Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chức năng thông khí vòi nhĩ và tai giữa trên bệnh nhân khe hở vòm miệng bẩm sinh (Trang 26 - 33)

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

2.2.2. Thu thập số liệu

2.2.2.1. Số liệu nghiên cứu

Xây dựng và thu thập theo mẫu bệnh án (Phụ lục).

* Hành chính: Họ tên, tuổi, giới của trẻ. Tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, điện thoại của người đại diện để liên hệ.

* Tiền sử:

- Thời gian mẹ mang thai: Mắc cúm, dùng thuốc, tiếp xúc với khói thuốc ...

- Bố và mẹ có hoặc không bị KHM – VM

* Triệu chứng cơ năng: Hỏi trực tiếp hoặc qua bố mẹ trẻ các triệu chứng gợi ý:

+ Trẻ hay giụi tai, lắc đầu + Nôn trớ

+ Chậm nói

+ Điều trị VTG trước đó

* Triệu chứng thực thể: Soi màng tai là thăm khám chủ yếu để chẩn

đoán (dùng nội soi với Optic 00 2,7 mm). - Hình thái của màng nhĩ:

+ Màng nhĩ lõm

+ Màng nhĩ hơi phồng + Màng nhĩ bình thường

+ Túi co kéo, phân độ túi co kéo theo Tos năm 1980 + Xẹp nhĩ, phân độ xẹp nhĩ theo Sade năm 1979 - Màu sắc của màng nhĩ:

+ Màng nhĩ dầy, đục, mất bóng, các mạch máu giãn ở vùng rìa + Màng nhĩ sung huyết

+ Màng nhĩ có màu vàng kem (khi dịch rất keo) + Màng nhĩ có màu xanh

+ Màng nhĩ sáng bình thường

* Khám mũi họng tìm:

- Tình trạng VA: VA quá phát, ứ đọng dịch, sung huyết - Tình trạng Amidan: A quá phát, viêm hốc mủ, sung huyết - Tình trạng mũi xoang: Chảy dịch mũi, nề đỏ niêm mạc

- Dị hình vách ngăn: Vách ngăn lệch, vẹo, mào, dày chân vách ngăn - Các khối u vùng mũi họng

* Loại KHVM: Phân loại A, B, C, D theo Kernahan và Stark năm

1958. Với loại C có kèm theo khe hở môi, bên phải hoặc trái

* Các dị tật khác: Rò luân nhĩ, rò khe mang, thiểu năng tai ngoài, tai dơi, tim bẩm sinh ...

* Cận lâm sàng

- Đo nhĩ lượng: Xác định type nhĩ lượng ở từng tai theo Jerger 1970. - Đo thính lực đơn âm với những trẻ lớn có khả năng hợp tác: Loại thính lực đồ, PTA, mức độ nghe kém

* Các bệnh lý tai giữa

Bệnh VTGƯD, viêm tai giữa cấp, xẹp nhĩ, túi co kéo, xơ nhĩ ...

* Các bệnh lý kèm theo: Viêm VA, viêm A, viêm mũi xoang, u xơ vòm

mũi họng, doãng rộng vòi tai, trào ngược

* Các phương pháp điều trị

- Nội khoa

- Các nhóm chỉ định đặt OTK

- Đặt ống thông khí, tạo hình môi, vòm miệng

* Dịch trong hòm tai

- Tính chất dịch: Dịch keo, nhầy, mủ, trong - Màu sắc dịch: Vàng, nâu, trắng, không màu

* Sau điều trị 3 tháng khám lại đánh giá bệnh nhân đặt OTK

- Hình thái màng nhĩ - Tình trạng ống thông khí - Tình trạng tai giữa - Loại thính lực đồ

2.2.2.2. Phương tiện nghiên cứu

- Bệnh án mẫu (phụ lục) - Bộ nội soi TMH.

Hình 2.1. Máy nội soi Tai mũi họng

- Máy đo nhĩ lượng.

Hình 2.2. Máy đo nhĩ lượng Amplivox - Mỹ

Hình 2.3. Máy đo thính lực GSI - 61

- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình VM, đặt ống thông khí...

Hình 2.4. Bộ đặt OTK 2.2.2.3. Các bước nghiên cứu và thu thập số liệu

- Bước 1: Xác định những bệnh nhân có đầy đủ các tiêu chuẩn lựa chọn vào nhóm nghiên cứu

- Bước 2: Hỏi bệnh và thăm khám các triệu chứng cơ năng, thực thể nội soi tai mũi họng, KHM – VM, điền vào bệnh án mẫu.

- Bước 3: Đo nhĩ lượng toàn bộ bệnh nhân, phân loại nhĩ lượng - Bước 4: Đo thính lực đơn âm với bệnh nhân có khả năng hợp tác.

- Bước 5: Đối chiếu kết quả lâm sàng, nội soi, thăm dò chức năng vòi nhĩ và tai giữa đưa ra chẩn đoán các bệnh lý vòi nhĩ và tai giữa

- Bước 6: Xác định các bệnh nhân có chỉ định đặt OTK

- Bước 7: Can thiệp đặt OTK, đánh giá tính chất dịch hòm tai

- Bước 8: Đối chiếu kết quả đặt OTK với chẩn đoán, rút kinh nghiệm chẩn đoán và chỉ định điều trị

- Bước 9: Thăm khám lại sau 3 tháng đánh giá tình trạng màng nhĩ, OTK, đo thính lực đơn âm và nhĩ lượng.

- Bước 10: Đối chiếu kết quả sau 3 tháng, đánh giá kết quả đặt OTK và đề xuất biện pháp can thiệp

Bệnh nhân có KHVM thứ phát ± KHM

Sơ đồ nghiên cứu

Có vấn đề tai giữa Bình thường

VTGƯD Khác Tạo hình KHM hoặc KHVM

Đặt OTK + Tạo hình KHM, VM

Sau 3 Tháng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chức năng thông khí vòi nhĩ và tai giữa trên bệnh nhân khe hở vòm miệng bẩm sinh (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w