Đóng gói các phương thức và đối tượng

Một phần của tài liệu Phân cụm các đối tượng phức tạp trong một lớp đối tượng (Trang 47 - 49)

Khái niệm đóng gói (encapsulation) là một trong các đặc trưng chính của các hệ thống và các ngôn ngữ hướng đối tượng. Nó liên quan đến các khái niệm của các kiểu dữ liệu trừu tượng (abstract) và ẩn thông tin (information hiding) trong các ngôn ngữ lập trình.

Phân cụm các đối tượng phức tạp trong một lớp đối tượng

™ Hành vi (phương thức) của đối tượng:

Các khái niệm ẩn thông tin và sự đóng gói có thể được áp dụng với các đối tượng CSDL. Ý tưởng chính là để định nghĩa hành vi trên cơ sở các thao tác để có thể được áp dụng bên ngoài đối tượng. Cấu trúc bên trong của đối tượng là ẩn, và

đối tượng chỉ có thể được truy cập thông qua một số các thao tác đã định nghĩa trước. Một số thao tác, tác vụ có thểđược sử dụng để tạo (create) hay hủy (delete) các đối tượng; các thao tác khác có thể cập nhật trạng thái của đối tượng. Một số

thao tác khác có thể thực hiện kết hợp việc tính toán và cập nhật.

Các người dùng bên ngoài đối tượng chỉ nhìn thấy được giao diện (interface) của kiểu đối tượng, trong giao diện định nghĩa các tên và các tham số của mỗi thao tác. Sự thực thi được ẩn đối với người dùng bên ngoài đối tượng; nó bao gồm việc

định nghĩa các cấu trúc dữ liệu bên trong của đối tượng, và sự thực thi các thao tác truy cập đến các cấu trúc đó. Trong thuật ngữ hướng đối tượng sự thực thi tác vụ

được gọi là một phương thức (method). Một phương thức được gọi bằng cách gửi một thông điệp (message) đến đối tượng đế thực thi phương thức tương ứng.

™ Đối tượng:

Đối với các ứng dụng CSDL, đòi hỏi tất cả các đối tượng phải được đóng gói hoàn toàn. Một cách để nới lỏng yêu cầu này là chia cấu trúc của mỗi đối tượng thành các thuộc tính hiển (visible) và ẩn (hidden). Các thuộc tính hiển có thể được truy cập trực tiếp bởi các tác vụ bên ngoài hoặc bởi các ngôn ngữ truy vấn mức cao. Các thuộc tính ẩn của một đối tượng được đóng gói hoàn toàn và chỉ có thể được truy cập thông qua các tác vụđã được định nghĩa trước. Hầu hết các OODBMS sử

dụng các ngôn ngữ truy vấn ở mức cao để truy cập các thuộc tính hiển.

Thuật ngữ class thường được sử dụng để mô tả một định nghĩa kiểu của lớp các đối tượng, cùng với các định nghĩa các thao tác (tác vụ) cho kiểu đó.

Một đối tượng được tạo ra bởi một số chương trình ứng dụng thực thi, bằng cách gọi thao tác khởi tạo đối tượng và không phải tất cả các đối tượng được tạo ra

Phân cụm các đối tượng phức tạp trong một lớp đối tượng

chương trình thực thi và biến mất một khi chương trình kết thúc. Các đối tượng lưu trữ (persistent) được lưu trữ trong CSDL và vẫn tồn tại sau khi chương trình kết thúc.

Một phần của tài liệu Phân cụm các đối tượng phức tạp trong một lớp đối tượng (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)