Chóc máu Nam (Salacia cochinchinensis Lour.) là cây tiểu mộc đứng hay trƣờn; nhánh non vuông. Lá có phiến d i đến 11 cm, từ từ hẹp trên cuống, nâu đen mặt tr n đo đỏ mặt dƣới lúc khô, gân phụ 6 – 8 cặp. Chụm trên một u; hoa 5 phân, cánh hoa vàng sáp, có sọc đỏ, cao 3 – 4 nm; đĩa mật; tiểu nhụy 3, vàng ngà. Phì quả tròn, rộng 1,5 – 3,5 cm, vàng; nạc đo đỏ; hạt 1 – 3.
Phân bố: rừng, ven rừng, rừng còi: Huế Đồng Nai, Côn Sơn [2].
Dân gian dùng rễ và thân cây chữa viêm khớp, phong thấp v đau lƣng mỏi bắp cơ thể suy nhƣợc. Dự án bảo tồn cây thuốc cổ truyền (do TS. Nguyễn Duy Thuần làm chủ nhiệm) đã phát hiện cây Chóc máu Việt đƣợc đồng bào dân tộc Kata sử dụng làm thuốc tiêu khát, chống viêm, bồi bổ cơ thể. Kết quả định tính sơ ộ cho thấy trong rễ cây Chóc máu Việt có: flavonoid, anthranoid, saponin, tannin, acid hữu cơ. Trong đó saponin v polyphenol (favonoid và tanin) là các thành phần chính có trong rễ cây Chóc máu Việt.
Tính cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu li n quan đến đặc điểm và tác dụng của các cây thuộc chi Salacia.
Rễ Salacia đƣợc sử dụng trong y học Ayurvedic cho ngƣời bệnh tiểu đƣờng và béo phì từ xƣa v đƣợc sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản, Mỹ và một số nƣớc khác nhƣ thực phẩm bổ sung hay thực phẩm chức năng cho ngƣời bệnh ĐTĐ v éo phì. Những nghiên cứu dƣợc lý gần đây đã chứng minh rễ
Salacia điều hòa nhiều đích: PPARs angiotensin II α-glucosidase, aldose reductase và lipase tụy. Những tác dụng đa dạng này có thể góp phần cho rễ
Salacia có tác dụng tốt trong điều trị bệnh ĐTĐ typ 2 v tăng huyết áp liên quan đến béo phì và lipid máu cao [48]. Trong những năm gần đây Salacia chinensis có nguồn gốc từ Thái Lan đã đƣợc nghiên cứu nhiều về hóa học và hoạt tính sinh học. Rễ của cây Salacia chinensis đƣợc d ng để điều trị ĐTĐ lợi kinh, trị kinh nguyệt đau chứa ducitol chống ƣớu [2]. Bằng phƣơng pháp sắc ký cột cặn dịch chiết n-hexan (6,81 g) trên cột silicagel với dung môi rửa giải là hỗn hợp n-hexan/ethyl acetat theo tỷ lệ tăng dần lƣợng ethyl acetat (0 – 100%), Trần Thị Minh và cộng sự đã phân lập và nhận dạng đƣợc 3 chất triterpen từ cặn dịch chiết n-hexan của cành cây Salacia chinensis là 29-nor- 21-αH-hopan-3,22-dion; 21-αH-hop-22(29)-en-3β-30-dion và 20(29)-lupen- 3,28-diol, có tên là Bentulin [3].
Dƣới đây l một số báo cáo từ những nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của loài Salacia (S. oblonga, S. reticulata, S. prinoides, S. chinensis và S. macrosperma)[48].
-Trên chuyển hóa lipid:
Hwang và cộng sự (2006) đã chứng minh rằng dịch chiết rễ Salacia làm giảm triglycerid huyết tƣơng giảm cholesterol toàn phần, giảm triglycerid gan và acid béo không ester hóa, giảm tỷ lệ hạt lipid trong mô của gan trên chuột ĐTĐ éo phì Zucker. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dịch chiết
Salacia oblonga l m tăng chuyển hóa và tuần hoàn lipid gan bằng cách hoạt hóa PPARα [23]. Mangiferin là một trong những thành phần chính của dịch
chiết rễ Salacia oblonga (14%) có tác dụng làm giảm nồng độ lipid máu trên động vật gây ĐTĐ typ 2 [30].
-Ức ch α-glucosidase:
Các nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra rằng tăng đƣờng huyết sau khi ăn l một yếu tố nguy cơ trực tiếp v độc lập đối với các bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ. Vì vậy, kiểm soát ảnh hƣởng của sự tăng nồng độ glucose trong máu sau khi ăn sẽ giúp giảm thiểu các biến chứng li n quan đến ĐTĐ. Các enzym trong đƣờng ruột nhƣ α-glucosidase v α-amylase phá vỡ liên kết trong các phân tử tinh bột, dextrin, maltose, sucrose tạo thành các monosaccharid hấp thu đƣợc. Ức chế các enzym này sẽ làm giảm quá trình hấp thu polysaccharid vào máu và làm giảm hiện tƣợng tăng đƣờng huyết sau khi ăn do đó giúp kiểm soát tốt tình trạng đƣờng huyết của bệnh nhân. Trên thị trƣờng hiện nay đã có thuốc ức chế α-glucosidase nhƣ acar ose đƣợc sử dụng khá hiệu quả trong điều trị ĐTĐ typ 2 tuy nhi n các thuốc này có nhiều tác dụng phụ nhƣ gây đầy hơi đau ụng, tiêu chảy. Các tác dụng không mong muốn n y hƣớng các nghiên cứu đến việc tìm ra các thuốc mới và an toàn hơn. Test dung nạp sucrose ở ngƣời tình nguyện cho thấy dịch chiết rễ cây
Salacia oblonga, Salacia chinensis ức chế tăng đƣờng huyết ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 sau ữa ăn gi u car ohydrat. Dịch chiết methanol của cành và rễ các cây S. reticulata và S. oblonga làm giảm sự tăng đƣờng huyết sau khi ăn gây bởi maltose, sucrose, tinh bột ở chuột [37].
-Ức ch aldose reductase:
Aldose reductase là một enzym quan trọng trong con đƣờng polyol xúc tác cho phản ứng khử các đƣờng aldo và các aldehyd no và không no khác. Aldose reductase có rất nhiều cơ chất khác nhau gồm các hydroxynonenal và các catecholamin. Sự hoạt động quá mức của aldose reductase li n quan đến sự phát triển của các biến chứng tim mạch và thần kinh ở bệnh nhân ĐTĐ.
Thực tế điều trị cũng cho thấy, sử dụng các chất ức chế aldose reductase có thể giúp cải thiện các biến chứng về mạch và các biến chứng khác ở bệnh nhân ĐTĐ nhƣ ệnh lý thần kinh ngoại biên, bệnh võng mạc đục thủy tinh thể. Ức chế aldose reductase cũng giúp ảo vệ tim chuột khỏi sự tổn thƣơng do thiếu máu cục bộ cũng nhƣ thúc đẩy sự hồi phục chức năng sau khi tƣới máu lại [25].
Dịch chiết methanol rễ S. chinensis và S. reticulata đã đƣợc chứng minh là có tác dụng ức chế aldose reductase [46].
-Ức ch enzym lipase tụy:
Lipase tụy là enzym quan trọng nhất trong quá trình tiêu hóa chất béo của thức ăn. Dịch chiết rễ S. oblonga đã đƣợc chứng minh là có tác dụng ức chế sự tăng glycerid huyết tƣơng sau khi cho chuột ĐTĐ éo phì Zucker uống dầu oliu trong khi đó lại không có tác dụng trên triglycerid huyết tƣơng của chuột nhịn ăn [24]. Những kết quả này cho thấy dịch chiết S. oblonga ức chế sự tăng triglycerid huyết tƣơng kích thích ởi dầu Oliu. Dịch chiết trong nƣớc nóng của rễ S. reticulata làm giảm hoạt động của lipase tụy nhƣng ít tác động lên sự hoạt động của hormon nhạy cảm lipase ở mô mỡ của chuột.
CHƢƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU