Hoạt động bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động nhà máy phân bón tại Long An (Trang 51 - 116)

Khu công nghiệp Thái Hòa đã được Sở Tài Nguyên và Môi trường Long An cấp Giấy xác nhận số 18/GXN – STNMT ngày 30 tháng 09 năm 2014 về việc đã hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành. Cụ thể như sau:

Hệ thống thu gom và thoát nước mưa

Đã lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống thu gom nước mưa dọc theo các tuyến đường nội bộ của Khu công nghiệp và được tách riêng với nước thải.

Công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải

− Đã xây dựng hoàn tất hệ thống cống thu gom nước thải từ các đơn vị thứ cấp dẫn nước thải vệ hệ thống xử lý nước thải tập trung.

− Xây dựng hoàn tất và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung giai đoạn 1, 2 công suất 2.000 m3/ngày.đêm. Hiện tại KCN Thái Hòa đang tiếp nhận lượng nước thải của các doanh nghiệp thứ cấp với lưu lượng 200 m3/ngày đêm, với lưu lượng này hoàn toàn đủ đáp ứng nhu cầu 2,25 m3 nước sinh hoạt/ngày của dự án. Đủ khả năng đáp ứng khi có thêm nhà đầu tư thứ cấp vào KCN.

Nước thải Song chắn rác Bể gom Bể điều hòa Bể trung hòa Bể keo tụ/ lắng 1 kết hợp dạng mẻ Bể sinh học hiếu khí từng mẻ Bể khử trùng Bể lọc QCVN 40:2011/BTNMT cột A Bể chứa bùn Nước tách Chất khử trùng Khí nén Bùn Bùn Khí nén Bùn

Hình 2.1. Sơ đồ công nghệ XLNT KCN Thái Hòa  Thuyết minh

Nước thải từ các Nhà máy trong KCN được thu gom qua mạng lưới thoát nước thải trong KCN, dẫn về Trạm xử lý nước thải tập trung.

+ Trước khi chảy vào bể thu gom, nước thải qua hệ thống lược rác thô để tách rác có kích thước lớn có trong nước thải.

+ Từ bể thu gom, nước thải được bơm sang bể điều hòa. Tại bể điều hòa, có lắp đặt hệ thống lọc rác tinh. Tại đây, nước thải cũng được xử lý một phần chất hữu cơ trong điều kiện thoáng khí.

+ Nước sau khi qua bể điều hòa sẽ được bơm sang bể trung hòa nhằm điều chỉnh pH, bổ sung dưỡng chất cần thiết trước khi đưa sang các công đoạn xử lý tiếp theo. Từ bể trung hòa, sẽ được dẫn sang bể keo tụ, sau khi châm và trộn hóa chất keo tụ, nước thải sẽ chảy sang bể lắng 1. Bể lắng 1 có tác dụng loại bỏ các tạp chất lơ lửng trong nước thải. Nước sau bể lắng 1 tiếp tục cho qua bể sinh học hiếu khí từng mẻ. + Tại bể xử lý sinh học, các tạp chất hữu cơ sẽ được phân hủy bởi các vi sinh hiếu khí ở dạng lơ lửng. Đây là khâu quan trọng nhất của quá trình xử lý nước thải vì toàn bộ các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải sẽ được xử lý tại bể này. Bể sinh học từng mẻ liên tục vừa là bể xử lý vi sinh kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí (tùy theo cách vận hành), vừa đóng vai trò là bể lắng. Hệ thống bể sinh học từng mẻ thường có ít nhất hai bể hoạt động luân phiên. Trong một chu trình xử lý có 5 giai đoạn: lấy nước, làm thoáng (sục khí), lắng, gạn và giai đoạn tạm ngừng cho mẻ kế tiếp.

+ Nước sau khi xử lý sinh học được dẫn sang bể lọc để tách các cặn lơ lửng còn sót lại. Nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vi sinh, nươc thải đươc tiếp tục dẫn sang bể khử trùng để khử trùng phần lớn vi khuẩn có trong nước thải nhờ quá trình Chlor hóa. Nước sau khi khử trùng sẽ đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành về nước thải công nghiệp.

+ Nước thải sau bể lọc đã đạt tiêu chuẩn theo Quy định hiện hành và xả ra kênh Kênh BC (kênh chứa nước mặt của KCN), nước thải từ kênh BC sẽ chảy ra Kênh Thầy Cai .

+ Bùn sinh ra từ bể sinh học sẽ được bơm về bể chứa bùn. Sau đó, sẽ được máy ép bùn làm khô trước khi chôn lấp đúng nơi quy định.

+ Bùn từ bể lắng 1 cũng được bơm về bể chứa bùn để xử lý chung với bùn từ bể sinh học.

Công nghệ lựa chọn cho Hệ thống xử lý nước thải của KCN Thái Hòa là công nghệ mới, hoàn toàn phù hợp để đáp dụng xử lý nước thải công nghiệp.

Bảng 2.10. Giới hạn tiếp nhận nước thải của của KCN Thái Hòa được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường

TT Thông số Đơn vị Giới hạn quy định

1 pH - 5 - 9 2 BOD5 (20oC) mg/l 500 3 COD mg/l 750 4 Chất rắn lơ lửng mg/l 250 5 Asen mg/l 0,5 6 Thủy ngân mg/l 0,01 7 Chì mg/l 1 8 Crom (VI) mg/l 0,5 9 Crom (III) mg/l 2 10 Đồng mg/l 5 11 Cadimi mg/l 0,5 12 Kẽm mg/l 5 13 Niken mg/l 2 14 Mangan mg/l 5 15 Sắt mg/l 10 16 Thiếc mg/l 5 17 Tổng nitơ mg/l 120 18 Tổng P mg/l 50 19 Clo dư mg/l 2 20 Dầu mỡ khoáng mg/l 5 21 Dầu động thực vật mg/l 30

22 Phot pho hữu cơ mg/l 1

23 Phot pho tổng số mg/l 8 24 Tetracloetylen mg/l 0,1 25 Tricloetylen mg/l 0,3 26 Amoniac mg/l 10 27 Florua mg/l 5 28 Phenola mg/l 1 29 Sunlfua mg/l 1 30 Xianua mg/l 0,2

Nguồn: Ban Quản lý KCN Thái Hòa, 2017

Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý của hệ thống XLNT tập trung của KCN Thái Hòa, 12/2016 như sau

Bảng 2.11. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý

Thông số Đơn vị Kết quả phân

tích QCVN 40: 2011/BTNMT, cột A, với Kq=0,9 và Kf=1 pH - 6,66 6 – 9 BOD5 mg/l 420 30 COD mg/l 34 75 TSS mg/l 18 50 Tổng N mg/l 16,91 20 Tổng P mg/l 3,72 4

Sắt mg/l 0,436 1 Crom (VI) mg/l 0,032 0,05 Crom (III) mg/l 0,021 0,2 Chì mg/l 0,014 0,1 Cadimi mg/l 0,008 0,05 Asen mg/l 0,008 0,05 Thủy ngân mg/l KPH 0,005 Màu sắc Co-Pt 33,01 50 Cu mg/l 0,36 2 Zn mg/l 0,28 3 Mn mg/l 0,08 0,5 Florua mg/l 0,29 5 Ni mg/l 0,043 0,2 Cl dư mg/l KPH 1 Amoni mg/l KPH 5 CN- mg/l 0,008 0,07 Dầu mỡ ĐTV mg/l 3,2 10 Dầu mỡ khoáng mg/l 3,6 5 Clorua mg/l 232,26 500 Tổng Coliform MPN/100ml 2000 3.000

(Nguồn:– Báo cáo giám sát môi trường định kỳ KCN Thái Hòa, tháng 12/2016). Nhận xét:

So sánh kết quả phân tích nước thải sau xử lý của hệ thống XLNT tập trung – KCN Thái Hòa tại bảng 2.11 với QCVN 40:2011/BTNMT, loại A với Kq = 1; kf = 1 cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép.

Công trình, biện pháp lưu trữ, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường

− Chất thải sinh hoạt phát sinh tại các đơn vị thứ cấp trong khu công nghiệp Thái Hòa được Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Việt Sơn ký hợp đồng với Công ty Cổ phần đô thị Đức Hòa vận chuyển và xử lý. Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Việt Sơn được UBND tỉnh cho phép không bố trí địa điểm tập trung chất thải rắn tại văn bản số 121/UBNDT – KT ngày 13/01/2014.

− Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh tại các đơn vị thứ cấp được các đơn vị phân loại; chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng được các đơn vị thứ cấp bán cho các đơn vị thu mua có nhu cầu.

− Chất thải nguy hại phát sinh được lưu chứa vào kho riêng, nền được bêtông, có mái che với diện tích 30m2.

Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Việt Sơn đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Sổ chủ nguồn thải nguy hại số 80.000128T ngày 14/03/2013. Công ty đã ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV TM – DV – MT Huỳnh Kim Nhật thu gom, vận chuyển đến Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Tp. Hồ Chí Minh xử lý.

Công trình, biện pháp thu gom, xử lý bụi, khí thải

Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Việt Sơn không đầu tư các công trình xử lý khí thải tại Khu công nghiệp Thái Hòa, khí thải phát sinh tại các đơn vị thứ cấp sẽ do các đơn vị thứ cấp xử lý.

Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Việt Sơn chủ yếu áp dụng biện pháp trồng cây xanh làm giảm thiểu ô nhiễm không khí, giảm thiểu tiếng ồn và cải tạo điều kiện khí hậu trong Khu công nghiệp Thái Hòa.

Tình hình kinh tế xã hội

Do dự án nằm trong KCN, cách khu dân cư gần nhất 2km, với khoảng cách này việc thành lập dự án cũng như KCN Thái Hòa giúp giải quyết công ăn việc làm cho dân địa phương. Từ khi KCN thành lập đến này hoàn toàn chưa có phản ứng tiêu cực nào của người dân địa phương.

Tỷ lệ lấp đầy của KCN Thái Hòa

Các doanh nghiệp đã đầu tư vào khu chiếm tỷ lệ 60%

Y tế

- Huyện Đức Hòa Bệnh viện đa khoa khu vực Hậu Nghĩa, bao gồm các khoa: Hồi sức Cấp cứu, Ngoại, Sản, Nội - Nhi, Nhiễm, Y học cổ truyền, Dược, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Vệ sinh an toàn thực phẩm, Y tế công cộng, Phòng chống dịch bệnh.

- Trạm y tế xã Đức Lập Hạ có 5 giường bệnh, có 2 bàn khám bệnh, có 2 bác sỹ, có đầy đủ trang thiết bị y khoa theo quy định của Bộ Y tế do đó, khi dự án có sự cố xảy ra thì trạm y tế Đức Lập Hạ hoàn toàn có đủ khả năng giải quyết sự cố. Trạm y tế xã Đức Lập Hạ cách dự án 4km.

Chương 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

a. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

i. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án.

Sự phù hợp với điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội

Vị trí dự án nằm trong KCN Thái Hòa đã được quy hoạch chi tiết, ngành nghề của Dự án nằm trong ngành nghề được phép tiếp nhận của KCN. Địa hình thông thoáng, giao thông thuận lợi, cách xa khu dân cư do đó Dự án hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực.

Tác động của giai đoạn giải phóng mặt bằng

Dự án nằm trong khu công nghiệp Thái Hòa, mọi hoạt động san lấp, giải phóng mặt bằng đều được chủ Khu công nghiệp tiến hành. Do đó trong giai đoạn này, Chủ dự án chỉ tiến hành phát quang thảm thực vật (chủ yếu là cỏ, cây bụi thấp) trước khi xây dựng. Việc phát quang thảm thực vật được sử dụng bằng máy, sau đó thuê đơn vị thu gom đến chở đi xử lý.

Giai đoạn này sẽ phát sinh tiếng ồn từ máy cắt cỏ, lượng sinh khối từ quá trình loại bỏ thảm thực vật, vào khoảng 150 kg. Ngoài ra còn có một lượng rất ít chất thải rắn sinh hoạt từ công nhân cắt cỏ. Hoạt động này cũng làm mất đi môi trường sống của các loài sinh vật nhỏ sinh sống trong khu vực trước đó, một số bị tiêu diệt, một số phải di cư đi kiếm nơi sống mới. Tuy nhiên, giai đoạn này diễn ra rất ngắn, chỉ trong vòng 02 ngày, thảm thực vật bị loại bỏ chủ yếu là cỏ và cây bụi thấp do đó tác động đến môi trường gần như không đáng kể.

ii. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng

3.1.2.1. Nguồn gây tác động

Qua kết quả khảo sát dự án có thể nhận dạng các nguồn gây ô nhiễm, các loại chất thải và những vấn đề có tác động tích cực, tiêu cực đến môi trường, kinh tế - xã hội trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 3.1. Các hoạt động và nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng

Môi trường Các hoạt động Các tác động

Khí thải

- Vận chuyển nguyên vật liệu

- Dự trữ, bảo quản nhiên nguyên vật liệu

- Xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng

- Lắp đặt thiết bị

- Bụi do tập kết nguyên vật liệu

- Khí thải từ phương tiện giao thông

- Khí thải của các phương tiện thi công cơ giới, khói hàn.

Nước thải Sinh hoạt của công nhân tại công trường

- Mùi hôi từ nước thải, rác thải sinh hoạt.

- Nước thải sinh hoạt của công nhân.

- Chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải

rắn

- Xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng

- Lắp đặt thiết bị

- Sinh hoạt của công nhân

- Chất thải rắn xây dựng.

- Chất thải rắn: bao nilon, giấy, nhựa, sắt vụn, thức ăn dư thừa Chất thải

nguy hại

- Dự trữ, bảo quản nhiên nguyên vật liệu

- Lắp đặt thiết bị

Dầu, mỡ rò rỉ do quá trình cấp phát nhiên liệu và bảo trì, sửa chữa các phương tiện thi công, xỉ

hàn, bao bì đựng sơn, dầu, hóa chất. Bóng đèn, ắc quy.

Không liên quan chất

thải

Tiếng ồn các phương tiện giao thông, thi công cơ giới

Tác động đến thính giác người lao động, mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, ức chế thần kinh và sự tập trung sinh sống của các động vật Nước mưa chảy tràn Lắng cặn dòng chảy, hệ sinh thái

dưới nước

Sự tập trung dân cư An ninh trật tự, giao thông khu vực

.1. Đánh giá tác động tới môi trường không khí

Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chính trong giai đoạn xây dựng bao gồm: bụi đất, cát trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, xây dựng nhà xưởng, khí thải của các phương tiện vận chuyển và thi công xây dựng (máy xúc, máy đào, xe ô tô các loại, máy đóng cọc, máy trộn bêtông...), các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như hơi dung môi sơn ... từ các công đoạn sơn các kết cấu xây dựng. Ngoài ra còn có khí, bụi từ các quá trình hàn và gia công các kết cấu xây dựng như máy hàn, máy cắt... Các tác động đến môi trường tự nhiên, con người do các tác nhân trên sẽ được đánh giá chi tiết như sau:

Ô nhiễm bụi phát sinh trong quá trình đào đất, bốc dỡ, vận chuyển nguyên vật liệu trong quá trình thi công, xây dựng

Bụi phát sinh từ hoạt động bốc dỡ vật liệu xây dựng

Bụi phát sinh từ hoạt động bốc dỡ vật liệu xây dựng có khả năng phát sinh bụi (chủ yếu gồm cát, đá, sỏi, xi măng…). Khối lượng vật tư phục vụ cho việc thi công xây dựng khoảng 22.115 tấn (bao gồm xi măng, cát, sỏi, đá...(Nguồn: Tính toán theo

khối lượng thi công các công trình của Dự án được trình bày tại bảng 1.3 mục 1.4.3 chương 1). Khối lượng nguyên vật liệu này sẽ được vận chuyển đến khu vực Dự án

bằng xe vận tải nặng với tải trọng trung bình 10 tấn, nguyên liệu sử dụng là dầu DO. Theo tài liệu đánh giá nhanh của WHO thì hệ số trung bình phát tán bụi tại công trường là 0,075kg/tấn vật liệu xây dựng. Như vậy lượng bụi (bụi xi măng, cát, đá…) tạo thành từ quá trình này là khoảng 1658,625 kg. Với thời gian thi công xây dựng dự tính khoảng 180 ngày thì tải lượng bụi từ công đoạn này ước tính khoảng 9,2 kg/ngày.

Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu

Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu trên đường cũng phát sinh bụi gây ô nhiễm cho khu vực mà xe chở nguyên vật liệu chạy qua. Theo tài liệu đánh giá nhanh của tổ chức y tế thế giới thì hệ số ô nhiễm bụi khi vận chuyển các loại nguyên vật liệu này là 0,9g/xe/1km.

Khối lượng vật tư phục vụ cho việc thi công xây dựng khoảng 22115 tấn bao gồm cát, đá, sắt, thép, gạch ....(Nguồn: Tính toán theo khối lượng thi công các công trình

của Dự án được trình bày tại mục 1.4.3 chương 1). Khối lượng nguyên vật liệu này sẽ được vận chuyển đến khu vực Dự án bằng xe vận tải nặng với tải trọng trung bình 10

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động nhà máy phân bón tại Long An (Trang 51 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w