Sử dụng dạng câu hỏi này có thể rèn luyện kĩ năng suy luận quy nạp, diễn dịch Đây là những câu hỏi kích thích trí tò mò của HS, buộc HS phải huy động vốn

Một phần của tài liệu skkn rèn luyện kĩ năng suy luận trong bồi dưỡng học sinh giỏi phần di truyền học bậc trung học phổ thông (Trang 28 - 30)

- Đây là những câu hỏi kích thích trí tò mò của HS, buộc HS phải huy động vốn kiến thức đã có từ dữ kiện của câu hỏi để tìm ra câu trả lời, diễn dịch giải thích hiện tượng. Khi giải thích là HS đã phải thực hiện một chuỗi nhiều phép suy luận logic hay suy luận kép, do đó cần phân tích câu hỏi từ một câu phức tạp thành những câu đơn giản hơn để dễ hình dung.

Bài 1: Lai cây cà chua thân cao, quả đỏ tròn với cây thân thấp, quả vàng, dài. F1 được toàn thân cao, quả đỏ, tròn. Cho F1 x F1 được F2:

1125 cây thân cao, quả đỏ, tròn. 375 cây thân thấp, quả đỏ, tròn. 375 cây thân cao, quả vàng, dài. 125 cây thân thấp, quả vàng, dài.

Giải thích và xác định kiểu gen của cặp bố mẹ đem lai?

* Đáp án:

Trường hợp 1: Một gen qui định một tính trạng Ở F2: Cao : thấp = 3 : 1  cao (A) > thấp ( a) Đỏ : vàng = 3 : 1  Đỏ ( B) > vàng ( b) Tròn : dài = 3 : 1  Tròn ( D) > dài (d)

(3:1) (3:1) (3:1) # giả thiết ( 9:3:3:1)  có hiện tượng hai cặp gen liên kết - Các tính trạng đỏ, tròn và vàng, dài luôn đi liền nhau  Chúng liên kết với nhau trên một cặp NST khác.

F1 đồng tính  Kiểu gen của P thuần chủng:

AA(BD/BD) (Cao, đỏ, tròn) x aa( bd/bd) ( thấp, vàng, dài) Trường hợp 2: gen đa hiệu

Ở F2: Cao : thấp = 3 : 1  cao (A) > thấp ( a)

Đỏ, tròn : vàng, dài = 3 : 1  các tính trạng màu quả và dạng quả do 1 gen quy định  Đỏ, tròn (B) > vàng, dài (b)

(3:1) (3:1) = ( 9:3:3:1) giống giả thiết  gen quy định các tính trạng phân li độc lập.

F1 đồng tính  P thuần chủng: AABB( Cao, đỏ, tròn) x aabb ( thấp, vàng, dài)

Bài 2: Thế nào là đột biến gen? Tại sao có những đột biến gen hầu như vô hại đối với thể đột biến?

* Đáp án:

- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit.

- Có những ĐBG hầu như vô hại đối với thể đột biến vì:

+ Do tính thoái hoá của mã di truyền, đột biến thay thế một cặp nucleotit làm thay đổi một cođon này bằng một cođôn khác nhưng cùng xác định một axitamin 

protein không thay đổi.

+ Tuỳ vị trí và chức năng của axitamin trong chuỗi polipeptit.

+ Tính chất có hại của đột biến gen còn phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp gen.

Bài 3: Vì sao đa số đột biến nhiễm sắc thể là có hại cho thể đột biến?

* Đáp án: Vì làm mất cân bằng nghiêm trọng hệ gen.

Bài 4: Giải thích tại sao các cây tam bội thường hay bị bất thụ?

* Đáp án: vì do trong tế bào có 3 bộ NST đơn bội (3n) nên trong giảm phân các NST không được phân li đều về hai tế bào con dẫn đến tạo ra các giao tử có bộ NST bất bình thường ( mất cân bằng gen). Các giao tử này không có khả năng thụ tinh hoặc có thụ tinh cũng không cho ra hợp tử có sức sống bình thường dẫn đến quả có hạt lép hoặc không có hạt.

Bài 5: Làm thế nào để xác định được một tính trạng nào đó là do 1 gen nằm trên NST thường, NST giới tính hay trong tế bào chất quy định?

* Đáp án:

Sử dụng phép lai thuận nghịch:

- Gen nằm trên NST thường : Lai thuận nghịch kết quả giống nhau.

- Gen nằm trong tế bào chất: lai thuận nghịch kết quả khác nhau, kiểu hình đời con giống mẹ.

- Gen nằm trên NST giới tính:

+ Gen trên X: lai thuận nghịch kết quả khác nhau có hiện tượng di truyền chéo.

+ Gen trên Y: chỉ di truyền cho giới dị giao ( di truyền thẳng).

Một phần của tài liệu skkn rèn luyện kĩ năng suy luận trong bồi dưỡng học sinh giỏi phần di truyền học bậc trung học phổ thông (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w