Cơ sở luật của hệ logic mờ loại hai khoảng bao gồm tập các luật dạng IF- THEN với phần kết luận là một hàm của các đầu vào. Với đầu vào là hai đặc trưng của tín hiệu, luật trong mô hình phân lớp có dạng như sau:
if x1 is F~1 and x2 is F~2 then y =f(x)
Trong đó, F~1jvà F~2j là hai tập mờ có nhãn ngôn ngữ là small, medium hoặc large; là các tập mờ loại hai khoảng có hàm thuộc dạng hình chuông tổng quát.
Có thể thấy đầu ra của luật trong hệ mờ loại 2 khoảng là một hàm của các giá trị đầu vào. Hàm đầu ra được sử dụng trong mô hình này là một hàm tuyến tính được biểu diễn như sau:
1 1 2 2 ( ) o
y = f x =c +c x +c x
Trong đó, ci , i=0,1,2 là các giá trị số rõ. x x1, 2 là hai giá trị đầu vào
của hai biến PW và T.
Trong mô hình, PW & T là hai biến ngôn ngữ đầu vào. Tập vũ trụ của các biến đầu vào này được chia thành ba tập mờ loại hai khoảng có các nhãn ngôn ngữ như sau: small, medium và large. Khi đó, các tập mờ giả thiết trong mỗi luật j
k
F~ là một trong ba tập mờ : small, medium và large. Hình 3.2 minh họa ba tập mờ giả thiết sử dụng trong mô hình phân lớp.
Hình 3.2. Các tập mờ loại hai khoảng đầu vào
Tập mờ đầu ra tương ứng với các lớp điện tim trong các luật là các tập mờ loại một đều như hình 3.3:
Hình 3.3. Tập mờ tương ứng với các lớp điện tim
Với hai đầu vào, mỗi đầu tương ứng với ba tập mờ loại hai khoảng, do vậy tập luật sử dụng trong mô hình bao gồm 9 luật dạng “nếu-thì”. Các luật này là tập các phát biểu dưới dạng ngôn ngữ tự nhiên dựa trên tri thức và kinh nghiệm của chuyên gia. Mỗi luật biểu diễn một mối quan hệ giữa biến ngôn ngữ PW & T , các tập mờ giả thiết ’small”, “medium, “large” và các lớp tín hiệu điện tim NSR, VT, VF và CT (continue testing).
Bảng 1: Cơ sở luật trong mô hình phân lớp điện tim
PW T Small Medium Large
Small CT CT NSR
Medium VF CT CT
Large CT VT CT