Chương trình giám sát môi trường

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động nhà máy phân bón tại Long An (Trang 126 - 137)

5.2.1. Giám sát giai đoạn xây dựng

Giám sát chất lượng không khí xung quanh

- Thông số chọn lọc: nhiệt độ, bụi, SO2, NO2, CO, tiếng ồn. - Vị trí giám sát: 1 điểm tại cổng ra vào dự án trên đường số 7.

- Tần số giám sát: 2 lần trong quá trình xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị và vận hành thử.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Giám sát khí thải trong khu vực đang xây dựng:

- Vị trí: 01 điểm trong khu vực đang xây dựng

- Thông số giám sát: nhiệt độ, tiếng ồn, bụi, NOx, SOx, CO.

- Tần suất giám sát: 1 lần trong quá trình xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị và vận hành thử.

Tiêu chuẩn so sánh: TCVSLĐ 3733/2002/QĐ-BYT, QCVN 24:2016/BYT, QCVN 26:2016/BYT.

Giám sát chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại

- Vị trí giám sát: tại các khu vực bảo trì sửa chữa máy móc và khu lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, nguy hại

- Thông số giám sát: lượng thải, thành phần. - Tần suất giám sát: 01 lần/3 tháng

5.2.2. Giám sát giai đoạn hoạt động

Kế hoạch quan trắc môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án với tần suất giám sát tuân theo hướng dẫn của Thông tư 27/2015/TT-BTNMT. Công tác giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hoạt động được thực hiện tại các vị trí cụ thể như sau:

Bảng 5.2. Chương trình giám sát môi trường trong thời gian thực hiện dự án

Vị trí giám sát Chỉ tiêu giám sát Tần suất Quy chuẩn so sánh Giai đoạn hoạt động

Khí thải tại nguồn

01 mẫu Khí thải tại ống thải sau hệ thống xử lý của dây chuyền sản xuất phân bón (KT01) Bụi, NH3 3 tháng/lần QCVN 21:2009/BTNMT Cột B (Kq=1, Kv=1) Khí thải môi trường lao động

Chủ dự án sẽ tuân thủ theo Quy định của Bộ luật lao động và Bộ Y tế

Chất lượng nước thải

01 mẫu tại hố ga cuối đấu nối với hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN Thái Hòa

(NT) pH, BOD5, COD, TSS, Tổng N, tổng P, coliforms. 3 tháng/lần Giới hạn tiếp nhận nước thải của KCN Thái Hòa

theo ĐTM đã được phê duyệt của KCN (Hoặc thỏa thuận riêng bằng văn bản giữa

Đầu tư Nông nghiệp Hợp Lực

và KCN Thái Hòa)

Khối lượng chất thải rắn và chất thải nguy hại

01 điểm tại khu tập trung chất thải rắn sinh hoạt (RSH) Khối lượng, thành phần chất thải 3 tháng/lần Nghị định 38/2015/NĐ- CP, Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT, TCVN 6707:2009 01 điểm tại khu tập

trung chất thải rắn công nghiệp (RCN)

01 điểm tại khu lưu trữ chất thải nguy hại

(RNH)

Báo cáo giám sát môi trường sẽ được cập nhật thường xuyên và lưu trữ tại công ty. Đồng thời các kết quả giám sát sẽ được gửi về cho Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Long An, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Long An, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Hòa, Ban Quản lý KCN Thái Hòa

CHƯƠNG 6

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

Theo quy định tại Khoản 4, 5 và 6 Điều 12 Nghị định 18/2015/NĐ-CP "Quy định về việc bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường” quy định về việc tham vấn ý kiến cộng đồng khi thực hiện đáng giá tác động môi trường, cụ thể là tham vấn ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án.

Căn cứ điểm a, Khoản 3, Điều 21 Luật bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014 thì: Dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất phân bón, công suất 9.500 tấn sản phẩm/năm” nằm trong khu công nghiệp Thái Hòa đã phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án KCN Thái Hòa, xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An số 3328/QĐ – UBND của UBND tỉnh Long An ngày 24 tháng 08 năm 2005, nên việc đầu tư dự án vào KCN Thái Hòa hoàn toàn phù hợp với quy hoạch của KCN đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy, dự án thuộc đối tượng không phải thực hiện tham vấn theo quy định.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 1.KẾT LUẬN

Trên cơ sở phân tích đánh giá tác động môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất phân bón - công suất 9.500 tấn sản phẩm/năm” của Công ty Cổ phần Đầu tư Nông nghiệp Hợp Lực, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

− Dự án thực hiện phù hợp với quy mô, định hướng phát triển của Công ty, quy hoạch của KCN và chủ trương của địa phương.

− Dự án góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo công ăn, việc làm và thu nhập ổn định cho lực lượng lao động tại địa phương .

− Tuy nhiên dự án đi vào hoạt động sẽ làm phát sinh các chất ô nhiễm cụ thể như:

+ Các chất ô nhiễm trong môi trường không khí.

+ Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của công nhân.

+ Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại từ quá trình hoạt động sản xuất của dự án.

+ Đồng thời với quá trình sản xuất, nguy cơ xảy ra các sự cố môi trường như sự cố an toàn lao động, chập điện, cháy nổ, ngộ độc hóa chất, thực phẩm, rò rỉ nguyên liệu hóa chất, sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải, khí thải, phòng thí nghiệm...

− Xuất phát từ việc nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong vai trò bảo vệ môi trường tại khu vực dự án, Công ty Cổ phần Đầu tư Nông nghiệp Hợp Lực đầu tư đầy đủ kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường dự án và cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các phương án phòng ngừa, khống chế, xử lý ô nhiễm môi trường đã đề ra trong báo cáo ĐTM dự án này nhằm bảo đảm đạt hoàn toàn các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam như đã nêu trong báo cáo. Vì vậy, các tác động tiêu cực như đã nêu hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách thiết kế công nghệ xử lý. Cụ thể như: + Phương án khống chế ô nhiễm không khí, đảm bảo điều kiện lao động cho công nhân: lắp đặt dây chuyền sản xuất hiện đại, nhà xưởng được xây dựng thông thoáng, đúng quy cách yêu cấu đối với nhà xưởng sản xuất công nghiệp, lắp đặt hệ thống quạt thông gió, quạt mát. Vận hành tốt hệ thống xử lý khí thải.

+ Phương án tách riêng hệ thống thoát nước mưa và nước thải, vận hành tốt hệ thống xử lý nước thải của dự án. Thực hiện bảo trì, bão dưỡng hệ thống thường xuyên.

+ Phương án thu gom, lưu trữ và chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại.

Các biện pháp khống chế ô nhiễm và hạn chế các tác động có hại của dự án tới môi trường đã được đưa ra trong báo cáo là những biện pháp khả thi, có thể đảm bảo đạt Tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam quy định. Do đó mức độ tác động đến môi trường là không đáng kể nếu các biện pháp môi trường này thực thi một cách có hiệu quả.

4. KIẾN NGHỊ

Dự án đầu tư xây dựng Dự án “Nhà máy sản xuất phân bón - công suất 9.500 tấn sản phẩm/năm” của Công ty Cổ phần Đầu tư Nông nghiệp Hợp Lực tại lô B225, đường số 7, KCN Thái Hòa, Ấp Tân Hòa, Xã Đức Lập Hạ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An đã được nghiên cứu, nhận biết, đánh giá các tác động môi trường, và đề ra các biện pháp khả thi khống chế ô nhiễm của Dự án.

Việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đã giải quyết được mặt hạn chế khi Dự án đi vào hoạt động.

Chủ Dự án sẽ cho triển khai đồng bộ các biện pháp khống chế và xử lý ô nhiễm, cử cán bộ đào tạo quản lý vận hành đúng kỹ thuật, biết tự giám sát hiệu quả xử lý và điều chỉnh phù hợp đảm bảo các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn môi trường đầu ra đạt Tiêu chuẩn, Quy chuẩn quy định.

3.CAM KẾT

Công ty Cổ phần Đầu tư Nông nghiệp Hợp Lực cam kết:

A. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu

Chủ dự án cam kết đảm bảo tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam, các Nghị định, Thông tư và các quy định liên quan, thực hiện tốt các biện pháp khống chế và giảm thiểu các tác động xấu đã nêu trong báo cáo này, hoàn thành các công trình xử lý môi trường trước khi đi vào hoạt động chính thức cụ thể là:

- Thực hiện các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm không khí theo đúng quy định.

- Thực hiện các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước: Đảm bảo tách riêng hệ thống thu gom nước thải và nước mưa. Xử lý nước thải đạt giới hạn tiếp nhận nước thải của KCN để đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN Thái Hòa, ký hợp đồng xử lý nước thải với KCN để tiếp tục xử lý nước thải đạt quy chuẩn quy định.

- Thực hiện các biện pháp thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại đúng quy định.

- Thực hiện các biện pháp chống ồn và rung.

- Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống cháy nổ. Xây dựng hệ thống chống sét, chống ồn, rung cho các thiết bị.

- Thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ như đã nêu trong chương 5.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng về quản lý môi trường để nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn kịp thời trong công tác quản lý môi trường.

- Cam kết thực hiện kế hoạch phòng chống sự cố hóa chất theo quy định của Bộ Công Thương.

B. Cam kết thực hiện tất cả các biện pháp, quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến dự án.

Chủ dự án cam kết trong quá trình dự án đi vào vận hành chính thức đảm bảo tuân thủ tốt Luật môi trường, các chất ô nhiễm thải ra môi trường đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam hiện hành, bao gồm:

i). Về môi trường không khí

− Môi trường không khí xung quanh: Tuân thủ các quy định pháp luật, không làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí xung quanh.

− Khí thải phát sinh từ các nguồn thải đạt QCVN 19:2009/BTNMT cột B (Kq=1, Kv=1); QCVN 21:2009/BTNMT cột B (Kq=1, Kv=1).

− Môi trường sản xuất đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo TCVS 3733/2002/QĐ- BYT, QCVN 24:2016/BYT, QCVN 26:2016/BYT.

ii). Về nước thải

Nước thải phát sinh từ dự án được xử lý đạt quy định tiếp nhận nước thải của KCN Thái Hòa .

iii). Về chất thải rắn

− Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải không nguy hại được quản lý theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của chính phủ về quản lý chất thải rắn. Chất thải sinh hoạt được thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý theo đúng yêu cầu với sự hỗ trợ của đơn vị có chức năng. Chất thải rắn không nguy hại được thu gom, tập trung và bán cho đơn vị có chức năng thu mua.

− Chất thải nguy hại: được thực hiện đúng theo quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Chất thải được phân loại, lưu trữ và giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý chất thải nguy hại thu gom, xử lý.

Chủ dự án cam kết thực hiện các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn từ khi dự án đi vào vận hành chính thức cho đến khi kết thúc dự án. Đồng thời cam kết sẽ đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án. Cam kết phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường sau khi dự án kết thúc vận hành.

Công ty Cổ phần Đầu tư Nông nghiệp Hợp Lực cam kết thực hiện tốt các yêu cầu của quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM và nội dung Báo cáo ĐTM, xử lý các loại

chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường hiện hành. Công ty chịu trách nhiệm về các biện pháp bảo vệ môi trường đối với toàn bộ dự án trong suốt quá trình hoạt động, thực hiện giám sát và vận hành các công trình xử lý môi trường, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác quản lý an ninh, trật tự, tệ nạn xã hội. Công ty cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các quy định về bảo vệ Môi trường, nếu để xảy ra sự cố môi trường, các hoạt động xả thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn Môi trường Việt Nam quy định.

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO

1. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, Tập 1: Ô nhiễm không khí và tính toán khuếch tán chất ô nhiễm, NXB Khoa học và kỹ thuật năm 1999, Trần Ngọc Chấn, Hà Nội

2. Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp, NXB khoa học và kỹ thuật (1999), Trần Hiếu Nhuệ, Hà Nội;

3. Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp và ứng dụng, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2000 - Lê Trình, Hà Nội.

4. Quản lý chất thải rắn, NXB Xây dựng (2001), Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái, Hà Nội.

5. Thoát nước tập II. Xử lý nước thải- Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2002- Hoàng Huệ, Trần Đức Hạ .

6. Giáo trình quản lý chất lượng môi trường, Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn văn Phước – Nguyễn Thị Vân Hà.

7. XLNT đô thị và công nghiệp, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2002, Lâm Minh triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân.

8. Ô nhiễm không khí, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2003, TS Đinh Xuân Thắng.

9. Assessment of sources of air, water, and land pollution, A guide to rapid source inventorytechniques ans their use in formulating environmental control strategies, (1993), World Health Organization, Geneva.

10. Kỹ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học, Nhà xuất bản Trẻ, 2007, TS. Trần Kim Tiến

11. Kỹ thuật an toàn trong sản xuất và sử dụng hóa chất, Nhà xuất bản Trẻ, 2007, Thế Nghĩa

12. Sổ tay quá trình và công nghệ hóa chất tập 1 và tập 2, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội, 2006, TS. Trần Xoa, PGS.TS Nguyễn Trọng Khuông, TS Phạm Xuân Toản

13. Tổ chức FHA (Federal Highway Administration), Mỹ, 1999

14. Báo cáo “Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ tại Tp. Hồ Chí Minh”- Nguyễn Đình Tuấn và Cộng Sự.

PHỤ LỤC I

PHỤ LỤC II HÌNH ẢNH DỰ ÁN

PHỤ LỤC III

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động nhà máy phân bón tại Long An (Trang 126 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w