Định danh đối tượng, cấu trúc đối tượng

Một phần của tài liệu Phân cụm các đối tượng phức tạp trong một lớp đối tượng (Trang 45 - 47)

™ Định danh đối tượng (OID) :

Mỗi thực thể trong thế giới thực được mô hình hóa vào trong CSDL được gọi là một đối tượng. Hệ thống CSDL hướng đối tượng cung cấp một định danh duy

Phân cụm các đối tượng phức tạp trong một lớp đối tượng

nhất cho mỗi đối tượng được lưu trữ trong CSDL, và OID này không phụ thuộc vào bất kỳ giá trị thuộc tính nào của đối tượng.

™ Cấu trúc đối tượng:

Trong các CSDL hướng đối tượng, trạng thái (state) hay giá trị hiện hành của một đối tượng phức có thể được xây dựng từ các đối tượng khác (hoặc các giá trị

khác) bằng cách sử dụng các cấu trúc kiểu nào đó. Mô hình dữ liệu hướng đối tượng bao gồm nhiều cấu trúc kiểu, ba cấu trúc kiểu đơn giản nhất là: nguyên tố (atom), tập (set) và bộ (tuple). Ngoài ra còn có các cấu trúc khác: array, list và bag.

Kiểu dữ liệu nguyên tố là các kiểu dữ liệu cơ sở mà hệ thống hỗ trợ như số

nguyên, số thực hay chuỗi ký tự.

Kiểu tập (SET): Nếu T là một kiểu đối tượng thì một đối tượng có kiểu SET(T) là một tập hợp các đối tượng có kiểu T.

Kiểu bộ (TUPLE): Nếu T1, .., Tk là các kiểu đối tượng thì một đối tượng có kiểu TUPLE(T1, .., Tk) là một k-bộ, trong đó thành phần thứ i của k-bộ có kiểu Ti.

Danh sách (list) tương tự tập (set) chỉ khác danh sách là có thứ tự. Mảng (array) tương tự danh sách, khác nhau chính giữa mảng và danh sách là một danh sách có số phần tử bất kỳ trong khi mảng chứa tập hữu hạn các phần tử. Túi (bag) tương tự tập (set), khác nhau giữa tập và túi là tất cả các phần tử trong tập là phân biệt còn trong túi thì có thể chứa các phần tử trùng nhau.

Mô hình các đối tượng này cho phép lồng tùy ý tập, danh sách, bộ và các cấu trúc khác.

Các cấu trúc kiểu set, list, array và bag được gọi là các kiểu sưu tập (collection) để phân biệt chúng với các kiểu nguyên tố và bộ. Đặc trưng chính của kiếu sưu tập là trạng thái của đối tượng sẽ là một sưu tập các đối tượng có thể có thứ tự (list, array) hoặc không có thứ tự (set, bag).

Các cấu trúc kiểu có thểđược sử dụng đểđịnh nghĩa các cấu trúc dữ liệu cho lược đồ CSDL hướng đối tượng. Chúng ta sử dụng các từ khóa set và tuple cho các

Phân cụm các đối tượng phức tạp trong một lớp đối tượng

kiểu có cấu trúc, và các kiểu dữ liệu chuẩn, như: integer, string, float, ... cho các kiểu nguyên tố.

Ví dụ: Đặc tả các kiểu đối tượng Giáo viên (TEACHER) và Khoa (DEPT) sử

dụng các cấu trúc kiểu.

Class TEACHER: Type Tuple ( Fullname: String; Degree: String; Work_year: int; Dept: DEPT; )

Class DEPT: Type Tuple ( Name: String;

Teachers: SET(TEACHER); )

Các thuộc tính tham chiếu đến các đối tượng khác là các tham chiếu cơ bản và do đó có thể biểu diễn được qua các kiểu đối tượng.

Ví dụ: Thuộc tính Dept của TEACHER có kiểu là DEPT, và được sử dụng

để tham chiếu đến đối tượng DEPT xác định (tại đây TEACHER làm việc).

Một phần của tài liệu Phân cụm các đối tượng phức tạp trong một lớp đối tượng (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)