- Cọc ngàm vào đài hcs = 0,5m, cọc cắm sâu 45,5m tính từ mặt đất, chiều sâu ngàm vào lớp 8 là 1,5m
G qư = Vkm γtb = Fqư Hqư.γ tb (4.6) Trong đó:
4.3.5. Vấn đề nước chảy vào hố móng khi thi công móng công trình
Ngoài biện pháp chống đỡ thành hố móng để cho đất khỏi sụt lở như đã tính toán ở trên thì việc làm khô hố móng để thi công cũng là vấn đề rất quan trọng, đặc biệt là khi hố móng nằm dưới mực nước ngầm. Nếu lựa chọn phương pháp thoát nước hố móng không thích hợp thì có thể dẫn đến sự mất ổn định của đất nền ở đáy hố móng. Tùy theo tính chất của đất, hệ số thấm của đất, chiều cao hố móng, chiều cao mực nước ngầm xuất hiện, khả năng bị xói mòn của đất và điều kiện thi công mà ta có thể chọn một trong các phương pháp thoát nước sau:
• Phương pháp hút nước lộ thiên
Khi mực nước ngầm nằm ở trên đáy hố móng và đất nền thuộc loại đất sét pha ở trạng thái dẻo cứng hoặc dẻo mềm có hệ số thấm K < 10-7 cm/s thì dùng phương pháp hút nước lộ thiên bằng máy bơm là thích hợp nhất và kinh tế nhất. Khi hút nước, ta đào các rãnh ở xung quanh hố móng để tập trung nước vào một chỗ rồi sau đó dùng máy bơm hút nước ra khỏi phạm vi khu vực xây dựng.
Tuy nhiên, nếu đất nền là loại đất rời có hệ số thấm lớn hoặc đất dính bão hòa nước và trong đất nền xuất hiện nước có áp lực cao thì không nên dùng phương pháp này. Vì khi hút nước, các hạt đất dễ bị cuốn đi, do đó làm cho đất nền ở hố móng bị phá hoại và gây nên những biến dạng khác đối với móng công trình.
• Phương pháp hạ mực nước ngầm
Khi đào hố móng ở những nơi có mực nước ngầm và đất nền là loại đất yếu thì áp dụng phương pháp hạ mực nước ngầm là hợp lý nhất. Phương pháp này khi áp dụng không những đảm bảo cho hố móng được khô ráo và thuận tiện cho việc xây dung hố móng mà còn có tác dụng làm cho nền đất được chặt thêm, khả năng chịu tải tăng lên, mức độ biến dạng của đất nền giảm đi sau khi mực nước ngầm đã được hạ
thấp theo yêu cầu thiết kế. Hiện nay người ta thường dùng các phương pháp hạ mực nước ngầm bằng giếng thấm qua các ống kim loại lọc bằng điện thấm,…
Lựa chọn biện pháp xử lý:
Nước thượng tầng qua quan trắc tại các hố khoan khảo sát chúng tôi nhận thấy tại thời điểm khảo sát mực nước tĩnh năm ở độ sâu 0,6m (HK2) đến 0,8m (HK1) so với mặt bằng hiện tại. Nguồn cũng cấp chủ yếu cho tầng chứa nước này là nước mưa, nước mặt, nước sinh hoạt, mực nước tĩnh nằm ở độ sâu như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình thi công hố móng, vì vậy, cần phải có biện pháp khắc phục nhất thì thi công hố móng vào mùa mưa. Ta nhận thấy xung quanh công trình là đường nội bộ khu đất trống. Vì vậy, cần đào hào xung quanh dẫn nước chảy ra khỏi công trình. Đất nền thuộc loại đất sét pha ở có hệ số thấm khoảng K < 10-7 cm/s thì dùng phương pháp hút nước lộ thiên bằng máy bơm hút nước với công suất trung bình là thích hợp nhất và kinh tế nhất. Số lượng máy bơm cần bố trí sẽ được tính toán cụ thể sau khi có thêm các tài liệu cơ sở trong giai đoạn thiết kế. Khi hút nước, cần đào các rãnh ở xung quanh hố móng để tập trung nước vào một chỗ rồi sau đó dùng máy bơm hút nước ra khỏi phạm vi khu vực xây dựng.
PHẦN II