- Tất cả các đối tượng được chọn làm mẫu trong nghiên cứu đều được
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.1.4. Về hình thái mọc của Răng 8 hàm dưới.
Răng 8 hàm dưới có các hình thái mọc khác nhau, dựa vào lâm sàng và hình ảnh X – quang tôi nhận thấy lệch gần là chiếm đa số (57,02%). Có nghĩa là: Răng 8 hàm dưới thường mọc với điều kiện trục mọc răng chéo và khoảng sau sau hẹp, là lá răng mọc sau cùng trên cung hàm trên nên trong quá trình xương hàm phát triển kéo theo cả vùng chân răng không về phía sau làm trục răng càng xiên ra sa hơn. Vì vậy khi răng mọc lên thường lệch gần.
Trên lâm sàng và X – quang có thể mô tả được tương quan chiều: chiều đứng và chiều ngang về hình thái mọc của răng không hàm dưới, để đánh giá được tương quan khoảng rộng xương phía sau răng 7 và tương quan điểm cao nhất của Răng 8 hàm dưới với mặt nhai răng 7
Dựa vào tương quan điểm cao nhất của Răng 8 hàm dưới so với mặt nhai răng số 7 (Bảng 3.6.) đã chỉ ra rằng Răng 8 hàm dưới ở vị trí A là (36,8%), vị trí B là (34,2%), vị trí C hiếm gặp hơn với (29%). Vị trí A và B là những vị trí thường gặp và hay gây biến chứng do đã mọc trên cung hàm, răng tiếp xúc trực tiếp với môi trường miệng, trải qua quá trình ăn nhai và chịu chế độ vệ sinh nên dễ xảy ra biến chứng hơn cả.
Qua nghiên cứu 114 trường hợp Răng 8 hàm dưới loại II chiếm tỷ lệ cao nhất (70,2%), (Bảng 3.7). Kết quả nhận thấy đại đa số Răng 8 hàm dưới đều thiếu chỗ mọc (Kích thước gần xa của thân răng lớn hơn khoảng rộng từ mặt xa răng 7 đến bờ trước cành lên xương hàm dưới); Răng 8 hàm dưới mọc chìm hoàn toàn vào trong cành trên chiếm tỷ lệ rất thấp 4,4%.