Chọn phương pháp và thiết bị khoan

Một phần của tài liệu Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu xây dựng Tòa nhà 4BC khu đô thị The PICO Hoàng Mai, thành phố Hà Nội ở giai đoạn thiết kế cơ sở. Thiết kế phương án khảo sát địa chất công trình chi tiết phục vụ thiết kế kĩ thuật, thi công công trình trên, với t (Trang 58 - 61)

- Cọc ngàm vào đài hcs = 0,5m, cọc cắm sâu 45,5m tính từ mặt đất, chiều sâu ngàm vào lớp 8 là 1,5m

3. Xác định cao độ các điểm thăm dò

5.2.3.5. Chọn phương pháp và thiết bị khoan

Căn cứ vào chiều sâu hố khoan, cấu trúc địa chất, thành phần đất đá, đồng thời đảm bảo công tác lấy mẫu thí nghiệm và các thí nghiệm ngoài trời được tốt, ta chọn phương pháp khoan xoay lấy mẫu dùng lưỡi khoan hợp kim và có bơm rửa bằng dung

dịch Bentônit bằng máy khoan XJ-100. Đặc tính kỹ thuật của máy khoan loại này được thể hiện trong bảng:

Bảng 5.3: Thông số kỹ thuật của máy khoan XJ- 100.

STT Tên thiết bị Đặc tính kỹ thuật và công dụng của chúng

1 Tháp khoan Tháp 3 chân cao 7m dùng để nâng hạ bộ dụng cụ khoan 2 Tời khoan Có sức nâng 2 tấn

3 Mũi khoan Dùng các mũi khoan có đường kính từ φ91 ÷φ130 4 Dây cáp Dây cáp φ14 dài 20m

5 ống mẫu Dùng được cả hai loại ống mẫu nòng đôi và ống mẫu thành mỏng

6 ống chống Dùng ống chống có đường kính φ127 dài 2m dùng để chống thành hố khoan

7 Cần khoan Dùng các loại cần khoan có đường kính từ φ45÷φ50 dài từ 1m; 1,5m; 3m; 4m

8 Khoá cần Dùng để giữ cần khi nâng hạ 9 Khoá mỏ vịt Dùng để kẹp cần khoan

10 Khoá xích Dùng để kẹp ống chống, ống mẫu khi tháo lắp 11 Máy bơm Máy bơm rửa có thể đạt độ cao 20m.

5.2.3.6.Kỹ thuật thi công khoan

Với việc sử dụng phương pháp khoan xoay bằng mũi khoan hợp kim cần chú ý các vấn đề sau:

Trước khi khoan phải tiến hành công tác chuẩn bị. Xác định chính xác vị trí hố khoan, chuẩn bị dụng cụ khoan, dung dịch khoan. Sắp xếp đấy đủ dụng cụ khoan theo thứ tự nhất định để đảm bảo công tác lắp ráp được tiến hành nhanh chóng. Khi đến chiều sâu cần lấy mẫu thì dừng khoan, làm sạch đáy hố khoan băng nước, tiến hành lấy mẫu thí nghiệm.

Khoan có bơm rửa được áp dụng khi khoan trong các địa tầng là đá từ cấp IV theo TCVN 9437- 2012 trở lên. Đối với các địa tầng là đất dích, đất rời, đất đá dễ bị sập lở, tan rữa, khoan có bơm rửa chỉ được áp dụng khi dùng dung dịch sét để khoan và gia cố thành lỗ khoan.Sau khi chuẩn bị kỹ, tiến hành khoan mở lỗ với mũi khoan

chống ống có đường kính Φ127 ngàm vào 2 m. Sau đó dùng mũi khoan Φ110 khoan hết lớp 3, sau đó thay mũi khoan Φ91 khoan đến độ sâu thiết kế.

Thổi rửa lỗ khoan bằng dung dịch sét.

Khi lấy mẫu thì đưa ống mẫu chuyên dụng xuống, dùng hệ thống thủy lực ép ống mẫu ngập sâu vào đất, sau đó dùng động tác bẻ mẫu lấy mẫu lên. Mẫu được đẩy ra khỏi ống mẫu bằng bơm thủy lực. Mẫu được bảo quản bằng hộp tôn ngoài có tráng Parafin, nhằm mục đích giữ mẫu được nguyên trạng, sau đó mẫu được đóng hộp dán thẻ mẫu đưa về phòng thí nghiệm.

5.2.3.7.Yêu cầu theo dõi và mô tả khoan

Nội dung theo dõi: khi khoan đào cần theo dõi chính xác chiều sâu để xác định được ranh giới địa tầng, phát hiện các lớp kẹp, thấu kính mềm yếu, theo dõi sự xuất hiện của mực nước dưới đất, xác định mực nước ổn định và bề dày tầng chứa nước, theo dõi công tác lấy mẫu thí nghiệm, thí nghiệm SPT thực hiện theo đúng các yêu cầu kỹ thuật.

Nội dung mô tả:khi khoan cần mô tả các đặc điểm thành phần, màu sắc, trạng thái của đất loại sét, độ chặt của đất loại cát.

Ngoài ra ta cần chú ý đến tốc độ khoan một cách chặt chẽ. Tùy thuộc vào độ chặt và trạng thái của đất mà tốc độ khoan có thể khác nhau, nên quan sát và ghi chép tốc độ khoan sẽ cung cấp thêm thông tin để đánh gia đất và xác định ranh giới địa tầng. Người theo dõi phải tiến hành ghi chép đầy đủ các yếu tố trên vào nhật ký khoan.

Hình 5.6: Mẫu nhật ký khoan

Một phần của tài liệu Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu xây dựng Tòa nhà 4BC khu đô thị The PICO Hoàng Mai, thành phố Hà Nội ở giai đoạn thiết kế cơ sở. Thiết kế phương án khảo sát địa chất công trình chi tiết phục vụ thiết kế kĩ thuật, thi công công trình trên, với t (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w