Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình chất lượng thuốc đã kiểm nghiệm lưu hành trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2010 2012 (Trang 40)

Phương pháp mô tả hồi cứu :

Hồi cứu các dữ liệu của Báo cáo tổng kết năm, hồ sơ kiểm nghiệm, sổ nhập và theo dõi mẫu kiểm nghiệm, biên bản kiểm tra, lấy mẫu thuốc của Trung tâm.

2.2.2. Mẫu nghiên cứu

Cỡ mẫu : 2094 mẫu thuốc đã kiểm nghiệm tại Trung tâm trong 3 năm 2010, 2011 và 2012.

Chọn mẫu : Các mẫu thuốc có kết quả kiểm nghiệm đạt hoặc không đạt (không tính mẫu không phân loại) trong 3 năm (2010, 2011, 2012).

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu :

Hồi cứu các số liệu về kết quả kiểm tra chất lượng thuốc tại Trung tâm tại các Hồ sơ, sổ sách.

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu :

- Phân tích thực trạng về chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị và những kỹ thuật đang được sử dụng tại Trung tâm Kiểm nghiệm Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 – 2012.

31

- Phương pháp phân tích nhân tố : phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng thuốc.

- Phân tích số liệu về hoạt động kiểm tra giám sát thị trường của Trung tâm Kiểm nghiệm Vĩnh Phúc từ năm 2010 đến năm 2012.

- Phân tích số liệu kiểm tra chất lượng thuốc tại Trung tâm Kiểm nghiệm Vĩnh Phúc từ năm 2010 đến năm 2012.

Phương pháp xử lý số liệu

32

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

3.1. Mô tả cơ sở vật chất, trang thiết bị và đánh giá hoạt động chuyên môn của Trung tâm Kiểm nghiệm Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2012 chuyên môn của Trung tâm Kiểm nghiệm Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2012

* Cơ sở vật chất:

Trụ sở làm việc của Trung tâm là khu nhà cấp 3 kiên cố, diện tích sử dụng trên 2000m2 được chia thành các khu vực sau :

+ Khu vực sinh hoạt chung: hội trường, phòng họp, thư viện.

+ Phòng hành chính của các phòng ban: phòng TCHC – KHTV, phòng Hóa lý, phòng kiểm nghiệm Mỹ phẩm, phòng Dược lý – Vi sinh, phòng kiểm nghiệm Thực phẩm.

+ Các phòng máy: phòng đặt thiết bị có nước; phòng đặt thiết bị sinh nhiệt; phòng cân; phòng đặt thiết bị cần khống chế nhiệt độ, độ ẩm; phòng máy AAS; phòng đặt máy lọc nước, cất nước.

+ Labo thí nghiệm: phòng kiểm nghiệm Hóa lý, phòng kiểm nghiệm Mỹ phẩm, phòng kiểm nghiệm Thực phẩm, phòng kiểm nghiệm Đông dược.

+ Hệ thống phòng sạch vi sinh + Kho: hóa chất, dụng cụ, lưu mẫu. + Khu vực xử lý nước thải, khí thải.

Trung tâm có đủ diện tích cho hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác của đơn vị. Các phòng máy được phân chia theo tính năng của thiết bị, có đủ diện tích cho việc phát triển quy mô và tiếp nhận các thiết bị khác sau này. Các khu vực được bố trí hợp lý, liên hoàn, thuận tiện cho hoạt động chuyên môn và đáp ứng được các yêu cầu của GLP.

* Trang thiết bị:

Trung tâm Kiểm nghiệm Vĩnh Phúc đã được trang bị nhiều máy móc hiện đại, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của các tiêu chuẩn kiểm nghiệm. Đặc biệt, trong giai đoạn 2010 – 2012, Trung tâm được phê duyệt dự án « Nâng cấp, mở rộng phòng thí nghiệm và mua sắm trang thiết bị » lên tới 11

33

tỷ đồng. Nhờ đó, Trung tâm đã trang bị mới các thiết bị kiểm nghiệm hiện đại như : máy sắc ký lỏng hiệu năng cao, hệ thống máy thử độ hòa tan kết nối máy quang phổ tử ngoại khả kiến UV – VIS, hệ thống quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)… Các thiết bị này được đưa vào sử dụng trong kiểm tra chất lượng thuốc, mỹ phẩm, phục vụ đắc lực cho công tác chuyên môn và giúp nâng cao độ chính xác của các kết quả thử nghiệm.

Số lượng trang thiết bị qua các năm được thể hiện ở bảng sau :

Bảng 3.1 : Thiết bị chính của Trung tâm Kiểm nghiệm (2010 – 2012)

STT Tên thiết bị Nước sản xuất

Số lượng 2010 2011 2012

1 Máy chuẩn độ điện thế Mettler

Toledo Thụy Sỹ 0 1 1

2 Máy đo điểm chảy Stuart Anh 1 1 1

3 Máy đo pH Inolab Nhật 1 1 1

4 Máy đo pH Schoot Đức 0 1 1

5 Máy đo vòng vô khuẩn IUL Instrument Tây Ban Nha 0 1 1

6 Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử

Agilent Technologies Úc 0 2 2

7 Máy quang phổ tử ngoại – khả kiến

Shimadzu Nhật 1 1 1

8 Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao

Shimadzu A20 Nhật 1 1 1

9 Máy thử độ hòa tan Logan UDT 804 Mỹ 1 1 1

10 Máy thử độ tan rã Erweka Đức 1 1 1

11 Máy thử độ tan rã Vanguard Mỹ 1 1 1

12 Máy đo năng suất quay cực Atago Nhật 1 1 1

13 Cân phân tích Mettler Toledo Thụy Sỹ 1 1 1

14 Cân phân tích Ohaus Mỹ 1 1 1

15 Lò nung Nabertherm Đức 1 1 1

16 Tủ sấy Memmert Đức 2 3 3

34

Bảng 3.2 : Thiết bị phụ trợ của Trung tâm Kiểm nghiệm (2010 – 2012)

STT Tên Thiết bị Hãng sản xuất

Số lượng 2010 2011 2012

1 Máy hút chân không Nhật 2 2 2

2 Máy lắc siêu âm Power sonic Anh 1 1 1

3 Nồi cách thủy Trung Quốc 2 2 2

4 Tủ lạnh thường Hàn Quốc 2 2 2

5 Tủ mát Funiki Việt Nam 1 1 1

6 Máy cất nước hai lần Mỹ 1 1 1

7 Máy lọc nước siêu sạch Mỹ 1 1 1

8 Thiết bị tiệt trùng khí Nhật 1 1 1

9 Tủ an toàn sinh học Esco Singapo 1 1 1

10 Tủ lạnh âm sâu Sanyo Nhật 0 1 1

11 Tủ sấy chân không SPT 200 Nhật 0 1 1

12 Thiết bị đếm hạt bụi Light house Mỹ 1 1 1

13 Nồi hấp Nhật 2 2 2

14 Tủ ấm Đức 2 2 2

Các thiết bị của Trung tâm được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của GLP và ISO/IEC 17025:2005 bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và các đơn vị có chức năng hiệu chuẩn/kiểm định khác theo đúng quy định về tần suất hiệu chuẩn/kiểm định.

Ngoài những thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác chuyên môn, Trung tâm còn rất chú trọng đến công tác an toàn phòng thí nghiệm, xử lý nước thải, khí thải phòng thí nghiệm và phòng cháy chữa cháy. Trang thiết bị phục vụ các lĩnh vực này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.3. Trang thiết bị an toàn phòng thí nghiệm, PCCC và xử lý nước thải, khí thải năm 2012

35 STT Tên TB Số lượng 1 Bộ dụng cụ tắm cấp cứu 4 2 Tủ hốt 6 3 Tủ thuốc cấp cứu 6 4 Hệ thống PCCC 1 5 Hệ thống xử lý khí thải 1 6 Hệ thống xử lý nước thải 1

Các thiết bị kiểm nghiệm đã góp phần tích cực vào công tác kiểm tra chất lượng thuốc ngày càng cho kết quả chính xác hơn và giúp mở rộng danh mục hoạt chất, danh mục các phép thử Trung tâm có thể kiểm nghiệm được. Các kỹ thuật kiểm nghiệm và số lượng mẫu được thực hiện bằng các kỹ thuật đó được thống kê ở bảng sau :

Bảng 3.4 : Các kỹ thuật kiểm nghiệm đã triển khai tại Trung tâm

STT Tên kỹ thuật Số lượng mẫu

2010 2011 2012

1 Sắc ký lớp mỏng 147 140 153

2 Sắc ký lỏng hiệu năng cao 117 192 203

3 Quang phổ tử ngoại khả kiến 358 396 327

4 Chuẩn độ thể tích 38 54 21

5 Thử độ hòa tan 28 41 59

6 Thử độ tan rã 431 516 304

7 Đo pH 98 128 106

8 Đo năng suất quay cực 06 03 0

9 Định lượng kháng sinh bằng phương

pháp vi sinh vật 32 42 25

10 Độ nhiễm khuẩn 135 122 205

11 Độ vô trùng 94 58 93

36

Nhận xét :

Trung tâm đã có khá đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc kiểm nghiệm, đáp ứng được yêu cầu cao của các tiêu chuẩn kiểm nghiệm (Dược điển Việt Nam IV, Dược điển nước ngoài, TCCS...), phù hợp với điều kiện thực tế ngày càng có nhiều mẫu thuốc mới với tiêu chuẩn kiểm nghiệm ngày càng cao. Trung tâm cũng là một trong những đơn vị tuyến tỉnh đầu tiên được trang bị nhiều máy móc hiện đại trong đó có máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) hay hệ thống Phòng sạch vi sinh đạt tiêu chuẩn của WHO. Đa số các máy móc thiết bị đều được trang bị trong những năm gần đây, đều trong tình trạng hoạt động tốt, được mã hoá đầy đủ để dễ dàng quản lý, theo dõi và bảo quản. Tuy nhiên, các thiết bị quan trọng như máy sắc ký lỏng hiệu năng cao, máy quang phổ hấp thụ nguyên tử, thiết bị thử độ hòa tan ... mới chỉ có 01 máy mỗi loại, như vậy sẽ không có thiết bị để so sánh, đối chiếu kết quả và thay thế khi hỏng.

Các thiết bị của Trung tâm được đưa vào sử dụng và khai thác hiệu quả, thể hiện ở tần suất sử dụng khá cao. Các thiết bị phục vụ phân tích định lượng như : máy sắc ký lỏng hiệu năng cao, máy quang phổ tử ngoại khả kiến... có số mẫu kiểm nghiệm ngày càng cao qua các năm, điều này chứng tỏ các kỹ thuật phân tích hiện đại đã được áp dụng nhiều, thay thế dần các kỹ thuật cũ có độ chính xác thấp hơn (chuẩn độ bằng tay, ...). Số mẫu thử độ hòa tan tăng lên thay thế một phần cho các mẫu thử độ tan rã cho phép kiểm tra sâu hơn tiêu chí này. Qua đó, Trung tâm phát hiện ra một số mẫu tuy đạt độ tan rã nhưng không đạt độ hòa tan và tập trung lấy mẫu, kiểm nghiệm các mẫu thuốc có hoạt chất khó hòa tan. Cuối năm 2011, Trung tâm được trang bị máy Quang phổ hấp thụ nguyên tử, năm 2012 Trung tâm đã tiến hành kiểm nghiệm các chỉ tiêu kim loại nặng (chì, thủy ngân, cadimi, ...) và nguyên tố độc arsen của nhiều mẫu mỹ phẩm, các mẫu thuốc đông dược, đặc biệt kiểm tra phát hiện chì trong các mẫu thuốc cam.

37

Trung tâm trang bị đầy đủ hệ thống phụ trợ : hệ thống xử lý khí thải, nước thải, hệ thống PCCC để đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường và an toàn phòng cháy theo quy định. Trung tâm còn trang bị đầy đủ các dụng cụ an toàn phòng thí nghiệm như : găng tay, mặt nạ phòng độc… để đảm bảo an toàn cho kiểm nghiệm viên trong quá trình làm việc.

Do yêu cầu thực tế và mong muốn nâng cao hơn nữa năng lực và phạm vi kiểm nghiệm, Trung tâm có kế hoạch bổ sung, hoàn thiện hệ thống trang thiết bị kiểm nghiệm. Trung tâm đã lập dự án đầu tư trang thiết bị và được UBND tỉnh phê duyệt, chờ cấp vốn. Một số trang thiết bị kiểm nghiệm Trung tâm cần mua như: Máy sắc ký khí, sắc ký lỏng khối phổ, máy quang phổ hồng ngoại, máy cất đạm, thiết bị chấm sắc ký lớp mỏng bán tự động, tủ ấm, máy ly tâm, bể điều nhiệt ... sẽ được bổ sung trong thời gian tới.

3.2.Hoạt động chuyên môn của Trung tâm Kiểm nghiệm Vĩnh Phúc

Trung tâm lấy mẫu và kiểm nghiệm khoảng 750 – 800 mẫu/ năm (bao gồm cả thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng). Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, Trung tâm đã tiến hành lấy mẫu bao quát ở phần lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tồn trữ và sử dụng thuốc trên địa bàn tỉnh, bao gồm : 01 công ty sản xuất, 22 công ty phân phối thuốc, các quầy thuốc, hiệu thuốc, các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám ...

Trung tâm có khả năng kiểm nghiệm được hầu hết các dạng bào chế thông dụng như : viên nén, viên nang, viên bao phim, bao đường, viên bao tan trong ruột, viên hoàn, thuốc mỡ, thuốc tiêm, dịch truyền, thuốc bột, thuốc nước uống, thuốc bôi ngoài da… với hơn 100 hoạt chất tân dược và hàng chục loại dược liệu. Cuối năm 2012, Trung tâm được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế thẩm định và công nhận đạt tiêu chuẩn « Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc – GLP » với các phép thử sau :

38

Bảng 3.5: Danh mục các phép thử được công nhận GLP của Trung tâm Kiểm nghiệm Vĩnh Phúc (2012)

STT Tên phép thử

1. Các phép thử vi sinh 1.1 Thử vô khuẩn

1.2 Thử giới hạn nhiễm khuẩn 1.3 Phép thử nội độc tố vi khuẩn

1.4 Xác định hoạt lực thuốc kháng sinh bằng phương pháp thử vi sinh vật 2. Định tính bằng phương pháp hóa học

3. Định tính, thử tinh khiết bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng

4. Định tính, định lượng kim loại nặng, arsen bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử 5. Định tính, định lượng, xác định tạp chất liên quan bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu

năng cao

6. Định tính, định lượng, xác định tạp chất liên quan bằng phương pháp quang phổ hấp thụ tử ngoại và khả kiến

7. Định lượng bằng phương pháp chuẩn độ thể tích 8. Định lượng bằng phương pháp chuẩn độ complexon

9. Định lượng bằng phương pháp chuẩn độ trong môi trường khan 10. Định lượng bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế và đo ampe 11. Xác định chỉ số pH

12. Xác định tro sulfat 13. Xác định tro toàn phần 14. Xác định tro tan trong nước 15. Xác định tro không tan trong acid 16. Xác định độ trong của dung dịch 17. Xác định khối lượng riêng và tỷ trọng

18. Xác định góc quay cực và góc quay cực riêng 19. Xác định mất khối lượng do làm khô

39

STT Tên phép thử

20. Xác định hàm lượng nước bằng phương pháp Karl Fischer 21. Phép thử độ rã

22. Phép thử độ hòa tan

23. Phép thử độ đồng đều hàm lượng

24. Phương pháp xác định nhiệt độ nóng chảy 25. Phép thử độ đồng đều khối lượng, thể tích

Nhận xét:

Trung tâm đã kiểm nghiệm được đa số các dạng bào chế và hoạt chất thông dụng, kiểm nghiệm được nhiều chỉ tiêu quan trọng. Tuy nhiên, thị trường dược phẩm ngày càng xuất hiện nhiều các dạng bào chế mới, các hoạt chất mới, các thuốc đa thành phần… đòi hỏi các đơn vị kiểm nghiệm nói chung và Trung tâm Kiểm nghiệm Vĩnh Phúc nói riêng phải không ngừng nghiên cứu, đầu tư, nâng cao chất lượng nhân lực, vật lực mới có thể thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc của mình.

Trung tâm được công nhận đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc – GLP” thể hiện nỗ lực của cán bộ, nhân viên Trung tâm chuẩn hóa hoạt động chuyên môn của đơn vị theo quy chuẩn quốc gia và quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc. Chứng chỉ GLP cùng với 25 phép thử được công nhận là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Trung tâm, chứng tỏ năng lực của Trung tâm trong công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc. Dù vậy, vẫn còn rất nhiều phép thử quy định trong dược điển và TCCS Trung tâm chưa thực hiện được do chưa đủ điều kiện về thiết bị, hóa chất, chất chuẩn ... Trong năm 2013, ban lãnh đạo Trung tâm tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng và hoạt động chuyên môn theo tiêu chuẩn của ISO/IEC 17025:2005 và được công nhận theo chuẩn mực này.

40

3.3. Khảo sát và đánh giá kết quả kiểm tra chất lượng thuốc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc:

Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Kiểm nghiệm Vĩnh Phúc đã kiểm tra, lấy mẫu ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc theo kế hoạch được Sở Y tế phê duyệt. Trung tâm tiến hành kiểm nghiệm mẫu tại đơn vị để đánh giá chất lượng thuốc theo tiêu chuẩn Dược điển hoặc tiêu chuẩn đăng ký của công ty sản xuất. Qua khảo sát số lượng mẫu kiểm nghiệm và kết quả hoạt động chuyên môn của đơn vị giai đoạn 2010 – 2012 chúng tôi thu được dữ liệu thống kê như sau:

Bảng 3.6: Kết quả khảo sát hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc trên toàn tỉnh của Trung tâm Kiểm nghiệm Vĩnh Phúc:

Năm Tổng số mẫu kiểm nghiệm

Thuốc giả

Mẫu đạt chất CL Mẫu không đạt CL Số mẫu % đạt Số mẫu % không đạt

2010 663 0 641 96,7% 22 3,3%

2011 761 0 740 97,2% 21 2,8%

2012 670 0 652 97,3% 18 2,7%

Kết quả này được minh họa bằng biểu đồ 3.3:

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình chất lượng thuốc đã kiểm nghiệm lưu hành trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2010 2012 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)