- Một số hiện tượng chính tả cần lưu ý trong bài viết;
+ HDHS nhận xét, luyện viết một số chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn vào bảng con (tiếng mang vần khó, tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng phương ngữ hay thói quen,…(HS viết, tự giới thiệu, nhận xét cho nhau trong nhóm, GV chỉ bao quát nắm tình hình chung để biểu dương hoặc điều chỉnh, uốn nắn cách viết cho HS)
Nội dung, biện pháp tổ chức các hoạt động trong một tiết học phân môn Chính tả
B. Hướng dẫn học sinh nghe viết bài Chính tả
+ Bước 1 : Đọc cả đoạn viết để HS bao quát chung (cần phát âm rõ tốc độ vừa phải, tạo điều kiện cho HS lưu ý các hiện tượng chính tả cần lưu ý;
+ Bước 2 : Đọc từng câu ngắn, cụm từ (2 – 3 lần tùy theo độ dài, độ khó của văn bản và trình độ viết chính tả của HS trong lớp), lần đầu đọc chậm rãi cho HS nghe rõ
Nội dung, biện pháp tổ chức các hoạt động trong một tiết học phân môn Chính tả
Lưu ý :
+ Đối với kiểu bài chính tả tập chép (lớp 1, 2)
- YCHS chép lại chính xác theo nguyên bản,nếu khác với nguyên bản đều được gọi là lỗi. Đây là là kiểu bài chính tả đầu cấp, có tác dụng giúp HS nhớ mặt chữ, từng bước hoàn thiện kỹ năng đọc;
- YCHS nhìn SGK để chép bài;
- Lưu ý HS nhìn sách đọc nhẩm cả câu ngắn hay cả cụm từ rồi viết liền mạch để làm quen với cách viết chính tả nghe – viết.
Nội dung, biện pháp tổ chức các hoạt động trong một tiết học phân môn Chính tả
+ Đối với kiểu bài chính tả nghe – viết (lớp 2- 5)
- HS nghe từng câu, từng đoạn, nhẩm lại để xác định từng âm tiết rồi viết vào vở;
- HS phải nắm quy tắc chính tả, khi nghe đọc hiểu nghĩa từng tiếng, nhớ lại quy tắc rồi viết vào tập.
Nội dung, biện pháp tổ chức các hoạt động trong một tiết học phân môn Chính tả