CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ THỎ TRẮNG 3.1 Lịch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí mỏ Thỏ Trắng, lô 09-

Một phần của tài liệu ’ Nghiên cứu các thông số Vật lý đá, đánh giá các thuộc tính collector đá chứa trầm tích Miocen dưới, mỏ Thỏ Trắng, lô 091, bể Cửu Long (Trang 46 - 50)

3.1. Lịch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí mỏ Thỏ Trắng, lô 09-1

Lô 09-1 có rất nhiều mỏ lớn đã được tìm thấy và khai thác như: Bạch Hổ, Đông Rồng, Đông Nam Rồng, Rồng trung tâm, Nam Rồng. Hầu hết được tìm

Hình 2.11: Sơ đồ thời gian di cư HC từ đá mẹ Oligocen bể Cửu Long

Mỏ Thỏ Trắng

dưới.

Công tác minh giải tài liệu địa chấn 3D các diện tích ít được nghiên cứu của mỏ Bạch Hổ đã được thực hiện vào năm 2009 trên cơ sở tài liệu hiện có theo miền thời gian 3D PSDM (time domain). Kết quả là đã xây dựng được bộ bản đồ chung cho các khu vực ít được nghiên cứu và mỏ Bạch Hổ theo các tầng phản xạ chính: SH - 3, SH - 5, SH - 7, SH - 10, SH - 11 và SH - BSM. Từ kết quả minh giải đã phát hiện ra một loạt cấu tạo tiềm năng: Thỏ Trắng, Ngựa Trắng, Mèo Trắng, Báo Trắng và Thỏ Trắng.

Cấu tạo Thỏ Trắng được phát hiện theo kết quả minh giải tài liệu địa chấn 3D vào năm 2010 nằm về phía tây bắc mỏ Bạch Hổ thuộc lô 09-1, thềm lục địa phía nam Việt Nam (Hình 3.1).

Mỏ Thỏ Trắng được phát hiện theo kết quả khoan và thử vỉa giếng khoan ThT-1X vào tháng 6 năm 2012 trên cơ sở nhận được dòng dầu công nghiệp từ trầm tích Oligoxen trên, tháng 8 năm 2014 khi thử vỉa giếng khoan ThT-5X đã nhận được dòng dầu công nghiệp từ trầm tích Mioxen dưới và Oligoxen trên.

Tại thời điểm 01.06.2015, trên mỏ Thỏ Trắng đã khoan 14 giếng khoan (ThT- 1Х, 2X, 3XР, 4XР, 5Р, 6Р, 6Н, 7Н, 8Р, 5X, 6X, 20Р, 27Р và 35X) với mục đích thăm dò, thẩm lượng và khai thác các thân dầu trong lát cắt trầm tích, trong đó có 4 giếng khoan tìm kiếm- thăm dò: ThT-1X, 2X, 5X, 6X, có 3 giếng khoan thẩm lượng ThT-3XP, 4XP, 35XP, và 7 giếng khoan khai thác ThT-5P, 6P, 6H, 7H, 8P, 20P và 27P. Theo kết quả thử vỉa tại các giếng khoan nói trên đã nhận được dòng dầu tự phun từ trầm tích Mioxen dưới và Oligoxen trên (trừ giếng ThT-3XP chỉ nhận được nước). Trên cơ sở kết quả khoan các giếng khoan trên đã tiến hành minh giải lại tài liệu địa chấn 3D và chính xác hóa các tầng phản xạ chính SH-5, SH-7 và SH-8. Các tầng phản xạ chính được thể hiện qua mặt cắt địa chấn dọc và ngang qua các GK (Hình 3.2; Hình 3.3)

Giếng khoan tìm kiếm ThT-1X, được khoan thân xiên, bắt đầu khoan vào ngày 06.05.2012 bằng giàn tự nâng “MURMANSKAIA”, nhằm mục đích tìm kiếm- thăm dò các vỉa dầu khí trong trầm tích Miocen duới và Oligocen trên của cấu tạo ThT lô 09-1. Khi khoan đến chiều sâu thiết kế đáy 3585m/CSTĐ 3400m, ngày 11.06.2012 đã quyết định tiếp tục khoan sâu thêm vào tầng SH-8. Giếng kết thúc khoan vào ngày 12.06.2012 với chiều sâu đáy thực tế là 3671m/CSTĐ 3490,3m.

Trong giếng khoan ThT -1X đã tiến hành thử vỉa 5 đối tượng, trong đó hai đối tượng thuộc trầm tích Oligocen trên, ba đối tượng trong lát cắt trầm tích Oligocen dưới.

Giếng khoan thăm dò ThT -2X bắt đầu khoan vào ngày 25.08.2012 bằng giàn tự nâng “TAMDAO-02”, nhằm mục đích tìm kiếm thăm dò các vỉa dầu khí trong trầm tích Miocen dưới và Oligocen trên của cấu tạo ThT, lô 09-1. Giếng khoan thân xiên theo phương vị 2250. Khi đạt đến chiều sâu thiết kế 4103m thì xảy ra sự cố kẹt bộ khoan (tại độ sâu 3027m), bắt buộc phải mở cửa sổ ống 245m ở chiều sâu 2631m để khoan thân hai. Giếng khoan kết thúc vào ngày 24.11.2012 tại chiều sâu đáy thực tế là 3970m/CSTĐ 3517m. Tương tự như với giếng khoan ThT -1X. giếng ThT -2X cũng tiến hành thử vỉa với 2 đối tượng thuộc trầm tích Oligocen trên.

Giếng khoan thẩm lượng ThT-3XP bắt đầu khoan ngày 21.01.2013 từ giàn tự nâng “TAMDAO-02” nhằm mục đích đánh giá tiềm năng công nghiệp của các vỉa dầu trong tầng trầm tích Miocen dưới và Oligocen trên. Giếng kết thúc khoan ngày 26.02.2013 tại chiều sâu đáy 3798m (CSTĐ 3677,5m). Trong giếng khoan ThT- 3XP đã tiến hành thử vỉa đối tượng trầm tích Oligocen trên.

Giếng khai thác sớm ThT-4XP bắt đầu khoan vào ngày 11.08.2013 bằng giàn tự nâng “PVD3” với mục đích đánh giá tiềm năng công nghiệp của các vỉa dầu trong tầng trầm tích Miocen dưới và Oligocen trên. Giếng kết thúc khoan ngày 13.09.2013 tại chiều sâu đáy 4430m (CSTĐ 4363,1m). Trong giếng khoan đã tiến hành thử tầng Oligocen trên cho 2 đối tượng : tầng 28 và 29.

Giếng khoan thăm dò ThT -5X bắt đầu khoan vào ngày 09.07.2014 bằng giàn tự nâng “MURMANSKAIA”, nhằm mục đích thăm dò tiềm năng dầu khí trong trầm tích Oligocen trên. Giếng kết thúc khoan ngày 10.08.2014 tại chiều sâu đáy 3559m (CSTĐ 3474,9m). Tại giếng khoan thăm dò ThT-5X đã tiến hành thử vỉa 3 đối tượng: 2 trong trầm tích Oligocen trên, 1 trong trầm tích Miocen dưới.

Giếng khoan thăm dò ThT-6X bắt đầu khoan vào ngày 05.10.2014 bằng giàn tự nâng “MURMANSKAIA”, nhằm mục đích thăm dò tiềm năng dầu khí trong trầm tích Oligocen trên và Miocen dưới. Giếng kết thúc khoan ngày 05.11.2014 tại chiều sâu đáy 3590m (CSTĐ 3472,5m). Tại giếng khoan ThT-6X đã tiến hành thử vỉa 05 đối tượng: 02 trong trầm tích Oligocen trên và 03 trong trầm tích Miocen dưới.

Map-sh7

sh3

sh5

sh7 sh8

Hình 3.2: Mặt cắt địa chấn dọc mỏ Thỏ Trắng, qua các giếngkhoan ThT-6Х, 5X, 35XР, 4XР, 2X, 5P, 6P, 3X và 1X [5] khoan ThT-6Х, 5X, 35XР, 4XР, 2X, 5P, 6P, 3X và 1X [5]

Giếng khoan khai thác sớm ThT-35XP bắt đầu khoan vào ngày 31.03.2015 bằng giàn tự nâng “MURMANSKAIA” nhằm mục đích khai thác dầu khí trong trầm tích Miocen dưới và Oligocen trên. Giếng kết thúc khoan ngày 26.04.2015 tại chiều sâu thực tế đáy 3689m (CSTĐ 3442,1m).

Một phần của tài liệu ’ Nghiên cứu các thông số Vật lý đá, đánh giá các thuộc tính collector đá chứa trầm tích Miocen dưới, mỏ Thỏ Trắng, lô 091, bể Cửu Long (Trang 46 - 50)