Đa dạng trong điều tra ô tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Điều tra tài nguyên cây thuốc ở xã quản bạ, huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 33)

3.1.2.1) Tính đa dạng theo diện tích

Qua điều tra 12 ô tiêu chuẩn 100m2 thuộc 5 thảm thực vật: Rừng nguyên sinh bị tác động, Đồi, Rừng tre, Ven suối, Nƣơng rẫy đã xác định đƣợc 68 loài cây thuốc. Mật độ trung bình số cây thuốc trong 1 ô là 8,83 loài. Mật độ cá thể cây thuốc trung bình trong 1 ô diện tích 100m2 là 38,75 cá thể (Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Số loài và số cá thể cây thuốc trong 12 ô tiêu chuẩn

Ô số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trung

bình

Số loài 10 13 2 16 6 2 7 11 7 13 6 13 8,83

Số cá thể 36 44 2 31 10 115 46 24 34 61 23 39 38,75

Các loài cây thuốc xuất hiện với mật độ trung bình 0,54 cá thể/100m2 và xuất hiện trung bình 1,77 ô trong 12 ô nghiên cứu. Chỉ có duy nhất 1 loài xuất hiện trong 6 ô nghiên cứu đó là Dạ cẩm (Hedyotis capitellata Wall. ex G.Don), không có loài nào xuất hiện ở trên 6 ô nghiên cứu. Có 45 loài (chiếm 66,18% số loài) chỉ xuất hiện trong 1 ô nghiên cứu (Phụ lục 3.4).

Trung bình mỗi ô có 9,67 loài cây cỏ, trong đó có trung bình 8,83 loài cây làm thuốc, chiếm 92,19% (Bảng 3.6).

Bảng 3.6. Tỷ lệ số loài làm thuốc của 12 ô tiêu chuẩn

Ô số Số loài làm thuốc Số loài cây cỏ Tỷ lệ (%)

1 10 11 90,91 2 13 14 92,86 3 2 2 100 4 16 16 100 5 6 7 85,71 6 2 2 100 7 7 7 100 8 11 11 100 9 7 9 77,78 10 13 15 86,67 11 6 7 85,71 12 13 15 86,67 Trung bình 8,83 9,67 92,19 3.1.2.2. Tính đa dạng theo thảm thực vật

Tổng cộng có 12 ô tiêu chuẩn đƣợc đặt ở 5 thảm thực vật khác nhau đƣợc phát hiện trong quá trình điều tra. Tính đa dạng sinh học của các thảm thực vật đƣợc trình bày ở bảng 3.7.

Các cây thuốc xuất hiện trong các ô tiêu chuẩn đƣợc trình bày ở phụ lục 3.4

Bảng 3.7. Tính đa dạng sinh học cây thuốc theo thảm thực vật

STT Loại thảm thực vật Mật độ loài/100 m2 Mật độ cá

thể/100m2 Các loài ưu thế (loài đặc trưng)

1 Đồi (3 ô) 23 101 Melastoma malabathricum L.,

STT Loại thảm thực vật Mật độ loài/100 m2 Mật độ cá

thể/100m2 Các loài ưu thế (loài đặc trưng)

2 Nƣơng (2 ô) 8 161

Ageratum houstonianum Mill.,

Melastoma malabathricum L.,

Ageratum conyzoides (L.) L.,

Hydrocotyle sibthorpioides Lam.

3

Rừng nguyên sinh bị tác động (3 ô)

25 85 Gynostemma burmanicum King ex Chakrav.

4 Rừng tre (1 ô) 2 2 Chƣa đủ dữ liệu phân tích

5 Ven suối (3 ô) 37 116

Ageratum houstonianum Mill., (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Agrimonia pilosa Ledeb.,

Nephrolepis cordifolia (L.) C. Presl

3.1.3. Tri thức sử dụng cây thuốc của người dân xã Quản Bạ

3.1.3.1. Các bệnh có thể chữa trị bằng cây thuốc của người dân xã Quản Bạ

Tổng số 147 loài đƣợc ngƣời dân sử dụng làm thuốc cho 33 nhóm bệnh/chứng bệnh/nhóm thuốc khác nhau. Có 13 loài có công dụng đƣợc xếp vào hơn 1 nhóm bệnh/chứng bệnh/nhóm thuốc khác nhau, có 1 loài (sp.9) có công dụng đƣợc xếp vào 3 nhóm bệnh/chứng bệnh/nhóm thuốc khác nhau và không có loài nào đƣợc xếp vào hơn 3 nhóm bệnh/chứng bệnh/nhóm thuốc khác nhau. Có 4 nhóm bệnh/chứng bệnh/nhóm thuốc có từ 10 loài trở lên là: Bệnh tiêu hóa (10 loài), Tiêu độc – Dị ứng (13 loài), Bổ (27 loài), Xƣơng khớp (30 loài). Có 9 nhóm bệnh chỉ có 1 loài là: Bệnh về máu, Thần kinh, Vô sinh, Trẻ sơ sinh, Cảm sốt, Rắn cắn, Sốt rét, Trĩ, Bệnh ngoài da (Bảng 3.8).

Bảng 3.8. Danh mục các nhóm bệnh, chứng bệnh, nhóm thuốc sử dụng cây thuốc ở xã Quản Bạ

STT Tên nhóm bệnh, chứng bệnh, nhóm thuốc Số loài Tỷ lệ (%)

1 An thần - Gây ngủ 2 1,36

2 Bệnh dạ dày (đau dạ dày) 3 2,04

3 Bệnh động vật (giun sán) 3 2,04

4 Bệnh hô hấp (ho, ho lao, viêm họng) 7 4,76

5 Bệnh ngoài da (nƣớc ăn chân) 1 0,68

6 Bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hƣ, viêm

nhiễm âm đạo) 3 2,04

7 Bệnh tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy, đại tràng, vv.) 10 6,8

8 Bệnh tim mạch (huyết áp cao, huyết áp thấp, tắc

mạch) 2 1,36

9 Bệnh về máu (thiếu máu) 1 0,68

10 Bệnh về răng (sâu răng, nhức răng) 4 2,72

11 Bỏng 4 2,72

12 Bổ (tắm khỏe, cơ thể suy nhƣợc, vv.) 27 18,37

13 Bổ dƣơng 3 2,04

14 Cảm sốt 1 0,68

15 Cầm máu 4 2,72

16 Đau đầu 2 1,36

17 Gãy xƣơng (gãy xƣơng, bị ngã, đau gân) 7 4,76

18 Làm đẹp (làm mịn da, tẩy nốt ruồi, thơm ngƣời) 5 3,4

STT Tên nhóm bệnh, chứng bệnh, nhóm thuốc Số loài Tỷ lệ (%)

20 Tắc sữa 2 1,36

21 Phụ nữ có thai (dùng cho phụ nữ có thai, tắm cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khỏe, khó đẻ) 3 2,04

22 Phụ nữ sau sinh (dùng cho phụ nữ sau sinh) 3 2,04

23 Rắn cắn 1 0,68

24 Sốt rét 1 0,68

25 Sởi 2 1,36

26 Tiêu độc - Dị ứng (mụn nhọt, mẩn ngứa, vv.) 13 8,84

27 Thanh nhiệt (mát gan, nhiệt miệng) 4 2,72

28 Thận - Tiết niệu (phù thũng, sỏi, bí tiểu, đái buốt đái

rắt) 6 4,08

29 Thần kinh (u hạch) 1 0,68

30 Trẻ sơ sinh (dùng cho trẻ sơ sinh) 1 0,68

31 Trĩ 1 0,68

32 Vô sinh 1 0,68

33 Xƣơng khớp (phong thấp, đau xƣơng, tê nhức chân

tay, đau gân, vv.) 30 20,41

Ghi chú: Bảng này có tổng tỷ lệ lớn hơn 100% do một loài có thể dùng để chữa nhiều bệnh.

3.1.3.2. Bộ phận sử dụng của cây thuốc

Trong 147 loài đƣợc ngƣời dân dùng làm thuốc, có 12 bộ phận sử dụng đã đƣợc xác định: cả cây, thân lá, thân, lá, cành, cành lá, ngọn, gốc rễ, nhựa, rễ, củ, vỏ thân. Trong đó thân lá là bộ phận dùng phổ biến nhất với 43 loài, chiếm 29,25%. Có 137 loài, chiếm 93,20% chỉ có 1 bộ phận dùng. Có 10 loài, chiếm 6,80% có nhiều hơn 1 bộ phận dùng, số bộ phận dùng của 1 loài nhiều nhất là 2 (Bảng 3.9).

Bảng 3.9. Danh mục các bộ phận dùng của cây thuốc ở xã Quản Bạ STT Bộ phận dùng Số loài Tỷ lệ (%) 1 Thân lá 43 29,25 2 Cả cây 32 21,77 3 Lá 31 21,09 4 Rễ 17 11,56 5 Thân 11 7,48 6 Củ 7 4,76 7 Ngọn 6 4,08 8 Cành lá 3 2,04 9 Vỏ thân 3 2,04 10 Cành 2 1,36 11 Gốc rễ 1 0,68 12 Nhựa 1 0,68 Hệ số bộ phận dùng 1,07

Ghi chú: Bảng này có tổng tỷ lệ lớn hơn 100% do một loài có nhiều bộ phận sử dụng.

3.1.3.3. Cách sử dụng cây thuốc

Trong 147 loài cây thuốc đƣợc ngƣời dân ở xã Quản Bạ sử dụng, có 25 cách sử dụng đã đƣợc xác định, trong đó 2 cách Đun tắm (50 loài, chiếm 34,69%) và Sắc uống (42 loài, chiếm 28,77%) là 2 cách sử dụng chủ yếu (Bảng 3.10).

Bảng 3.10. Danh mục các cách dùng thuốc ở xã Quản Bạ

STT Cách dùng Tần số Tỷ lệ

Dùng ngoài

1 Bẻ cành non bôi vào nốt ruồi 1 0,68

STT Cách dùng Tần số Tỷ lệ

3 Đun nƣớc ngâm 3 2,04

4 Đun nƣớc rửa 4 2,72

5 Đun tắm 51 34,69 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Giã đắp 13 8,84

7 Giã lá, hơ qua lửa rồi lấy nƣớc bôi lên 1 0,68

8 Giã nát rồi bó 5 3,4

9 Giã nát rồi bôi 2 1,36

10 Giã nát, thêm rƣợu rồi bó 4 2,72

11 Giã/Vò lá bôi lên chỗ dị ứng 2 1,36

12 Lẩy mủ bôi 1 0,68

13 Nấu cao xoa bóp 6 4,08

14 Ngâm rƣợu làm thuốc bóp 1 0,68

15 Trải ra rồi nằm lên 4 2,72

16 Vò nát xoa bóp đầu 1 0,68

Dùng trong

17 Ăn sống 11 7,48

18 Giã lấy nƣớc uống 2 1,36

19 Nấu nhƣ rau ăn 1 0,68

STT Cách dùng Tần số Tỷ lệ

21 Sắc uống 44 29,93

22 Uống nhƣ uống chè 2 1,36

Cách dùng khác

23 Nhai rồi ngậm 2 1,36

24 Dập nát cho vào chỗ sâu răng 1 0,68

25 Dập nát ngậm 1 0,68

Hệ số cách dùng 1,18

Ghi chú: Bảng này có tổng tỷ lệ lớn hơn 100% do một loài có nhiều cách sử dụng bộ phận dùng, và một loài có thể có nhiều bộ phận dùng, do đó có nhiều cách dùng. 3.1.3.4. Hoạt động làm thuốc trong xã

a) Hoạt động của thầy lang

Tại xã Quản Bạ, có rất ít ngƣời theo nghể thầy lang, và những ngƣời theo nghề thầy lang cũng không hoạt động mạnh mẽ. Ngƣời dân ở đây khi bị bệnh thƣờng tự chữa bệnh hoặc nhờ ngƣời thân, nếu không khỏi thì thƣờng sẽ bốc thuốc ở thầy lang thuộc xã Tùng Vài, hoặc đến trạm Y tế xã (Hình 3.6).

Hình 3.6. Sự lựa chọn chữa bệnh ban đầu của người dân xã Quản Bạ

b) Hoạt động thu hái cây thuốc

Hoạt động thu hái cây thuốc đối với thầy lang chỉ diễn ra ở ngày lẻ, kiêng ngày chẵn để tránh sự không may mắn. Đối với ngƣời dân thì họ vẫn đi lấy thuốc bất kể ngày nào.

Khi thu hái cây thuốc, cả thầy lang và ngƣời dân đều không quan tâm đến việc thu hái sao cho có thể tái sinh đƣợc, họ thƣờng nhổ cả cây đối với cây cỏ, giật cả dây đối với dây leo, hay chặt cây gỗ rồi mới thu lấy phần cần lấy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số loài đƣợc thƣơng lái Trung Quốc đến thu mua ồ ạt, thậm chí vào tận rừng để thu hái. Các loài cây thuốc thƣơng lái Trung Quốc đến thu mua bao gồm Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) giá 150.000đồng/100g, Zeuxine sp (không đƣợc dung làm thuốc). với giá 150.000đồng/100g, Tổ chim (Asplenium nidus L.) khiến cho số cá thể của các loài này còn rất ít.

Tự chữa bệnh/Nhờ ngƣời thân 86% Đến trạm Y tế xã 9% Bốc thuốc ở thầy lang xã Tùng Vài 5%

3.2. Hoạt động buôn bán dƣợc liệu

Điều tra đƣợc tiến hành tại chợ phiên ở Chợ Trung tâm thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ. Hoạt động buôn bán đƣợc tiến hành duy nhất vào buổi sáng Chủ nhật hàng tuần.

Hoạt động buôn bán thuốc cổ truyền ở chợ chỉ có thầy lang ngƣời Mông thực hiện với các dạng thuốc chứa 1 vị hay nhiều vị đã đƣợc chế biến sẵn và có thể đƣợc đóng túi.

Hoạt động buôn bán Dƣợc liệu tại chợ phiên đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Dƣợc liệu đƣợc bán thƣờng là dƣợc liệu khô và thƣờng chỉ đƣợc ngƣời Dao và ngƣời Mông buôn bán với hình thức bán lẻ ở chợ với các loại dƣợc liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc nhƣ: Óc chó, Tam thất củ, Hoa tam thất, Rễ ram thất, Củ tam thất nhỏ, Đƣơng quy, Ấu tàu, Hà thủ ô đỏ, hay đƣợc trồng (nhƣ Thảo quả) và nhập lại từ các cửa hàng ở Việt Nam nhƣ: Đại hồi, Xuyên khung, Cam thảo Bắc, dƣợc liệu có tên gọi ở chợ là Ba kích/Sâm đất.

Hoạt động buôn bán cây thuốc chƣa đƣợc tiến hành nhiều ở chợ. Một số loài làm thuốc đƣợc bán ở chợ nhƣng chỉ bán dƣới dạng làm rau (Giảo cổ lam -

Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino, Giảo cổ lam 7 lá -

Gynostemma longipes C.Y.Wu), làm cảnh (Bảy lá một hoa - Paris sp.).

Đối với 2 loài Giảo cổ lam, đƣợc bán ở khu vực bán rau tuy nhiên ngƣời bán vẫn bán với lời khuyên “Mua về không làm rau thì làm chè uống hạ huyết áp” nhƣng đƣợc bán cùng một giá (7.000đồng/kg).

Hình 3.7. Một cửa hàng bán tam thất ở chợ phiên chợ trung tâm thị Trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN

4.1. Về phƣơng pháp nghiên cứu

Trong đề tài này đã sử dụng cả 3 phƣơng pháp trong điều tra xác định đa dạng sinh học, điều kiện sinh thái, tri thức sử dụng cây thuốc. Vì vậy đã thu thập đƣợc lƣợng thông tin lớn nhất có thể.

Phƣơng pháp liệt kê tự do là phƣơng pháp đơn giản, ít tốn kém, có thể áp dụng với hầu hết mọi ngƣời, ngoài ra do phƣơng pháp đƣợc áp dụng với nhiều ngƣời (trên 30 ngƣời) vì vậy không bị bỏ sót loài (ngƣời này quên, ngƣời khác sẽ nhớ). Tuy nhiên, đối với thực tế ngƣời dân trong xã hiểu biết ít về cây thuốc và không thƣờng xuyên thực hành, việc nhớ ra tên cây thuốc là hết sức khó khăn (điều tra viên thƣờng xuyên phải gợi ý (nhƣ “Xin bác (anh/chị/ông/bà) kể tên tất cả các cây có thể làm thuốc sống ở suối mà bác (anh/chị/ông/bà) biết”, vv.)), do đó có nhiều loài chỉ khi nhìn thấy mới có thể nhớ ra. Vì vậy, có thể nói, phƣơng pháp liệt kê tự do chỉ không bỏ sót loài khi thực hiện ở khu vực mà ngƣời dân có sự hiểu biết về cây thuốc và thƣờng xuyên thực hành. Phƣơng pháp này có nhƣợc điểm khác đó là: Chỉ xác định đƣợc danh mục loài mà không xác định đƣợc các chỉ tiêu khác nhƣ độ nhiều, tần số xuất hiện, vv.

Điều tra theo tuyến với ngƣời cung cấp tin quan trọng là phƣơng pháp đặc biệt thích hợp với hoạt động điều tra phát hiện cây thuốc, là phƣơng pháp đơn giản, cho kết quả nhanh, chính xác do dựa vào mẫu sống tại thực địa, là công cụ tốt để bổ sung cho liệt kê tự do vì nó cho phép tìm ra các cây thuốc ít đƣợc sử dụng hoặc NCCT không nhớ ra trong quá trình phỏng vấn. Tuy nhiên, phƣơng pháp này có nhƣợc điểm bỏ sót những loài hiếm, những loài phân bố ở những địa hình phức tạp khó tiếp cận. Phƣơng pháp liệt kê tự do và điều tra theo ô tiêu chuẩn khắc phục nhƣợc điểm này.

Phƣơng pháp thứ 3 đƣợc sử dụng trong khóa luận này là điều tra theo ô tiêu chuẩn với mẫu có sẵn. Phƣơng pháp này rà soát kỹ lƣỡng trong phạm vi diện tích 100m2 và đƣợc thực hiện mỗi khi thảm thực vật thay đổi. Vì vậy phƣơng pháp này cho phép phát hiện ra nhƣng cây ở những địa hình hiểm trở, những cây khó quan sát, vv. mà điều tra theo tuyến đã bỏ sót, đồng thời phƣơng pháp này có tính định lƣợng do xác định đƣợc tần số xuất hiện của một cây trong một đơn vị diện tích, điều kiện sinh thái nơi sống của cây, vv. Tuy nhiên, phƣơng pháp này có điểm hạn chế là mất nhiều thời gian và rất khó khăn đối với ngƣời hạn chế về sức khỏe.

4.2. Về kết quả nghiên cứu

Diện tích của xã Quản Bạ chỉ chiếm 0,24% diện tích của tỉnh Hà Giang và 0,0057% diện tích cả nƣớc và nhƣng số loài cây thuốc ở đây đã chiếm 19,60% số loài cây thuốc của tỉnh Hà Giang và 5,52% số loài cây thuốc của Việt Nam.

4.2.1. Về đường cong số lượng loài

Đƣờng cong này tƣơng tự với đƣờng cong số lƣợng cây cỏ làm thuốc của ngƣời Dao ở vƣờn quốc gia Ba Vì [15] hay của ngƣời Mƣờng ở xã Mông Hoá - huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hoà Bình [11], tuy nhiên lại có sự khác biệt lớn với đƣờng cong số lƣợng loài cây thuốc đƣợc ngƣời Sán Chỉ sử dụng ở xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh [23] bởi đƣờng cong này lại cho tri thức về cây cỏ ở đây chủ yếu tập trung vào thầy lang do có các bƣớc nhảy rõ rệt ở các điểm NCCT là thầy lang.

4.2.2. Về tính đa dạng sinh học cây thuốc

4.2.2.1. Tính đa dạng theo bậc phân loại

Các loài cây làm thuốc ở xã Quản Bạ chủ yếu tập trung ở ngành Ngọc Lan (94,74%), Trong ngành Ngọc Lan thì lớp Ngọc Lan chiếm phần lớn. Điều này giống với sự đa dạng trong cây thuốc đƣợc ngƣời Dao sử dụng ở vƣờn quốc gia Ba

Vì (97,62%) [15], cây thuốc ngƣời Sán Chỉ sử dụng ở xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (97.06%) [23], cây thuốc ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (97,02%) [26], hay cây thuốc ở khu vực Yên Tử (95,79%) [21]. Điều này có đƣợc là do ngành Ngọc Lan có số loài chiếm đa số trong giới thực vật (86,80% tổng số loài) [42] nói chung và hệ thực vật của tỉnh Hà Giang nói riêng (92,91% tổng số loài) [18].

Họ Cúc (Asteraceae) là họ có số lƣợng chi và số lƣợng loài làm thuốc lớn nhất. Họ Cúc cũng chính là họ đƣợc ngƣời Dao ở xã Quản Bạ sử dụng nhiều nhất. Điều này giống với ƣu thế về số chi, số loài làm thuốc của cây thuốc cây thuốc dân tộc Giáy tại xã Mƣờng Vi - huyện Bát Xát - tỉnh Lào Cai [8], nằm trong số những họ có nhiều loài làm thuốc nhất của cây thuốc ngƣời Dao sử dụng ở vƣờn quốc gia Ba Vì (xếp thứ 3/118 họ) [15], cây thuốc vùng Yên Tử (xếp thứ 2/63 họ) [21], của ngƣời Sán Dìu ở xã Đạo Trù (xếp thứ 5/70 họ) [10], cây thuốc đƣợc ngƣời Sán Chỉ sử dụng ở xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (xếp thứ 5/67 họ) [23], cây cỏ làm thuốc của ngƣời Mƣờng ở xã Mông Hoá - huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hoà Bình (xếp thứ 4/70 họ) [11], cây thuốc ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (xếp thứ 3/86 họ) [26]. Điều này cho thấy, họ Cúc (Asteraceae) chính là một trong số những họ có số loài đƣợc nhiều dân tộc, nhiều khu vực sử dụng.

Chi Ficus là chi có nhiều loài làm thuốc nhất, giống với ƣu thế về số loài làm

Một phần của tài liệu Điều tra tài nguyên cây thuốc ở xã quản bạ, huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 33)