Bảo mật ngân hàng thời “điện tử hóa”.

Một phần của tài liệu Luận văn: An ninh tài chính đối với hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập ppt (Trang 48 - 51)

3.8.2.1 Bảo mật thông tin :

Ngân hàng tài chính là những lĩnh vực rất nhạy cảm và vấn đề an toàn bảo mật đã không còn là vấn đề riêng của từng doanh nghiệp, từng ngân hàng trong thời đại liên kết và hội nhập hiện nay. Đó là vấn đề mang tính toàn cầu vì khi hệ thống thông tin của bất kỳ ngân hàng nào trong chuỗi liên kết bị mất an toàn thì cái nguy cơ đó sẽ đến với toàn hệ thống. Điều đó thực sự rất nguy hiểm. Nếu các sự cố về an toàn thông tin xảy ra ở mức độ nghiêm trọng thì nó sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, an ninh tài chính kinh tế, an ninh

về kinh tế xã hội của quốc gia đó. Rõ ràng, việc ngừng trệ hoạt động của hệ thống ngân hàng, có thể dẫn đến sự sụp đổ của một nền kinh tế.

An ninh bảo mật đã trở thành vấn đề sống còn của ngành ngân hàng trong thời điện tử hóa. An ninh bảo mật cũng là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi quyết định lựa chọn hình thức thanh toán phi tiền mặt…Trên thực tế, các ngân hàng Việt Nam cũng đã có những ưu tiên hàng đầu cho việc bảo đảm an toàn hệ thống.

a. Thiệt hại khi sự cố về an tòan thông tin xảy ra.

 Nếu các sự cố về an toàn thông tin xảy ra ở mức độ nghiêm trọng thì nó sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, an ninh tài chính kinh tế, an ninh về kinh tế xã hội của quốc gia đó.

 Và một khi thông tin tài khoản cá nhân của khách hàng bị lộ do không bảo mật được hệ thống thông tin thì hậu quả là khách hàng mất tiền, ngân hàng mất uy tín. Đây là hiện tượng đang có chiều hướng gia tăng và thiệt hại là vô cùng nghiêm trọng .

b. Bảo mật thông tin:

 Những năm gần đây, nhiều ngân hàng đã chú trọng đầu tư cho an ninh bảo mật. Đó là vấn đề rất quan trọng vì nó quyết định đến sự phát triển bền vững của ngân hàng.

 Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng mở rộng dịch vụ giao dịch điện tử thì phải có kế hoạch rất là đồng bộ. Đừng tách rời vấn đề bảo mật, bảo vệ dữ liệu thông tin ra khỏi chương trình mà chúng ta đang chạy, nếu không nó sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đồng bộ hoá những khâu đó với nhau.

 Ngoài ra, không chỉ lưu tâm đến vấn đề quản lý, triển khai kiến thức bảo mật cho những người hoạt động trong hệ thống ngân hàng mà còn phải triển khai cho khách hàng. Như vậy, chúng ta mới có được an ninh bảo mật toàn diện nhất.

 Cấp thiết nhất hiện nay là Chính phủ phải tạo ra cái nền tảng pháp lý, một khuôn khổ các quy định và chuẩn mực về an toàn, bảo mật thông tin. Phải có những cách thức xử lý thích đáng, một khung hình phạt nhiêm minh đối với tội phạm trong lĩnh vực này.

3.8.2.2 Sử dụng phần mềm quản lý mới hiện nay : T24

Thị trường ngân hàng Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ, nhiều ngân hàng mới được thành lập trong năm vừa rồi, quá trình cổ phần hóa các ngân hàng cũng đang được tiến hành. Ngày càng nhiều ngân hàng nhận thức được tầm quan trọng của năng lực quản lý rủi ro đối với sự sống còn và phát triển của mình. Đây cũng là thách thức trước mắt của các ngân hàng Việt Nam hiện nay. Chúng ta vẫn chưa được tiếp cận nhiều với các công nghệ ngân hàng hiện đại của thế giới cộng với việc thiếu kinh nghiệm thực tiễn, chưa có cơ hội tiếp cận với những công cụ quản lý rủi ro thông minh, đã được tích hợp thành hệ thống và có hiệu quả cao. Quan trọng là chúng ta phải xây dựng hệ thống phát hiện và quản lý rủi ro không chỉ ngay tại thời điểm tạo một giao dịch, mà còn ở cấp độ toàn danh mục đầu tư.

Minh họa thực tế nhất là trong cuộc "đua" lãi suất vừa qua nhiều ngân hàng sẽ có thể đứng ngoài cuộc nếu có một công nghệ quản lý tốt. Hoặc nếu có tham gia, thì quản lý rủi ro là công cụ phòng vệ tốt nhất để các ngân hàng không bị “ngã ngựa”. Chẳng hạn, khi mặt bằng lãi suất cho vay cao, rủi ro khoản vay sẽ tăng lên, định giá rủi ro và quản lý rủi ro tốt cho phép các ngân hàng từ chối những hồ sơ tín dụng kém ngay từ ban đầu.

Phần mềm hệ thống ngân hàng lõi T24:

Phần mềm Hệ thống Ngân hàng lõi T24 (Core Banking – T24) của Temenos (Thụy Sỹ) là phần mềm hiện đại nhất hiện nay và đã thâm nhập vào thị trường ngân hàng Việt Nam. Một số NH TMCP đã hợp tác và triển khai thành công hệ thống T24: Sea Bank, VP Bank, Techcom Bank, Sacom Bank, AB Bank,MB …T24 sẽ là nền tảng công nghệ để các ngân hàng phát triển các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao trong thời gian tới.

T24 là 1 giải pháp mang tính tùy biến cao, được triển khai tại hơn 400 tổ chức trên thế giới. T24 sẽ cho phép các ngân hàng Việt Nam nhanh chóng phát triển sản phẩm mới, kịp thời cải tiến các quy trình hiện có , giúp các ngân hàng quản trị rủi ro trên 4 lĩnh vực: Quản trị rủi ro về thị trường, quản lý rủi ro tín dụng, thanh khoản và tác nghiệp với 9 mức quản lý khác nhau, nâng cao việc quản lý tài khoản khách hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo công nghệ mới . T24 có thể tự động hóa các lịch trình công việc, do vậy, cho phép cải tiến các dịch vụ trực tuyến, phản hồi nhanh các yêu cầu của khách hàng cũng như cải thiện chất lượng dịch vụ. Dựa trên T24, việc quản lý dữ liệu khách hàng, xây dựng các sản phẩm mới, tạo báo cáo về hoạt động ngân hàng, đánh giá rủi ro tín dụng ... sẽ nhanh chóng và có hệ thống hơn.

Một trong những đặc tính nổi bật của hệ thống T24 là hệ thống ngân hàng tích hợp hàng đầu trên thế giới. Đây là một hệ thống hiện đại, linh hoạt và tích hợp, có thể đáp ứng các yêu cầu của Ngân hàng ở mức chi nhánh cũng như mức trụ sở chính, đáp ứng các yêu cầu trực tuyến và môi trường xử lý tức thời. Mức độ tích hợp cao trong một hệ thống có thiết kế nhấn mạnh vào xử lý thông suốt, và tính linh hoạt của các thông số sẽ giúp cho hệ thống hoạt động chính xác và theo sát các thông lệ và các yêu cầu nghiệp vụ của Ngân hàng. Bên cạnh việc kết hợp với giao diện truyền thống Desktop, T24 còn dùng trình duyệt Browser làm tăng tính thân thiện cho người sử dụng.

Bên cạnh đó, T24 có các tính năng nổi bật như hỗ trợ chạy trên nhiều máy chủ cho phép hệ thống gia tăng đáng kể tốc độ hạch toán và truy xuất thông tin, qua đó tăng cao hiệu suất giao dịch, đồng thời với công nghệ tổ hợp và cân bằng tải, hệ thống sẽ an toàn hơn trong việc đề phòng các sự cố máy chủ. Trong thực tế T24 cho phép thực hiện tới 1.000 giao dịch ngân hàng/giây với cùng một lúc lúc cho phép tới 10.000 người truy nhập hệ thống trực tiếp và 100.000 người qua T24 Internet, quản lý hơn 50 triệu tài khoản khách hàng.

Ngoài ra, T24 còn có tính năng Non-stop, loại bỏ tình trạng giao dịch khi hệ thống bị ngừng khi đóng ngày, trong thời gian quyết toán, các ngày nghỉ, ngày lễ ... Với Non-stop, Ngân hàng và khách hàng có thể truy cập vào hệ thống vào mọi thời điểm trong ngày. Lựa chọn triển khai T24 là một bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hạ tầng công nghệ trong hệ thống Ngân hàng VN.

Tóm lại: bài toán bảo mật ngân hàng thời “ điện tử hóa ” vẫn chưa thể có lời giải tối ưu. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang chuyển dần sang xu hướng điện tử hóa là một thực tế không thể phủ nhận. Và quan trọng hơn sự lo lắng, là các sáng kiến cho ngân hàng điện tử cần được coi là một ưu tiên trong lúc này.

K

Một phần của tài liệu Luận văn: An ninh tài chính đối với hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập ppt (Trang 48 - 51)