Sử dụng các dạng câu hỏi này có thể rèn luyện suy luận quy nạp và suy luận diễn dịch, đây là dạng câu hỏi có khả năng định hướng cho HS tiến hành các thao tác tư

Một phần của tài liệu skkn rèn luyện kĩ năng suy luận trong bồi dưỡng học sinh giỏi phần di truyền học bậc trung học phổ thông (Trang 26 - 28)

dịch, đây là dạng câu hỏi có khả năng định hướng cho HS tiến hành các thao tác tư duy và suy luận logic thích hợp.

Bài 1: ? II III Nam bình thường Nam bị bệnh Nữ bị bệnh

Nếu tách ADN của tế bào người, rồi tách lấy một gen gắn vào plasmit rồi chuyển vào vi khuẩn ecoly thì vi khuẩn ecoly đã tạo ra một protein khác với protein người. Em hãy giải thích vì sao?

* Đáp án:

Vì gen của người là gen phân mảnh nên khi mã hóa xong phải loại bỏ các đoạn intron để tạo mARN trưởng thành, nhưng tế bào vi khuẩn không có hệ enzim cắt bỏ các đoạn intron do đó mARN phiên mã từ gen người sẽ dịch mã cả đoạn intron nên protein bất thường khác protein người.

Bài 2: Thông thường khi biết được trình tự nucleotit trên mạch mã gốc, ta có thể biết được trình tự axit amin trên chuỗi polipeptit dựa vào bảng mã di truyền. Nếu ngược lai khi biết được trình tự axit amin trên chuỗi thì ta có thể xác định được trình tự nucleotit trên mạch gốc hay không? Ví dụ như trình tự axit amin trên một đoạn của chuỗi polipeptit là:

Loxin – alanin – valin – lizin

Thì trình tự nucleotit trên mạch gốc là như thế nào?

Bài 3:

Ở đậu Hà Lan (2n=14). Một tế bào của loài nguyên phân liên tiếp 4 lần đã lấy từ môi trường nội bào nguyên liệu là 240 NST đơn. Số lượng NST đơn trong mỗi tế bào trước khi bước vào quá trình phân bào là bao nhiêu?

* Đáp án: 2n = 240 : 15 = 16

Bài 4:

Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự không phân tách ở cặp NST giới tính trong giảm phân I thì đời con của họ có thể có 50% sống sót bị đột biến ở thể ba nhiễm (2n+1)

* Đáp án: cặp NST giới tính của mẹ không phân li trong giảm phân I tạo ra 2 loại giao tử XX, O. Hai loại giao tử này thụ tinh với giao tử bình thường của bố sẽ cho ra 3 loại hợp tử có khả năng sống sót (XXX, XXY, X0)-> thể 3 nhiễm chiếm tỉ lệ 2/3=66,6%

Bài 5: Một bạn học sinh làm thí nghiệm trên một loài thực vật, bạn học sinh này đã cho cây F1 tự thụ phấn, được F2 gồm 4 loại kiểu hình. Do sơ suất của việc thống kê nên chỉ còn ghi lại được số liệu của kiểu hình thân thấp, hạt dài là 6.25%. Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng các cặp gen nằm trên các cặp NSt thường

khác nhau, tương phản với thân thấp, hạt dài là thân cao, hạt tròn. Tỉ lệ cây thân cao, hạt tròn thu được từ phép lai này dự đoán là bao nhiêu?

* Đáp án: tỉ lệ thấp, dài ở F2 = 1/16 là tỉ lệ của quy luật phân li độc lập nên tỉ lệ than cao, hạt tròn là 9/16.

Bài 6: Cho cấu trúc di truyền quần thể như sau: 0,2AABb : 0,2 AaBb : 0,3aaBB : 0,3aabb. Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỷ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sau 1 thế hệ là bao nhiêu?

* Đáp án: Tách riêng từng cặp gen ta có:

- 0,2AA + 0,2Aa + 0,6aa→A = 0,3 ; a = 0,7→aa = 49% - 0,3BB + 0,4Bb + 0,3bb→B = 0,5 ; b = 0,5→bb = 25% →aabb = 49/100.25/100 = 12,25%

2.3. Sử dụng các câu hỏi vì sao? Như thế nào?* Giá trị: * Giá trị:

Một phần của tài liệu skkn rèn luyện kĩ năng suy luận trong bồi dưỡng học sinh giỏi phần di truyền học bậc trung học phổ thông (Trang 26 - 28)