ĐIỀU PHỐI TIẾN TRÌNHĐIỀU PHỐI TIẾN TRÌNH
2.3.1.3 Mục tiêu của điều phối tiến trình
Sự công bằng: Các tiến trình phải chia sẻ CPU một cách công bằng, không có tiến trình nào phải chờ vô hạn để chờ cấp phát CPU
Tính hiệu quả: hệ thống phải tận dụng tối đa thời gian CPU là 100%
Thời gian đáp ứng hợp lý: cực tiểu hóa thời gian hồi đáp cho các tương tác của người sử dụng
Thời gian lưu lại trong hệ thống: cực tiểu hóa thời gian hoàn tất các tác vụ xử lý theo lô
Thông lương tối đa: cực đại hóa số công việc trong một thời gian
HĐH xây dựng nhiều chiến lược khác nhau để thực hiện việc điều phối nhưng cần phải đạt được mục tiêu là:
ĐIỀU PHỐI TIẾN TRÌNHĐIỀU PHỐI TIẾN TRÌNH ĐIỀU PHỐI TIẾN TRÌNH
2.3.1 Mục tiêu điều phối
Ví dụ: Hệ thống có bốn tiến trình P1, P2, P3, P4, thời gian (t) mà các tiến trình này cần processor để xử lý lần lượt là 1, 12, 2, 1.
• Ban đầu P1 và P2 ở trạng thái ready bộ phận điều phối sẽ cấp processor cho P1.
• Khi P1 kết thúc thì processor sẽ được cấp cho P2 để hoạt động
• Khi P2 thực hiện được 2t thì P3 được đưa vào trạng thái ready.
• Nếu P2 tiếp tục thì P3 phải chờ lâuvi phạm mục tiêu thời gian hồi đáp và thông lượng tối đa (đối với P3).
• Nếu P2 dừng cấp processor cho P3 hoạt động đến khi kết thúc.
• Khi đó P4 vào trạng thái ready, bộ điều phối sẽ cấp processor cho P4, và cứ như thế, thì P2 phải chờ lâu, như vậy sẽ đạt được mục tiêu: thời gian hồi đáp và thông lượng tối đa nhưng vi phạm mục tiêu: công bằng và thời gian lưu lại trong hệ thống (đối với P2).
ĐIỀU PHỐI TIẾN TRÌNHĐIỀU PHỐI TIẾN TRÌNH ĐIỀU PHỐI TIẾN TRÌNH