Nhận định về cuộc khủng hoảng này

Một phần của tài liệu Sự kiện và nguyên nhân xảy ra các cuộc khủng hoảng trên thị trường chứng khoán mỹ - hy lạp (Trang 46 - 50)

Theo Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), khủng hoảng nợ công tại châu Âu mà khởi đầu là Hy Lạp là cuộc khủng hoảng nợ công thứ 3 trên thế giới trong lịch sử hiện đại sau các cuộc khủng hoảng tại Mỹ Latin và châu Á.

Cuộc khủng hoảng nợ công tại Eurozone đã bước sang năm thứ 5, là cuộc khủng hoảng kéo dài nhất trong lịch sử kinh tế thế giới và vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.Theo giới phân tích, khủng hoảng diễn ra ngay sau giai đoạn bùng nổ tín dụng, lãi suất cho trích lập rủi ro thấp, dư thừa thanh khoản, đòn bẩy tài chính cao và bong bóng bất động sản. Một nguyên nhân khác là tăng chi hoặc giảm thu ngân sách thiếu

kiểm soát của các chính phủ. Xét rộng hơn, việc này còn do chính sách tài khóa của các nước chưa hài hòa và cơ chế phối hợp ứng phó còn bất đồng.

Khủng hoảng nợ Mỹ Latin thập niên 80 được gọi là "Thập kỷ mất mát" và đã manh nha từ những năm 1970. Trong giai đoạn đó, Brazil, Argentina và Mexico phát triển khá mạnh, chủ yếu do vay nước ngoài quy mô lớn để nâng cấp công nghiệp trong nước và cải thiện cơ sở hạ tầng. Đến đầu thập niên 80, các nước Mỹ Latin bắt đầu gặp khó khăn trong việc trả nợ. Kinh tế thế giới suy thoái những năm 1979-1980 đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng và xuất khẩu của các nước này. Một nguyên nhân khác là các khoản vay bị sử dụng thiếu thận trọng và có liên quan đến tham nhũng. Cuộc khủng hoảng nợ tại đây bắt đầu vào tháng 8/1982 khi Mexico tuyên bố vỡ nợ. Tiếp đó là Brazil, Venezuela, Argentina và Bolivia. Để có tiền trả nợ, họ đã cầu viện những tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Đổi lại, các nước phải chấp nhận thắt lưng buộc bụng, phá giá nội tệ hay tự do hóa thương mại để cải thiện nền tài chính. Hậu quả là kinh tế tăng trưởng trì trệ, thu nhập bình quân đầu người giảm và chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng. Đến tận đầu thập niên 90, khủng hoảng ở Mỹ Latin mới lắng dịu.

Tại Đông Á và Đông Nam Á, khủng hoảng đến ngay sau thời kỳ tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Nguyên nhân cũng là bùng nổ tín dụng từ các nguồn vốn nước ngoài được sử dụng thiếu kiểm soát khi phần lớn đổ vào bất động sản và chứng khoán. Khủng hoảng tài chính Đông Á chính thức bắt đầu từ tháng 7/1997 với sự sụp đổ của đồng bath Thái Lan do các dòng vốn ồ ạt rút mạnh khỏi quốc gia này. Tại thời điểm đó, Thái Lan đã có gánh nặng nợ nước ngoài lớn khiến quốc gia này lâm vào tình trạng vỡ nợ, phá sản trước khi đồng bath sụp đổ. Hiệu ứng lan tỏa khiến nhà đầu tư phương Tây bất ngờ rút mạnh vốn, tiền tệ các quốc gia khác trong khu vực lần lượt bị phá giá. Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Khủng hoảng tài chính nhanh chóng chuyển sang suy thoái kinh tế trầm trọng. Đồng tiền các quốc gia bị phá giá, lạm phát gia tăng, các tổ chức tài chính và công ty phá sản, nợ xấu lên kỷ lục, tăng trưởng kinh tế suy giảm và thất nghiệp gia tăng. IMF đã phải khởi động chương trình cứu trợ trị giá 36 tỷ USD cuối năm 1997 để ổn định đồng tiền của các nước bị tác động mạnh nhất bởi khủng

hoảng. Đổi lại, các nước thắt chặt tiền tệ, tái cấu trúc hệ thống tài chính hoặc giảm can thiệp vào kinh tế thị trường. Đến đầu năm 1999, khu vực này mới dần hồi phục.

Điểm chung nhất của 3 cuộc khủng hoảng nợ công là các chính phủ đã vay nợ quá mức để chi tiêu, kể cả đầu tư, trong giai đoạn phát triển mạnh nhất của nền kinh tế. Đến khi nền kinh tế gặp trục trặc tại một nước nào đó, đã xảy ra phản ứng dây chuyền gây đổ vỡ hàng hoạt.

CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN

Khủng hoảng tài chính toàn cầu và những hệ lụy từ cuộc khủng hoảng này đang là vấn đề nóng hổi đối với nhiều quốc gia trên thế giới không loại trừ Việt Nam. Khủng hoảng tài chính đã gây ra những ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước và do đó nó trở thành chủ đề của rất nhiều hội thảo, các cuộc tranh luận với sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế, các nhà làm chính sách, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước hiện nay.

Qua việc tìm hiểu nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng này thì ta cũng thấy được rằng ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng này nếu có thì chỉ do tác động tâm lý nhất thời của nhà đầu tư. Còn hoạt động của thị trường chứng khoán vẫn do các yếu tố nội tại của nền kinh tế của một quốc gia quy định. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng ở thị trường nước ngoài có thể khiến nguồn vốn đầu tư vào thị trường chứng Việt Nam không được dồi dào. Nguồn tiền của các tổ chức đầu tư ở Việt Nam cũng là tiền từ các công ty mẹ ở nước ngoài. Nếu các công ty ở nước ngoài khó khăn thì công ty con ở Việt nam cũng phải dè dặt trong đầu tư điều này làm hạn chế nguồn cung của thị trường làm cho thị trường chứng khoán khó có thể tăng nhanh.

Hiện nay, kinh tế thế giới vẫn đang trong quá trình khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và hướng tới sự phục hồi chắc chắn, bền vứng. Mặc dù có được những thành công lớn trong việc giải quyết và thoát khỏi khủng hoảng, nền kinh tế toàn cầu vẫn cần được giám sát cẩn trọng vì sự phục hồi mới chỉ bắt đầu và chưa hoàn toàn chắc chắn. Bên cạnh đó, những rủi ro gây bất ổn vẫn còn, thậm chí một số rủi ro mới dường như đang xuất hiện gây không ít quan ngại cho tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong tương lai.

Danh sách nhóm 7

1. Phạm Ngọc Hiệp 11124136

2. Ngô Thị Thùy Sương 11124054

3. Trần Thị Ngọc Thắm 11124062

4. Nguyễn Thị Thu Thảo 11124167

5. Trương Thị Thu Thảo 11124061

6. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh 11124053

Một phần của tài liệu Sự kiện và nguyên nhân xảy ra các cuộc khủng hoảng trên thị trường chứng khoán mỹ - hy lạp (Trang 46 - 50)