Nhà kính không tách khỏi sựảnh hưởng của môi trường bên ngoài: 1) Bức xạ mặt trời sưởi ấm các bề mặt và không khí bên trong nhà kính, 2) không khí lưu chuyển từ trong ra và từ ngoài vào qua các chỗ hở và cửa thông gió,
4) ánh sáng trong nhà kính bị giảm bớt do vật liệu không trong suốt hoàn toàn. Người trồng trọt trong nhà kính cần phải theo dõi khí hậu hằng ngày và theo mùa nhằm có đáp ứng thích hợp.
Do bản chất, cấu trúc nhà kính ảnh hưởng tới môi trường bên trong. Các vật liệu cấu tạo nên căn nhà có tác động đến nhiệt độ không khí, bức xạ mặt trời, độ ẩm tương đối và thành phần không khí. Một cách gián tiếp, cấu trúc nhà kính ảnh hưởng đến nhiệt độ và độẩm của đất. Do đó phải nắm vững các tác động của cấu trúc nhà kính lên môi trường và phương thức sử dụng các thiết bị điều khiển môi trường nhà kính đểđiều hòa môi trường.
Một trong những mục đích chính của nhà kính là nhằm kiểm soát nhiệt độ. Nhiệt độ là một đơn vịđo lường năng lượng. Sự cân bằng năng lượng, hay là sự di chuyển của năng lượng từ ngoài vào, trong phạm vi nhà kính và từ trong ra xảy ra theo nhiều cách, như sự dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ, sự ngưng tụ của độ ẩm không khí,… Đây là những lưu ý hết sức quan trọng khi thiết kế nhà kính.
Một số tác động sinh lý của nhiệt liên quan đến sản xuất trong nhà kính: o Tác động tới mức độ quang hợp (dark reactions)
o Tác động tới sự tổng hợp và phân hủy vật chất (trao đổi chất) o Tác động tới mức độ thoát hơi nước của cây.
o Tác động tới thời gian trưởng thành của cây
o Tác động tới sự hình thành và phát triển của hoa trong một số giống cây
o Tác động tới tính chất sau thu hoạch của hoa
o Nhiệt độđất tác động tới sự hấp thu nước và dưỡng chất o Tác động tới sự nẩy mầm
Ngoài ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm còn là một nhân tố để tăng mức tăng trưởng, năng suất và chất lượng cây trồng.
Tóm lại, nhiệt độ có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, điều khiển được nhiệt độ cho cây trồng có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được đối với môi trường nhà kính.