Diễn biến khủng hoảng

Một phần của tài liệu Sự kiện và nguyên nhân xảy ra các cuộc khủng hoảng trên thị trường chứng khoán mỹ - hy lạp (Trang 30 - 37)

Hy Lạp được đặt vào tình trạng khủng hoảng nợ công kể từ cuối năm 2009, khi Chính phủ mới của nước này thừa nhận rằng Chính phủ tiền nhiệm đã công bố những số liệu kinh tế không trung thực, đặc biệt là về thâm hụt ngân sách. Thực tế thâm hụt ngân sách của nước này năm 2009 là 13,6% chứ không phải là 6,7% GDP như đã từng được báo cáo, cao hơn nhiều hạn mức thâm hụt ngân sách 3% GDP cho phép đối với các nước thành viên EU. Tình trạng tiết kiệm thấp và vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công vẫn diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn 2002-2007 là một trong những nguyên nhân giúp tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế lên mức 4.2%/năm.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 đã ảnh hưởng mạnh mẽ lên các ngành công nghiệp chủ chốt của Hy Lạp. Doanh thu ngành du lịch và vận tải biển – 2 ngành chủ chốt của nền kinh tế này, sụt giảm khá mạnh vào năm 2009. Kinh tế Hy Lạp lâm vào khó khăn, các nguồn thu thuế, phí …để tài trợ cho ngân sách bị thu hẹp, trong khi Chính phủ vẫn phải tăng cường chi tiêu công

để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khủng hoảng, đã đẩy nợ công đến con số khổng lồ. Đến năm 2010, báo cáo của OECD cho thấy nợ công của Hy Lạp đã lên tới 147.8% GDP. Các chuyên gia kinh tế dự đoán dù Hy Lạp có thực hiện được kế hoạch thắt lưng buộc bụng kéo dài 3 năm, nợ của Hy Lạp đến năm 2012 vẫn tăng lên mức 172% GDP.

(Nguồn: Morgan Stanley)

Ngoài ra, do kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái, mặc dù đã cam kết những chính sách khắc khổ nhằm giảm thâm hụt ngân sách nhưng thâm hụt ngân sách trong 8 tháng đầu năm 2011 của Hy Lạp đã lên tới 18,1 tỷ Euro (24,67 tỷ USD), tăng mạnh so với 14,813 tỷ euro cùng kỳ năm ngoái. Biểu đồ dưới cho thấy mức thâm hụt ngân sách của một số quốc gia Châu Âu, trong đó Hy Lạp và Ireland là 2 nước có mức thâm hụt lớn nhất. Trong khi thâm hụt ngân sách của Ireland chủ yếu là những khoản nợ chuyển từ khu vực tư nhân sang khu vực công do chính phủ phải “ra tay” cứu hệ thống ngân hàng, thâm hụt ngân sách Hy Lạp lại chủ yếu gây ra bởi trình độ quản lý công yếu kém.

Việc ngụy tạo các số liệu kinh tế nhằm che dấu thực trạng đất nước đã khiến uy tín của Chính phủ Hy Lạp bị suy giảm nặng nề. Cả 3 hãng xếp hạng tín nhiệm lớn nhất thế giới hiện đều đều hạ mức tín nhiệm của Hy Lạp xuống mức gần thấp nhất trong thang điểm đánh giá tín nhiệm đồng thời cảnh báo nguy cơ vỡ nợ của quốc gia này là rất cao. Lợi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp kỳ hạn 2 năm đã tăng lên trên 60%, trong khi đó kỳ hạn 1 năm đã vượt 110%. Điều này đồng nghĩa với việc Hy Lạp gặp nhiều khó khăn trong việc huy động thêm vốn từ thị trường vốn quốc tế và chỉ có thể mong đợi các khoản cứu trợ đặc biệt từ IMF, ECB hay một số quốc gia khác.

Lợi suất TPCP Hy Lạp (1 năm)

(Nguồn: Bloomberg)

Tháng 5/2010, các nhà lãnh đạo Eurozone và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố gói cứu trợ kỳ hạn 3 năm trị giá 110 tỷ EUR dành cho Hy Lạp. Sau đó, vào tháng 10/2010 IMF cho Hy Lạp vay thêm 2,5 tỷ EUR (3,3 tỷ USD), nâng tổng giá trị các khoản vay khẩn cấp mà IMF dành để ngăn chặn khả năng vỡ nợ của nước này lên 10,58 tỷ EUR (tương đương 13,98 tỷ USD).Trong khoảng thời gian từ tháng 5/2010 và 6/2011, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã mua khoảng 45 tỷ EUR trái phiếu chính phủ Hy Lạp. Ngoài ra, các khoản hỗ trợ thanh khoản mà ECB dành cho các ngân hàng Hy Lạp đã tăng từ mức 47 tỷ EUR vào tháng 1/2010 lên mức 98 tỷ EUR

vào tháng 5/2011.Để có được những khoản hỗ trợ này, chính phủ Hy Lạp đã phải cam kết thực hiện lộ trình cắt giảm thâm hụt ngân sách được các nhà tài trợ đưa ra.

Tuy nhiên, các chính sách này sẽ khó có thể thực hiện được trong thời gian tới khi hàng loạt các cuộc biểu tình của người dân Hy lạp vẫn liên tục nổ ra. Ngoài ra, nếu Hy Lạp tiếp tục cắt giảm chi tiêu thì nền kinh tế nước này sẽ giảm tốc mạnh hơn nữa. Như vậy, Hy Lạp đang phải đối mặt với một vòng luẩn quẩn: càng thắt chặt ngân sách, kinh tế sẽ càng xấu đi. Nếu kinh tế xấu đi, doanh thu từ thuế sẽ giảm sút trầm trọng. Khi doanh thu từ thuế giảm mạnh, Hy Lạp lại càng phải đi vay nợ… Và cứ thế, bong bóng nợ công sẽ ngày càng phình to cho đến khi nó nổ. Vấn đề chỉ là thời gian.

(Nguồn: Reuters)

Hệ lụy đầu tiên Hy Lạp phải đối mặt là mất khả năng tiếp cận thị trường tài chính quốc tế hoặc những điều kiện ưu đãi đi kèm các khoản vay sẽ mất đi, chi phí lãi vay sẽ ở mức rất cao hoặc thậm chí không huy động được nguồn vốn.

Lúc này các ngân hàng Hy Lạp đang giữ 62,8 tỷ USD trái phiếu Chính phủ và là chủ nợ lớn nhất của Chính phủ Hy Lạp. Nếu Hy Lạp vỡ nợ, các ngân hàng này có khả năng được yêu cầu tìm kiếm các nguồn vốn mới để bù đắp các khoản lỗ và hầu như chắc chắn là Hy Lạp sẽ quốc hữu hóa những ngân hàng có liên quan đến nợ Chính phủ. Ngoài ra, việc các tổ chức tài chính trong nước bán tháo các tài sản nợ càng làm gia tăng thêm cuộc khủng hoảng tài chính tại Hy Lạp.

Ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống ngân hàng khu vực Châu Âu và thế giới

Top 10 những nước có giá trị các khoản nợ trực tiếp với Hy Lạp lớn nhất

(Nguồn: Bank of International Settlement)

Đức và Pháp là 2 nước chủ nợ lớn nhất của Hy Lạp. Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, . Ngoài ra, việc Hy Lạp vợ nợ cũng gây thiệt hại lớn cho ngân hàng Anh, Bồ Đào Nha, Mỹ, Hà Lan, Nhật… Hy Lạp vỡ nợ, hệ thống ngân hàng của các quốc gia này sẽ đối mặt với khoản nợ xấu lớn, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng toàn cầu.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là tính toán về những khoản nợ tài chính trực tiếp, chưa có cơ quan nào đưa ra số liệu chính xác về những tài sản tài chính gián tiếp có liên quan tới Hy Lạp. Báo cáo công bố ngày 18/08/2011 của cơ quan tài chính trực

thuộc Quốc hội Mỹ cho biết trong khi những khoản vay trực tiếp của Mỹ tới Hy Lạp là 7,3 tỷ USD (tính đến tháng 12/2010), nhưng ước tính giá trị những khoản tín dụng gián tiếp của nước Mỹ với Hy Lạp lớn hơn đến gần 5 lần với 34,1 tỷ USD. Báo cáo cũng cho biết thêm tổng các khoản tín dụng gián tiếp của Mỹ tới 5 quốc gia đang “vướng mắc” trong khủng hoảng nợ công là Hy Lạp, Ireland, Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha ước tính lên tới 641 tỷ USD.

Bên cạnh đó, do những bất ổn, nghi ngờ gia tăng đối với những ngân hàng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới những khoản nợ của Hy Lạp, các ngân hàng khác sẽ ngần ngại gia hạn tín dụng cho nhau vì lo sợ vỡ nợ, hoặc các ngân hàng sẽ yêu cầu các khoản thế chấp lớn hơn, gây ra làn sóng bán tài sản trên diện rộng. Và thiệt hại của sự sụp đổ này thì chưa ai tính đến.

Hiệu ứng domino và hệ lụyđến tăng trƣởng kinh tế toàn cầu

Hy Lạp là một nước thành viên nhỏ của khối các nước sử dụng đồng tiền chung Châu Âu, chỉ đóng góp khoảng 2,4% tổng GDP của khu vực. Tuy nhiên, cái người ta lo ngại là hiệu ứng domino sẽ xảy ra khi Hy Lạp vỡ nợ. Ireland và Bồ Đào Nha là 2 quốc gia cũng đang trong tình trạng ngập đầu nợ nần và sẽ phải đối mặt với việc kinh tế tăng trưởng chậm lại trong các năm tới khi chính phủ nỗ lực thắt chặt chi tiêu, giảm thâm hụt ngân sách và mang đến sự ổn định cho hệ thống ngân hàng.

Như đã nói ở trên, Hy Lạp vỡ nợ đồng nghĩa với việc chi tiêu toàn cầu đặc biệt là từ Châu Âu giảm sút. Ngoài ra, nước Mỹ cũng đang đứng trên bờ vực của suy thoái. Việc 2 đối tác xuất khẩu chính của Trung Quốc gặp khó khắn khiến nhu cầu hàng hóa Trung Quốc có khả năng giảm mạnh. Sự sụt giảm này được đánh giá là có tác động lớn tới Trung Quốc và có thể buộc chính phủ phải từ bỏ cuộc chiến chống lại lạm phát để giữ cho nền kinh tế đang phát triển.

Việc Hy Lạp cũng như các quốc gia khác trong khu vực thực thi các chính sách thắt lưng buộc bụng đã làm làm dấy lên làn sóng biểu tình phản đối trong khu vực đồng thời cũng làm tăng lên những bất ổn xã hội khác. Ví dụ dự thảo việc Hy Lạp hoãn trả lương công chức hay áp thêm nhiều loại thuế mới khiến làn sóng phản đối chính phủ càng mạnh thêm. Giờ đây không chỉ thị trường quốc tế mà còn cả chính nhân dân Hy Lạp đã không còn niềm tin vào chính phủ Hy Lạp.

Ngoài ra những cuộc đàm phán giữa các thành viên trong khu vực cho thấy những bất đồng chính trị đang ngày càng lớn dần giữa các nước. Đức là quốc gia đã phản ứng mạnh với những phương cách cứu trợ Hy Lạp. Với tích cách của dân tộc Đức, nhiều người đã kiên quyết phản đối việc cứu Hy Lạp khi họ coi Hy Lạp là một quốc gia thiếu trách nhiệm. Bản thân trong chính phủ Đức cũng có những luồng ý kiến trái chiều về việc này. Theo đó, khủng hoảng nợ Hy Lạp là một cơ hội khiến bất đồng gia tăng trong nội bộ chính phủ vốn đã nhiều rối ren. Như vậy, khủng hoảng nợ công Hy Lạp đang làm gia tăng bất ổn chính trị của khu vực.

Ảnh hưởng tại Việt Nam

Do đồng EUR giảm giá, nên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU sẽ bị đắt lên tương đối, do dó ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt nam vào thị trường này.

Dù Hy Lạp không phải là một nền kinh tế lớn ở châu Âu và quan hệ thương mại, dòng vốn đầu tư với Việt Nam không lớn, nhưng Việt Nam sẽ chịu tác động gián tiếp nếu cuộc khủng hoảng này nổ ra. Cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu có thể gây gián đoạn thương mại toàn cầu, ảnh hưởng tới nhu cầu xuất khẩu của châu Á, trong đó có Việt Nam và khiến “các nguồn tiền nóng” chảy vào khu vực Châu Á giảm sút, góp gây mất cân đối cán cân tổng thể của các quốc gia trong đó có Việt Nam.

Hy Lạp chỉ là một quốc gia nhỏ ở Châu Âu với đóng góp không nhiều vào GDP hàng năm của khu vực nhưng việc vỡ nợ của Hy Lạp lại có ảnh hưởng nặng nề chưa tính toán hết được tới nền kinh tế toàn cầu. Đây là bài học rõ ràng cho

những quốc gia đang phát triển nóng theo đuổi những con số đẹp về chỉ tiêu tăng trƣởng, nếu cứ tiếp tục đi vay và sử dụng tiền vay nhƣ Hy Lạp đã làm trong thập kỷ vừa qua, chắc chắn di sản có thể để lại cho tƣơng lai sẽ là một món nợ khổng lồ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sự kiện và nguyên nhân xảy ra các cuộc khủng hoảng trên thị trường chứng khoán mỹ - hy lạp (Trang 30 - 37)