1. Khái niệm và nội dung của chức năng lãnh đạo
- Khái niệm: Lãnh đạo là việc gây ảnh hưởng đến người khác để họ thực hiện những hành vi nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Lãnh đạo là khởi động và duy trì tổ chức đạt mục tiêu bằng cách tác động đến động cơ của con người.
+ Lãnh đạo là một hệ thống tổ chức gồm 5 yếu tố: người lãnh đạo, người bị lãnh đạo, mục đích, các nguồn lực và môi trường.
+ Lãnh đạo là 1 quá trình, nó chuyển biến tùy thuộc vào mối quan hệ và cách xử lý giữa 5 yếu tố ở trên trong thời gian và không gian nhất định.
+Lãnh đạo là hoạt động quản trị mang tính phân tầng. Đó là quá trình người lãnh đạo thông qua quyền lực và ảnh hưởng của mình để tạo ra bộ máy tiến hành các hoạt động quản trị (ra mệnh lệnh, hướng dẫn, động viên và tạo động lực).
+ Lãnh đạo gắn liền với sự phục tùng của người dưới quyền. Người lãnh đạo là người phải được cấp dưới tuân thủ mệnh lệnh của mình.
- Nội dung của chức năng lãnh đạo:
+ Hiểu rõ con người trong hệ thống: Đây là nội dung đầu tiên, hết sức quan trọng mà người lãnh đạo phải nắm vững để có thể đưa ra các quyết định và phương pháp lãnh đạo.
+ Đưa ra các quyết định lãnh đạo thích hợp: Sản phẩm của người lãnh đạo, suy tới cùng là các quyết định. Quyết định là hành vi sáng tạo của người lãnh đạo nhằm định ra chương trình,
tính chất hoạt động của các bộ phận và cá nhân trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu nhất định.
+ Xây dựng nhóm làm việc: Trong điều kiện hoạt động với quy mô đông người, việc phân cấp và phân công quản trị là một tất yếu khách quan.
+ Dự kiến các tình huống và tìm cách ứng xử tốt: Quá trình lãnh đạo là quá trình hướng tới mục tiêu, viễn cảnh trong tương lai, mà tương lai thì người lãnh đạo khó có thể khẳng định được, cho nên điều có thể thực hiện là người lãnh đạo phải tỉnh táo vạch ra mọi tình huống có thể xảy ra, đối chiếu với mục đích và mục tiêu mong muốn, căn cứ vào thực tế khả năng, cơ hội và nguồn lực có thể được để đối phó với mọi tình huống.
+ Giao tiếp và đàm phán: Đây cũng là một nội dung quan trọng khi thực hiện chức năng lãnh đạo. Quá trình lãnh đạo là quá trình tiếp xúc và làm việc với con người thông qua hoạt động giao tiếp và đàm phán, cho nên người lãnh đạo không thực hiện tốt nội dung này thì khó có thể đưa tổ chức giành lấy những mục tiêu mong muốn.
+ Tác động lên con người: nắm được tâm lý, công cụ để tác động; tác động lên tập thể, nắm được tâm lý tập thể: lan truyền, dư luận, bầu không khí.
2. Phân biệt nhà lãnh đạo và nhà quản trị
Nhà quản trị Nhà lãnh đạo
- Các nhà quản trị được bổ nhiệm vào vị trí của mình. Khả năng ảnh hưởng của họ phụ thuộc vào những quyền hạn mà họ có được liên quan đến vị trí đó.
-
- Nhà lãnh đạo có thể là do được bổ nhiệm mà cũng có thể do họ nổi lên trong nhóm. Và họ có tể tác động đến mọi người làm việc ngoài những hành động được yêu cầu bởi quyền hạn chính thức.
- Không phải mọi nhà lãnh đạo đều có được những năng lưc và kĩ năng cần thiết cho các chức năng quản trị khác. Vì thế không phải tất cả các nhà lãnh đạo đều có khả năng trở thành các nhà quản trị.
3. Các phẩm chất quan trọng của nhà lãnh đạo (các phẩm chất và tầm quan trọng của những phẩm chất d dó trong công việc của nhà lãnh đạo) của những phẩm chất d dó trong công việc của nhà lãnh đạo)
- Phải biết mình: Người lãnh đạo phải nhận biết được tâm tính, mục tiêu, động cơ của bản thân, tự đánh giá một cách chân thực khả năng của mình.
- Khả năng tự chủ:
+ Khả năng chế ngự, điều khiển tâm trạng, tình cảm +Tạo môi trường làm việc tin cậy, công bằng
+ dễ dàng thích ứng với sự thay đổi + Không nhắm mắt làm liều
- Có động cơ mạnh:
+ đam mê với công việc
+ Theo đuổi mục tiêu với sự nỗ lực bền bỉ + Nỗ lực cao để đạt được mục tiêu
+ Đặt ra các mục tiêu thách thức + Tận tụy với công việc
+ Lạc quan
- Khả năng đồng cảm:
+ Hiểu tâm trạng nhân viên, cân nhắc tâm tư của họ khi ra quyết định + Lãnh đạo nhóm tốt hơn
+ nhạy cảm trong môi trường văn hóa + Tạo ra môi trường, duy trì tài năng
- Kĩ năng xã hội:
+ Khả năng xử lý hiệu quả các mối quan hệ: xây dựng mạng lưới quan hệ, biết tìm ra điểm chung, tạo sự hòa hợp.
+ Xây dựng và lãnh đạo nhóm tốt hơn
+ có khả năng thuyết phục, hướng người khác đến mục tiêu.
4. Phong cách lãnh đạo
4.1. Phong cách độc đoán
- Nội dung: Phong cách lãnh đạo độc đoán mô tả một người lãnh đạo luôn có xu hướng tập trung quyền lực. quy định cách thức làm việc, đưa ra các quyết định đơn phương và hạn chế sự tham gia của cấp dưới.
- Ý nghĩa
- Ứng dụng
4.2. Phong cách dân chủ
- Nội dung: Phong cách lãnh đạo dân chủ mô tả một nhà lãnh đạo có xu hướng thu hút sự đóng góp của cấp dưới vào quá trình ra quyết định, phân chia quyền lực, khuyến khích sự tham gia vào việc quyết định cách thức làm việc cũng như mục tiêu hành động, và đồng thời sử dụng việc phản hồi như một cơ hội để huẩn luyện các nhân viên.
- Ý nghĩa - ứng dụng
4.3. Phong cách lãnh đạo tự do
- Nội dung: Phong cách lãnh đạo tự do mô tả một nhà lãnh đạo giao cho nhóm quyền tự do trong việc ra quyết định và hoàn thành công việc theo bất cứ cách nào mà họ cho là phù hợp nhất.
- Ý nghĩa - ứng dụng
5. Phong cách lãnh đạo định hướng công việc và định hướng nhân viên (nghiên cứu của ĐH Michigan) của ĐH Michigan)
- Nội dung: Các nghiên cứu của ĐH Michigan nhằm mục tiêu xác định những đặc trưng
về hành vi có liên quan đến hiệu quả lãnh đạo. Nhóm nghiên cứu tại ĐH Michigan cũng đã đi đến kết quả là đưa ra 2 đặc trưng chính của hành vi lãnh đạo, được họ đặt tên là định hướng nhân viên và định hướng sản xuất. Những nhà lãnh đạo định hướng nhân viên là nhà lãnh đạo chú trọng đến các mối quan hệ cá nhân, họ quan tâm đến nhu cầu của nhân viên cấp dưới và chấp nhận sự khác biệt giữa các thành viên trong nhóm. Những nhà lãnh đạo định hướng sản xuất lại có xu hướng chú trọng đến các khía cạnh về chuyên môn và nhiệm vụ trong công
việc. Họ chỉ quan tâm chủ yếu đến việc hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm và quan tâm đến các thành viên trong nhóm như 1 phương tiện để đạt được nhiệm vụ ấy.
- Ý nghĩa: Kết luận của các nhà nghiên cứu là họ đánh giá cao nhà lãnh đạo định hướng nhân viên. Các nhà lãnh đạo định hướng nhân viên gắn với năng suất nhóm cao và sự thỏa mãn trong công việc cao. Các nhà lãnh đạo định hướng sản xuất gắn với năng suất nhóm thấp và sự thỏa mãn trong công việc thấp hơn.
- Ứng dụng
6. Lãnh đạo tình huống của Hersey và Blanchard (các phong cách lãnh đạo và tình huống nên áp dụng) huống nên áp dụng)
Hersey và Blanchard đã phát triển một lý thuyết về lãnh đạo cuốn hút được sự ủng hộ của các chuyên gia phát triển quản trị. Mô hình này, với tên gọi lý thuyết sự lãnh đạo tình huống (SLT), là một thuyết tình huống mà tập trung chủ yếu vào sự sẵn sàng của nhân viên. Hersey và Blanchard lập luận rằng sự lãnh đạo thành công sẽ đạt được bằng việc lựa chọn phong cách lãnh đạo đúng đắn trên cơ sở sự sẵn sang của nhân viên.
Việc nhấn mạnh vào nhân viên trong hiệu quả của sự lãnh đạo phản ánh thực tế rằng chính nhân viên là người chấp nhận hoặc không chấp nhận người lãnh đạo của mình. Cho dù người lãnh đạo làm j đi nữa thì hiệu quả phụ thuộc vào hoạt động của nhân viên. Sẵn sang chỉ mức độ mà một người có khả năng sẵn sang hoàn thành 1 nhiệm vụ cụ thể.
Hersey và Blanchard đã kết hợp thành 4 nhóm phong cách lãnh đạo riêng biệt:
+ Chỉ đạo (nhiệm vụ cao – quan hệ thấp): Nhà lãnh đạo định ra vai trò và yêu cầu nhân viên phải làm những gì, khi nào làm, làm như thế nào và ở đâu cho những nhiệm vụ khác nhau.
+ Bán (nhiệm vụ cao – quan hệ cao): Nhà lãnh đạo đưa ra cả những lời chỉ dẫn và hỗ trợ họ.
+ Tham gia (nhiệm vụ thấp – quan hệ cao): Nhà lãnh đạo và nhân viên cùng nhau bàn bạc đưa ra quyết định, vai trờ chính của người lãnh đạo là tạo điều kiện thuận lợi và truyền tải thông tin.
+ Ủy quyền (nhiệm vụ thấp – quan hệ thấp): Nhà lãnh đạo cung cấp ít ít lời chỉ dẫn và sự hỗ trợ.
Yếu tố cuối cùng trong lý thuyết cyar Hersey và Blanchard là xác định 4 giai đoạn phát triển:
R1: con người không có khả năng và không sẵn sàng làm việc. Họ thiếu trình độ và sự tự tin.
R2: con người không thể nhưng sẵn lòng thực hiện những nhiệm vụ cần thiết. Họ được khuyến khích nhưng hiện tại lại thiếu những ký năng thích hợp.
R3: con người có khả năng nhưng không sẵn lòng để làm những gì mà nhà lãnh đạo muốn. R4: con người có khả năng và sẵn sàng làm những gì họ được yêu cầu.
Cao Vừa phải Thấp
R4 R3 R2 R1 Có khả năng và sẵn sàng Có khả năng và không sẵn sàng Không có khả năng và sẵn sàng Ko có khả năng và không sẵn sàng