Thời gian/ Dịch chuyển dầu khí

Một phần của tài liệu ’ Nghiên cứu các thông số Vật lý đá, đánh giá các thuộc tính collector đá chứa trầm tích Miocen dưới, mỏ Thỏ Trắng, lô 091, bể Cửu Long (Trang 44 - 46)

Từ kết quả mô hình địa hóa 2D, các bản đồ trưởng thành đã được xây dựng cho nóc và đáy các tập đá mẹ thời điểm hiện tại. Tại đáy tập E (Oligoxen dưới), đá

mẹ chủ yếu đang trong pha sinh dầu & khí ẩm- condensat ngoại trừ phần nhỏ thuộc trũng Đông bắc và trũng Tây Bạch Hổ (độ sâu vượt 5800m) đá mẹ đang tạo khí khô do ảnh hưởng quá trình cracking). Trong khi đó tại nóc tập D, C (Oligoxen trên) đá mẹ đang trong pha sinh dầu. Độ sâu đạt các ngưỡng hiện tại của đá mẹ Oligoxen được thể hiện trong Bảng 2.3.

Bảng 2.3: Độ sâu các ngưỡng hiện tại của đá mẹ Oligoxen bể Cửu Long

Trên hình 2.11 cho thấydầu bắt đầu sinh ra từ đá mẹ Oligoxen từ khoảng 29 triệu năm trước (~%Ro>0.55). Khi đá mẹ bước vào pha sinh dầu mạnh (mật độ HC sinh cực đại) thì bắt đầu xuất hiện di cư HC trên diện rộng (%Ro>0.72) xảy ra vào thời kỳ Mioxen sớm (27- 17 triệu năm trước) đối với đá mẹ thuộc khu vực trũng sâu của bể. Tại khu vực rìa bao quanh phần trũng bể, nơi có đá mẹ Oligoxen, dầu và khí đã và đang được sinh ra.

Trên một số mặt cắt thể hiện độ bão hòa dầu, khí cao, xuất hiện di cư mạnh của dầu, khí theo phương thẳng đứng qua các đứt gãy lớn tới tầng chứa phía trên hoặc dịch chuyển dọc tầng theo vỉa cát xen kẹp trong chính tầng đá mẹ hoặc theo các tập tiếp xúc trực tiếp với tầng sinh. Trên đường dịch chuyển dầu có thể được giữ lại và trở thành những tích tụ hydrocarbon, nếu tại đó tồn tại bẫy chứa, ngược lại chúng bị phân tán và thoát đi.

Khu vực thuộc đới nâng Cửu Long, đới nâng Phú Quý và khu vực sườn nghiêng Tây bắc, Đông Nam nơi trầm tích quá mỏng hoặc vắng mặt đá mẹ Oligoxen, mặc dù không tham gia vào quá trình sinh dầu nhưng rất quan trọng trong việc đón nhận sản phẩm di cư từ đá mẹ tại các trũng sâu di lên thông qua hệ thống đứt gẫy hoặc nứt nẻ của đá. Dựa vào lịch sử phát triển của bể, phần lớn các dạng bẫy đã được hình thành chủ yếu trong giai đoạn tạo rift và đầu giai đoạn sau rift (Mioxen sớm), sớm hơn với giai đoạn sinh mạnh và di cư chính của dầu, khí. Như vậy các bẫy hoàn thiện trong giai đoạn trước có cơ hội thuận lợi tiếp nhận các sản phẩm di cư trên. Đối với bẫy hình thành muộn có cơ hội đón nhận những

pha sinh HC sau.

Một phần của tài liệu ’ Nghiên cứu các thông số Vật lý đá, đánh giá các thuộc tính collector đá chứa trầm tích Miocen dưới, mỏ Thỏ Trắng, lô 091, bể Cửu Long (Trang 44 - 46)