Theo Nguyễn Đăng Khải (1996) [10] , tỷ lệ nhiễm T. suis ở 7 vùng kinh tế như sau:
1.Trung du và miền núi bắc bộ + Trung du: 29,8 % + Miền núi: 27,8 % 2.Đồng bằng sông Hồng: 24,8 % 3.Bắc trung bộ: 13,9 % 4.Nam trung bộ + Đồng bằng: 17,5 % + Miền núi: 34,7 % 5.Tây Nguyên: 20,8 % 6.Tây Nam Bộ: 9,4 % 7.Đông Nam Bộ: 13,1 %
Ở một số tỉnh phía Nam, Lương Văn Huấn và cs (1990) [8], ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, lợn nhiễm giun T. suis với tỷ lệ 14 %; Quảng Nam, Đà Nẵng 8,75 %; Quảng Ngãi, Bình Định 27,5 %; Phú Yên, Khánh Hoà 8,3 %; Lâm Đồng 10 %; Đồng Nai 26,3 %; Bình Dương, Bình Phước 10 %; Tây Ninh 8,6 %; thành phố Hồ Chí Minh 39,0 %; Long An 11 %, Tiền Giang 2 %; Cần Thơ, Sóc Trăng 8,69 - 30 %.
Theo Phan Địch Lân và cs (2005) [20], kết quả điều tra mổ khám ở 7 tỉnh miền Bắc và miền Trung như sau: Tỷ lệ nhiễm giun đũa từ 13 - 43 % với cường độ nhiễm trung bình từ 3,0 - 21,5 con /lợn. Tỷ lệ nhiễm giun T. suis từ 12,5 - 40,3 %. Tác giả còn cho biết: Do giun T. suis lợn và loài giun T. suis gây bệnh cho người có rất nhiều điểm giống nhau về mặt hình thái. Do vậy, bệnh này ở lợn có thể lây sang người, người nhiễm bệnh một cách tự nhiên do nuốt trứng giun T. suis của lợn chứa ấu trùng. Sau khi vào ruột người, ấu trùng phát triển thành giun T. suis trưởng thành, cư trú ở ruột và gây bệnh
giun T. suis ở người. Sau khi trứng giun T. suis được bài xuất ra ngoài qua phân người có khả năng gây nhiễm lại cho lợn (tỷ lệ trứng phát triển chỉ có 11 % so với trứng của lợn có tỷ lệ phát triển là 86 %).
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [14] cho biết: Lợn sau khi cai sữa ở tỉnh Thái Nguyên nhiễm giun T. suis 23,01 % - 27,01 %.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [14], khi nghiên cứu T. suis và các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa lợn tại Thái Nguyên thấy: Đàn lợn nuôi ở Thái Nguyên nhiễm T. suis, Oesophagostomum sp. và Fasciolopsis buski. Trong đó, lợn bình thường nhiễm T. suis 23,01 %; Oesophagostomum 20,86 %; Fasciolopsis
buski 18,71 %; tỷ lệ nhiễm tương ứng ở lợn tiêu chảy là 27,01 %; 23,85 % và 16,95 %, mức độ nhiễm T. suis ở lợn tiêu chảy lớn hơn lợn bình thường.
Giun sán ở đường tiêu hóa có vai trò rõ rệt trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa. Lợn sau cai sữa tại Thái Nguyên mắc tiêu chảy là 11,81 %. Ở lợn bình thường và lợn bị tiêu chảy đều nhiễm các loại Ascaris suum, Oesophagostomum sp.,
Strongyloides, Fasciolopsis buski và T. suis nhưng ở lợn tiêu chảy nhiễm tỷ lệ cao hơn và mức độ nặng hơn (theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2009 ) [15].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Johanes Kaufmann (1996) [43] cho biết: Ivermectin với liều 3 ml /kg TT cho hiệu quả tốt trong 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, cần chú ý tới lượng sữa của lợn mẹ khi sử dụng thuốc tẩy.
Theo Bowman D. D. (1999) [38], biện pháp tẩy giun trước khi chúng trưởng thành có tác dụng phòng bệnh rất tốt. Hầu hết các tác giả đều thống nhất Phenothiazin là một trong những thuốc ức chế giun trưởng thành đẻ trứng và có tác dụng tẩy cả giun non nên đượckhuyến cáo dùng.
Mejer. H và cs (2001) [45] cho biết: Ngoài A. suum thì Oesophagostomum
và T. suis cũng rất phổ biến ở lợn tại Đan Mạch. Oesophagostomum và T. suis
ký sinh ở ruột già (manh tràng) nhưng những tác động bệnh lý do chúng gây ra là rất đáng kể. T. suis nhiễm ở mức nặng ảnh hưởng đến tăng trọng và có thể gây chết nhiều lợn con.
Pedersen. S và cs (2001) [46] đã nghiên cứu ảnh hưởng của giun T.
suis và A. suum ký sinh đến sự thiếu sắt của cơ thể lợn. Sáu mươi hai lợn ở 10 tuần tuổi được chia làm 2 lô: Lô 1 gây nhiễm đồng thời 4500 trứng giun
T. suis và 1200 trứng giun A. suum. Lô 2: Đối chứng. Khẩu phần ăn của lợn ở 2 lô là như nhau. Kết quả cho thấy, giun T. suis và A. suum ký sinh đã làm cho cơ thể lợn thiếu sắt, ngoài ra số lượng hồng cầu trong máu của những lợn này giảm thấp.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lợn các lứa tuổi nuôi tại nông hộ, trang trại gia đình và tập thể ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Bệnh giun T. suis ở lợn.
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu
- Mẫu phân tươi của lợn ở các lứa tuổi nuôi tại một số xã thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Các hoá chất: Dung dịch muối NaCl bão hoà.
- Dụng cụ : Kính hiển vi quang học, buồng đếm Mc. Master, và một số dụng cụ thí nghiệm khác.
- Thuốc tẩy giun T. suis Ziquan - mectin và Hanmectin - 25, thuốc sát trùng Benkocid và Povidine-10%.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm triển khai đề tài:
Đề tài được thực hiện ở các nông hộ, các trang trại chăn nuôi lợn với quy mô khác nhau ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Địa điểm xét nghiệm, phân tích và xử lý mẫu:
+ Phòng Thí nghiệm - Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 9 tháng 12 năm 2013 đến ngày 31 tháng 5 năm 2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Tình hình nhiễm giun T. suis ở lợn tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
3.3.2. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun T. suis cho lợn
3.3.2.1. Xác định hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc tẩy giun T. suis cho lợn
- Hiệu lực của thuốc tẩy giun T. suis cho lợn trên thực địa - Độ an toàn của thuốc tẩy giun T. suis cho lợn trên thực địa
3.3.2.2. Tác dụng diệt trứng giun T. suis bằng thuốc sát trùng trong điều kiện phòng thí nghiệm
3.3.2.3. Nghiên cứu biện pháp phòng bệnh giun T. suis lợn ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
* Xác định công thức ủ phân nhiệt sinh học có khả năng sinh nhiệt tốt nhất để diệt trứng giun T. suis lợn
- Khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt trứng giun T. suis của công thức ủ I. - Khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt trứng giun T. suis của công thức ủ II. - Khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt trứng giun T. suis của công thức ủ III. - Khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt trứng giun T. suis của công thức ủ IV. - Đánh giá khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt trứng giun T. suis của 4 công thức ủ.
* Thử nghiệm biện pháp phòng bệnh giun T. suis cho lợn
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis sau 2, 3 tháng thử nghiệm. - Khối lượng lợn ở các thời điểm thí nghiệm.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun T. suis cho lợn
3.4.1.1. Xác định hiệu lực và độ an toàn của thuốc tẩy T. suis cho lợn * Xác định khối lượng lợn để xác định liều thuốc sử dụng
Khối lượng lợn được xác định bằng cách cân (đối với lợn nhỏ) hoặc đo (đối với lợn lớn) và tính khối lượng theo công thức: Pkg = 87,5 x VN2 x DT.
Trong đó:
P: Khối lượng lợn (kg)
VN: Vòng ngực đo bằng thước dây (cm) DT: Dài thân đo bằng thước dây (cm)
* Xác định hiệu lực và độ an toàn của thuốc tẩy giun T. suis cho lợn
- Trước khi dùng thuốc, xác định cường độ nhiễm bằng cách đếm số trứng /gam phân. Sau khi dùng thuốc, xét nghiệm phân ở các ngày 5, 10 và 15
sau tẩy bằng cách đếm số trứng /gam phân để xác định hiệu lực của thuốc. Tiến hành mổ khám ngẫu nhiên một số lợn, kiểm tra số lượng T. suis ký sinh ở ruột già để xác định lại hiệu lực của thuốc.
- Xác định độ an toàn của thuốc thông qua theo dõi phản ứng của lợn sau khi dùng thuốc 1 giờ.
3.4.1.2. Phương pháp xác định tác dụng diệt trứng giun T. suis bằng thuốc sát trùng trong điều kiện phòng thí nghiệm
- Bố trí 2 lô thí nghiệm với 2 loại chất sát trùng: Povidine 10 %, Benkocid và một lô đối chứng.
Chuẩn bị 20 đĩa petri có đường kính 18 cm. Cho một lớp phân nhiễm
giun T. suis cường độ vừa và nặng dày 1,2 cm vào mỗi đĩa, (trong đó: lô thí nghiệm 1 gồm 5 đĩa petri được thử nghiệm với Povidine 10 %, lô thí nghiệm 2 gồm 5 đĩa petri được thử nghiệm với Benkocid, lô đối chứng gồm 10 đĩa petri được phun dung dịch nước muối sinh lý 0,9 %).
Phun mỗi loại chất sát trùng (với liều hướng dẫn) lên lớp phân có trứng
giun T. suis ở lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2, phun nước muối sinh lý 0,9 % lên lô đối chứng. Sau khi phun, hằng ngày lấy ở mỗi đĩa petri của 3 lô thí nghiệm, mỗi mẫu khoảng 3 gam phân bề mặt, xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn để tìm trứng giun T. suis. Từ đó xác định được thời gian trứng
giun T. suis bắt đầu chết và thời gian chết hoàn toàn do tác động của chất sát
trùng, hoặc xác định được trứng giun T. suis không chết do chất sát trùng không có tác dụng.
3.4.1.3. Bố trí thí nghiệm xác định công thức ủ phân có khả năng sinh nhiệt tốt để diệt trứng giun T. suis lợn
* Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Chuẩn bị nguyên liệu ủ, bố trí ủ theo 4 công thức sau:
Công thức 1: Các nguyên liệu ủ được chuẩn bị theo tỷ lệ:
+ Phân chuồng: 200 kg. + Lá xanh băm nhỏ: 40 kg. + Tro bếp: 12 kg.
Công thức 2: Các nguyên liệu ủ được chuẩn bị theo tỷ lệ:
+ Phân chuồng: 200 kg. + Lá xanh băm nhỏ: 40 kg. + Vôi bột: 10 kg.
Công thức 3: Các nguyên liệu ủ được chuẩn bị theo tỷ lệ:
+ Phân chuồng: 200 kg. + Tro bếp:12 kg.
+ Lá xanh băm nhỏ: 40 kg. + Vôi bột: 10 kg.
Công thức 4: Các nguyên liệu ủ được chuẩn bị theo tỷ lệ:
+ Phế thải có nguồn gốc từ cây xanh (rơm, rạ, thân cây ngô, thân cây lạc...): 500 kg.
+ Phân chuồng : 500 kg.
* Cách ủ phân của công thức I, II, III: Trộn đều các nguyên liệu theo tỷ lệ của mỗi công thức ủ, cho vào mỗi hố ủ hỗn hợp nguyên liệu đã trộn của mỗi công thức trên.
Cũng trộn đều 5 kg phân lợn nhiễm giun T. suis nặng với các nguyên liệu khác (lá xanh băm nhỏ, tro bếp, vôi bột) theo tỷ lệ như 3 công thức, sau đó chia vào các túi vải nhỏ (mỗi túi 10 - 15 g), đặt vào trong các hố ủ ở các vị trí khác nhau. Chát bùn kín 3 hố ủ trên.
* Cách ủ phân của công thức IV:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Cây xanh: 500kg. - Phân chuồng : 500 kg.
Chú ý:
Kích thước nguyên liệu càng nhỏ càng tốt, cây ngô, cỏ, lau sậy, cây phân xanh, cây mua… Chặt ngắn khoảng 1 gang tay.
Bước 2: Chọn nơi ủ
- Chọn nơi tiện cho việc sử dụng phân và vận chuyển nguyên liệu. - Chọn nơi khô ráo, không bị ngập nước.
- Chọn nơi có nền đất, nền xi măng khô ráo. Có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi nhốt bị bỏ không để tận dụng mái che.
- Nên rạch rãnh xung quanh cho nước chảy vào hố gom nhỏ tránh nước ủ phân chảy ra ngoài khi tưới nước quá ẩm.
- Diện tích nền: 3m2 /tấn phân ủ.
Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ
- Bình tưới ozoa
- Cào, cuốc, xẻng, dao phát, dao băm, thớt. - Vật liệu làm mái: bạt, bao tải, nilon…
Bước 4: Trộn nguyên liệu và tiến hành làm đống ủ phân
- Chia nguyên liệu:
+ Chia đều nguyên liệu có nguồn gốc từ cây xanh làm 6 phần bằng nhau. + Chia đều nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật làm 6 phần bằng nhau. - Làm đống ủ:
+ Rải một phần nguyên liệu từ cây xanh mỗi chiều khoảng 1,5 m, độ dầy 25 - 30cm.
+ Rắc đều một phần phân lên trên lớp nguyên liệu xanh, độ dầy 10cm. + Tiếp tục làm lớp tiếp theo đến khi hoàn thành.
Chú ý:
Lượng nước tưới cần phụ thuộc vào đô tươi hay khô của nguyên liệu. Yêu cầu duy trì độ ẩm 40 - 50%.
Tiến hành đặt các túi vải chứa 10 - 15g phân lợn nhiễm giun T. suis nặng vào các vị trí khác nhau của đống ủ, (cần buộc dây thật chắc và để thò ra ngoài đống ủ để tiện cho việc lấy mẫu ra).
Bước 5: Che đậy hố ủ
- Sau khi trộn và làm đống ủ, che đậy đống ủ bằng bạt, bao tải dứa hoặc nilon.
- Làm tấm che bằng lá hoặc mái lợp để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào đống ủ làm chết vi sinh vật và giữ nhiệt giữ ẩm tốt hơn.
* Phương pháp theo dõi khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt trứng giun T. suis của 4 công thức ủ
Hàng ngày dùng nhiệt kế 1000C đo nhiệt độ phân ủ, đồng thời lấy từ mỗi hố ủ 1 túi vải để xét nghiệm trứng giun T. suis. Từ đó xác định được khả năng sinh nhiệt của mỗi công thức ủ và tác dụng diệt trứng giun T. suis lợn.
3.4.1.4. Phương pháp thử nghiệm quy trình phòng bệnh giun T. suis cho lợn trên diện hẹp
Địa điểm thực hiện: Huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên Đối tượng thử nghiệm: Lợn nhiễm giun T. suis
Nội dung triển khai:
* Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis của lợn trước thử nghiệm
Lợn trước khi thử nghiệm được xét nghiệm phân để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis bằng phương pháp Fulleborn và phương pháp Mc. Master.
* Bố trí thử nghiệm
Lợn được bố trí thành 2 lô: Lô thử nghiệm và lô đối chứng, tương đối đồng đều về các yếu tố: tuổi, khối lượng, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis.
Lô thử nghiệm được áp dụng biện pháp phòng trị bệnh giun T. suis như: + Định kỳ dùng thuốc có hiệu lực cao tẩy phòng giun T. suis.
+ Vệ sinh chuồng và xung quanh chuồng trại.
+ Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng và xung quanh chuồng trại. + Vệ sinh thức ăn và nước uống cho lợn.
* Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis của lợn sau 2, 3 tháng thử nghiệm
Sau 2, 3 tháng thử nghiệm, xét nghiệm phân để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis của lô thử nghiệm và đối chứng phương pháp Fullerborn và phương pháp Mc. Master. Từ đó đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng trị đã áp dụng.
* Xác định khối lượng lợn ở các thời điểm thí nghiệm
Trước khi áp dụng quy trình phòng, trị bệnh giun T. suis, tiến hành cân (đối với lợn nhỏ) hoặc đo (đối với lợn lớn) để xác định khối lượng của từng lợn, từ đó xác định được tổng khối lượng lợn của lô thí nghiệm, lô đối chứng.
Sau thử nghiệm 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng, xác định tổng khối lượng lợn ở lô thử nghiệm và lô đối chứng tương tự như trên.
3.4.2. Đề xuất quy trình phòng trị bệnh giun T. suis cho lợn
Quy trình phòng trị bệnh giun T. suis cho lợn được đề ra dựa vào kết quả nghiên cứu thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh giun T. suis cho lợn.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý theo thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [32] và Excel 2007.
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình nhiễm giun T. suis ở lợn tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Chúng tôi đã kiểm tra 550 mẫu phân lợn tại 4 xã của huyện Phổ Yên để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.1 và biểu đồ 4.1, 4.2.
Bảng 4.1: Tình hình nhiễm giun T. suis ở lợn tại một số xã thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Địa phương (xã) Số lợn điều tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%)
Cường độ nhiễm (trứng /g phân)
≤ 500 > 500 - 1000 > 1000