Mô hình nào cho thương hiệu bán lẻ Việt Nam?

Một phần của tài liệu tổ chức thương mại thế giới (wto) và tiến trình đàm phán gia nhập của việt nam (Trang 31 - 33)

Đặc điểm thị trường địa phương sẽ là yếu tố quyết định thành công cho mô hình bán lẻ. Chắc hẳn nhiều người vẫn còn nhớ sự xuất hiện rồi nhanh chóng biến mất của các cửa hàng tiện lợi Masan, Daily. Mô hình các cửa hàng tiện lợi vốn rất phổ biến trên thế giới đã không thích hợp với thị trường Việt Nam vào thời điểm đó! Nhà đầu tư đã lựa chọn mô hình bán lẻ cao cấp cho một thị trường tiêu dùng thấp. Cửa hàng tiện lợi được xem là cao nhất trong các mô hình bán lẻ vì giá bán ở đây cao, người tiêu dùng phải trả thêm cho yếu tố tiện lợi. Tiện lợi ở đây nên được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: địa điểm, sản phẩm bày bán, cách thức phục vụ… Ở Việt Nam vẫn có phân khúc tiêu dùng cao cấp như thế, nhưng vào thời điểm đó lại chưa đủ lớn. Yếu tố văn hóa và hành vi tiêu dùng địa phương vẫn chưa được phân tích cặn kẽ. Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam đi xe gắn máy, nên việc tấp xe lên lề đường để ghé vào các cửa hiệu tạp hóa là hết sức thuận tiện. Vậy tại sao họ phải trả giá cao hơn cho các cửa hàng tiện lợi như đã kể trên?

Thời gian hoàn vốn cũng là một yếu tố cần xem xét. Người Việt Nam vốn quá quen với văn hóa chợ và cửa hàng tạp hóa. Vì thế, để người tiêu dùng có thể thay đổi hành vi mua sắm ở các cửa hàng bán lẻ hiện đại, họ cần thời gian thích nghi. Yếu tố này thường dễ làm các nhà đầu tư nản lòng.

Các nghiên cứu và phân tích cho thấy trong các mô hình bán lẻ hiện đại, các mô hình giá thấp (như Supermarket, Hypermarket…) dường như thích hợp với hiện trạng tiêu dùng của Việt Nam hơn các mô hình giá cao (Department store, Convenience store). Giá thấp ở đây được hiểu là so sánh giữa các mô hình bán lẻ hiện đại, chứ không phải với các mô hình truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hóa. Sự tồn tại và phát triển của hệ thống Saigon Co.op, Maximark, Metro… có thể ủng hộ thêm lập luận này. Các mô hình bán lẻ hiện đại giá cao cần được phát triển chọn lọc và chấp nhận thách thức cùng thời gian. Các doanh nghiệp Việt Nam đang có ý định thâm nhập ngành bán lẻ nên cẩn thận với mô hình cửa hàng tiện lợi và chọn lựa thật kỹ trước khi đưa ra quyết định chiến lược này.

Một phần của tài liệu tổ chức thương mại thế giới (wto) và tiến trình đàm phán gia nhập của việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w