƣợng thấp, có 2 loài thực vật có tác dụng làm thuốc nhƣng lại đƣợc bán ở cửa hàng rau (Giảo cổ lam, Giảo cổ lam 7 lá) và cửa hàng cây cảnh (Bảy lá một hoa).
Đặc biệt, tuy chỉ gặp một trong 3 lần nhập cuộc quan sát tại chợ tuy nhiên sự xuất hiện của cây Bảy lá một hoa là rất đáng lƣu ý, bởi nó là loài thuộc Sách đỏ Việt Nam (2007) có giá trị thƣơng mại lớn và cũng đƣợc sử dụng làm thuốc.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Đã xác định đƣợc 247 loài làm thuốc ở xã Quản Bạ thuộc 6 ngành:
(Magnoliophyta, Gnetophyta, Pinophyta, Equisetophyta, Lycopodiphyta,
Polypodiophyta), 88 họ và 176 chi. Trong đó có 147 loài đƣợc ngƣời dân sử dụng làm thuốc
Đã xác định đƣợc tên khoa học của 191 loài, 36 loài xác định đến chi, 6 loài xác định dến họ và 14 loài chƣa xác định đƣợc tên khoa học. Có 12 loài đƣợc ngƣời dân sử dụng nhƣng chƣa đƣợc tƣ liệu hóa, 100 loài ngƣời dân không sử dụng nhƣng đã đƣợc ghi chép trong sách về cây thuốc.
Có 13 loài có trong Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ 6, 4 loài có trong Sách đỏ Việt Nam (2007), 2 loài có trong Nghị định 32/2006.
Có 25 cách dùng 12 bộ phận dùng để chữa 33 nhóm bệnh/chứng bệnh/nhóm thuốc.
Các cây thuốc tập trung ở 5 thảm thực vật khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu ở Ven suối, Đồi và Rừng nguyên sinh bị tác động.
Việc buôn bán thuốc Đông Y, dƣợc liệu đƣợc thực hiện thƣờng xuyên vào chủ nhật hàng tuần với các bài thuốc chế biến sẵn của ngƣời Mông, 14 loại dƣợc liệu đƣợc cả ngƣời Mông và ngƣời Dao buôn bán và 3 loài thực vật làm thuốc nhƣng lại bán không với mục đích chính để làm thuốc (Giảo cổ lam, Giảo cổ lam 7 lá, Bảy lá một hoa)
KIẾN NGHỊ
1. Kiểm chứng tác dụng làm thuốc của những loài chƣa có trong sách thuốc, những tác dụng chƣa có trong sách thuốc để tƣ liệu hóa tri thức.
2. Tập huấn về phƣơng pháp thu hái bền vững, chế biến, giúp ngƣời dân nâng cao giá trị của cây thuốc.
3. Tập huấn, tuyên truyền, nâng cao ý thức ngƣời dân trong việc bảo tồn những loài quý hiếm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2013), Thông tư ban hành danh mục thuốc thiết yếu Đông Y và thuốc từ Dược liệu lần thứ VI.
2. Tào Duy Cần, Trần Sĩ Viên (2007), Cây thuốc vị thuốc và bài thuốc Việt Nam, NXB Hà Nội, Hà Nội.
3. Võ Văn Chi (2004), Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam, NXB Giáo dục.
4. Võ Văn Chi (2004), Từ điển thực vật thông dụng, Tập 1 – 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
5. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Tập 1 – 2, NXB Y học.
6. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
7. Nguyễn Huy Dũng, Vũ Văn Dũng (2007), Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam- mối liên hệ với Phát triển bền vững (SD) và biến đổi khí hậu (CC), Hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu: Mối liên quan tới Đói nghèo và Phát triển bền vững.
8. Ngô Thị Thu Hiền (2011), Điều tra cây thuốc dân tộc Giáy tại xã Mường Vi - huyện Bát Xát - tỉnh Lào Cai, Khóa luận tốt nghiệp Dƣợc sỹ, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.
9. Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000), Cây cỏ Việt Nam,Tập 1 – 3,NXB Trẻ.
10. Nguyễn Thị Hồng (2008), Điều tra cây thuốc của người Sán Dìu ở xã Đạo Trù (Vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo - Vĩnh Phúc), Khóa luận tốt nghiệp Dƣợc sỹ, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Thu Hƣờng (2011), Điều tra tình hình sử dụng cây cỏ làm thuốc của người Mường ở xã Mông Hoá - huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hoà Bình, Khóa luận tốt nghiệp Dƣợc sỹ, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.
12. Thepkaysone Khamphanh (2010), Điều tra cây thuốc trong khu bảo tồn thiên nhiên Somsavat ở tỉnh Bolikhamxai, Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Luận văn Thạc sỹ Dƣợc học, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.
13. Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Thời đại, Hà Nội.
14. Phimmasy Manila (2008), Điều tra tri thức sử dụng cây thuốc của Người Dao ở xã Bình Thanh - huyện Cao Phong - tỉnh Hoà Bình, Khóa luận tốt nghiệp Dƣợc sỹ, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.
15. Trần Văn Ơn (2003), Góp phần nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở vườn quốc gia Ba Vì, Luận án tiến sỹ dƣợc học, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.
16. Trần Văn Ơn, Lê Đình Bích (2007), Thực vật học, NXB Y học, trang 364 – 378. 17. Trần Văn Ơn, Trần Công Khánh, Trần Khắc Bảo, Trần Đình Lý (2001), Điều tra tài nguyên cây thuốc phục vụ công tác bảo tồn ở Việt Nam, Thực vật dân tộc học,