Các phương pháp đo lường rủi ro theo Basel 2 và khả năng áp dụng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn: An ninh tài chính đối với hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập ppt (Trang 35 - 37)

Về bản chất, Basel 2 chỉ đơn thuần làm tinh xảo hơn cách thức đo lường và tính toán những rủi ro này nhằm giúp các ngân hàng quản lý rủi ro. Ngoài rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường đã được qui định tại Basel 1, Basel 2 bổ sung thêm một loại rủi ro nữa là rủi ro hoạt động (rủi ro xảy ra tổn thất do các qui trình, hệ

thống hay nhân viên trong nội bộ ngân hàng vận hành không tốt hoặc do các nguyên nhân khách quan bên

ngoài. Đây là một trong những rủi ro trầm trọng mà ngân hàng thường phải đối mặt trong quá trình hoạt động).

Theo Basel 2, các phương pháp đo lường rủi ro bao gồm:

a. Các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng

 Phương pháp chuẩn hóa: phụ thuộc vào đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập;

 Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ cơ bản: Các ngân hàng đưa ra những khoản rủi ro ngầm định;

 Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ tiên tiến: Các ngân hàng đưa ra một loạt thông tin đầu vào về rủi ro.

b. Các phương pháp đo lường rủi ro thị trường

 Phương pháp chuẩn hóa: Do cơ quan quản lý ngân hàng thiết lập;

 Phương pháp sử dụng các mô hình nội bộ: Các ngân hàng áp dụng các mô hình nội bộ.

c. Các phương pháp đo lường rủi ro hoạt động

 Phương pháp dùng chỉ tiêu cơ bản: Một chỉ tiêu áp dụng cho một qui định;  Phương pháp chuẩn hóa: Nhiều chỉ tiêu áp dụng cho một qui định;

 Phương pháp đo lường nội bộ nâng cao (AMA): Các ngân hàng áp dụng các mô hình nội bộ.

Trong phương pháp đo lường rủi ro họat động thì phương pháp chỉ số cơ bản và phương pháp chuẩn hóa chủ yếu áp dụng đối với những ngân hàng không phải đối mặt với mức độ rủi ro lớn về hoạt động do nội dung hoạt động hay do phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp chuẩn hóa, ngân hàng phải có hệ thống quản lý rủi ro hoạt động đáp ứng đầy đủ những yêu cầu tối thiểu qui định tại Basel 2.

Cả hai phương pháp đều đòi hỏi ngân hàng phải duy trì số lượng vốn tương ứng với một tỉ lệ phần trăm nhất định so với tổng giá trị rủi ro hoạt động xác định được.

Theo phương pháp chỉ số cơ bản, để tính toán lượng vốn tối thiểu cần đảm bảo đối với rủi ro hoạt động,

ngân hàng lấy tổng thu nhập bình quân hàng năm trong 3 năm gần nhất nhân với 0,15 (hệ số này do Ủy ban Basle qui định, thể hiện tương quan giữa mức vốn tối thiểu chung của toàn hệ thống với mức chỉ số chung của toàn hệ thống).

Vốn tối thiểu cần đảm bảo Tổng thu nhập bình quân X 0.15

Tổng thu nhập này bằng thu nhập thuần từ tiền lãi cộng với thu nhập thuần không phải từ tiền lãi, là thu nhập trước khi trích lập dự phòng, không bao gồm các khoản lỗ/lãi thu được từ kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và các khoản thu nhập bất thường.

Theo phương pháp chuẩn hóa, các nội dung hoạt động của ngân hàng được chia thành 8 lĩnh vực. Theo

đó, ngân hàng sẽ tính toán lượng vốn tối thiểu cần đảm bảo cho từng lĩnh vực kinh doanh bằng cách nhân thu nhập thuần từ lĩnh vực kinh doanh đó với các hệ số tương ứng theo qui định của Ủy ban Giám sát ngân hàng thuộc BIS :

Lĩnh vực kinh doanh Hệ số (%)

Tài trợ doanh nghiệp 18

Các hoạt động mua bán 18

Hoạt động ngân hàng bán lẻ 12

Hoạt động ngân hàng thương mại 15

Thanh toán 18

Dịch vụ đại lý 15

Quản lý tài sản có 12

Môi giới bán lẻ 12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lượng vốn tối thiểu đối với rủi ro hoạt động của toàn ngân hàng sẽ bằng tổng vốn tối thiểu của từng lĩnh vực kinh doanh.

Đối với phương pháp đo lường nâng cao, mức vốn tối thiểu ngân hàng cần duy trì sẽ tương đương với

mức rủi ro mà ngân hàng tính toán được bằng hệ thống đo lường rủi ro hoạt động nội bộ của ngân hàng. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này, một ngân hàng phải đảm bảo các tiêu chuẩn định tính và định lượng do Ủy ban đề ra và phải được cơ quan thanh tra giám sát chấp thuận.

Basel 2 cho phép TCTD sử dụng các phương pháp nội bộ để tính toán các yêu cầu về vốn đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động, nhưng cũng qui định các TCTD phải công bố thông tin đầy đủ cho các thành viên tham gia thị trường, giúp các thành viên tham gia thị trường hiểu biết về mối quan hệ giữa danh mục rủi ro và vốn của một ngân hàng cũng như sự lành mạnh của nó so với các thành viên tham gia thị trường. Công bố thông tin phải phản ánh được tình hình tài chính của ngân hàng, trong đó yêu cầu đầu tiên là đủ vốn và sau đó là các danh mục rủi ro tương ứng nhằm đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng trong cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro hệ thống, góp phần củng cố sự lành mạnh và an toàn cho hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính.

Vấn đề áp dụng Basel 2 tại Việt Nam

Mặc dù sau năm 2010 Việt Nam mới áp dụng Basel 2, nhưng Basel 2 đã ảnh hưởng lớn đến các NHTM Việt Nam, nhất là yêu cầu về quản lý rủi ro. Việc áp dụng Basel 2 đòi hỏi chi phí khá cao, các TCTD phải sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm các qui trình, thủ tục và công nghệ thông tin để đánh

giá khách hàng với mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Vì thế, mức rủi ro của các ngân hàng lớn có thể giảm, nhưng của các ngân hàng nhỏ và yếu kém có thể tăng lên. Khi đó, các ngân hàng nhỏ sẽ chịu chi phí đầu vào tăng, nên lãi suất đầu ra sẽ tăng hoặc chênh lệch lãi suất thấp hơn, gây ảnh hưởng bất lợi đến lợi nhuận của ngân hàng. Trong điều kiện đó, các ngân hàng nhỏ phải hợp nhất hoặc sáp nhập để hạn chế rủi ro. Điều này dường như đã được các NHTM Việt Nam xác nhận và nhiều ngân hàng đã xây dựng chiến lược kinh doanh riêng, trong đó chú trọng mở rộng qui mô về vốn và loại hình dịch vụ theo hướng sáp nhập thành ngân hàng lớn hơn và liên doanh, liên kết với các ngân hàng nước ngoài.

Riêng đối với phương pháp đo lường nâng cao, phần lớn các NHTM Việt Nam chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn định tính và định lượng do Ủy ban Giám sát ngân hàng thuộc BIS đề ra, nên việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải có thời gian. Trong khi hoạt động ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại do hệ thống quản trị điều hành và quản trị kinh doanh của các NHTM còn nhiều yếu kém, các ngân hàng cần thường xuyên đánh giá thực trạng tình hình tài chính để kịp thời có biện điều chỉnh và can thiệp cần thiết, qua đó có thể ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro.

3.4. THIẾT LẬP VÀ CỦNG CỐ CÁC QUĨ BẢO ĐẢM AN NINH TÀI CHÍNH 3.4.1 Dự trữ bắt buộc ( DTBB):

Một phần của tài liệu Luận văn: An ninh tài chính đối với hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập ppt (Trang 35 - 37)