Kết quả về sinh trưởng của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm All-zym đến khả năng sinh trưởng của đàn gà thịt Mía x Lương Phượng nuôi tại trại gà khoa Chăn nuôi thú y. (Trang 53 - 65)

2.4.2.1. Kết quả về sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm

Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của gà là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm, vì nó phản ánh sức sản xuất

thịt của gia cầm. Để đánh giá được khả năng sinh trưởng của gà, người ta thường căn cứ vào khối lượng cơ thể qua từng tuần tuổi. Trong chăn nuôi, sinh trưởng tích lũy càng cao thì rút ngắn được thời gian chăn nuôi, đồng thời giảm được chi phí thức ăn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy: Khả năng sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, thức ăn, chếđộ chăm sóc, nuôi dưỡng, thời tiết, khí hậu và khả năng thích nghi của nó với môi trường.

Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng tích lũy được xác định bằng chỉ

tiêu khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi và được thể hiện ở bảng 2.4 và hình 2.1.

Bảng 2.4. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi Tuần tuổi Lô ĐC Lô TN Cv (%) Cv (%) Sơ sinh 42,19 ± 0,43 4,21 41,67 ± 0,34 5,14 1 91,55 ± 1,33 7,26 92,25 ± 2,23 8,89 2 154,99 ± 6,01 9,97 155,86 ± 8,76 9,55 3 237,54 ± 10,48 7,01 247,14 ± 9,43 8,14 4 358,60 ± 12,76 6,98 362,65 ± 17,88 7,34 5 512,11 ± 21,87 9,05 538,88 ± 29,67 10,17 6 684,35 ± 28,14 11,81 694,13 ± 30,27 11,54 7 861,14 ± 25,81 10,65 897,32 ± 19,12 9,82 8 1125,54± 30,81 11,09 1190,89 ± 32,44 10,32 9 1389,32 ± 22,46 11,34 1412,96 ± 28,23 9,48 10 1590,21 ± 26,72 12,67 1637,55 ± 19,64 12,18 11 1766,45 ± 19,67 9,88 1807,48 ± 21,55 10,63

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái giống nhau thì sự sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.

Hình 2.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Qua bảng 2.4 và hình 2.1 cho thấy: Khối lượng cơ thể gà tăng dần qua các tuần tuổi. Gà cùng sử dụng một loại thức ăn, cùng một phương thức nuôi dưỡng, điều kiện chăm sóc nhưng gà ở lô sử dụng chế phẩm All-zym có khối lượng cơ thể cao hơn. Khối lượng của gà lúc 11 tuần tuổi, lô TN dùng chế phẩm All-zym đạt 1807,48 g, còn lô đối chứng không sử dụng chế phẩm chỉ đạt 1766,45g thấp hơn lô TN là 41,03 g. Tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Như vậy, khi bổ sung chế phẩm All-zym vào thức ăn cho gà có hiệu quả tốt hơn so với khi không sử dụng chế phẩm vào thức ăn. Trong quá trình sử dụng chế phẩm All-zym bổ sung vào thức ăn cho gà thấy rằng: Gà khỏe mạnh, ăn uống sinh trưởng tốt, thải phân ra có khuôn. Do chế phẩm có các vi khuẩn có lợi, có khả năng lên men đường sản sinh ra axit latic, có tác dụng phòng bệnh đường tiêu hoá nhờ khả năng ức chế vi khuẩn có hại, kích thích tăng chuyển hoá và lợi dụng thức ăn khi ăn vào.

2.4.2.2. Kết quả sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối

Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát. Trên cơ sở khối lượng cơ thể

theo dõi được qua các tuần tuổi, chúng tôi xác định được tốc độ sinh trưởng tuyệt đối ở các tuần tuổi khác nhau (g/con/ngày) và tỷ lệ % tăng khối lượng giữa hai lần khảo sát. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.5

Bảng 2.5. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gà thí nghiệm Tuần tuổi

Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

Sinh trưởng tương đối (%)

Lô ĐC Lô TN Lô ĐC Lô TN

0-1 7,05 7,23 73,81 75,54 1-2 9,06 9,09 51,46 51,28 2-3 11,79 13,04 42,06 45,30 3-4 17,29 16,50 40,61 37,89 4-5 21,93 24,75 35,26 38,56 5-6 24,61 22,61 28,79 25,73 6-7 25,26 29,03 22,88 25,54 7-8 37,77 41,94 26,62 28,12 8-9 37,68 31,72 20,98 17,06 9-10 28,70 32,09 13,48 14,73 10-11 25,18 24,28 10,50 9,87

Số liệu bảng 2.5 cho thấy: Tốc độ sinh trưởng của gà lai F1 (Mía x Lương Phượng) của 2 lô có sự khác nhau đôi chút. Tuy nhiên, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối ở cả 2 lô đều phù hợp với quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn của gia cầm. Ở giai đoạn đầu, sinh trưởng tuyệt đối cả lô đều thấp, vì giai đoạn này tuy số lượng tế bào tăng nhanh nhưng kích thước và khối lượng tế bào nhỏ nên sinh trưởng tuyệt đối còn chậm, số liệu thu được ở một tuần tuổi lô đối chứng đạt 7,05 g/con/ngày; lô thí nghiệm 7,23 g/con/ngày. Ở giai đoạn 8 tuần tuổi, gà lai F1 (Mía x Lương Phượng) có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao nhất

đạt 37,77g/con/ngày ở lô đối chứng và 41,94 g/con/ngày ở lô thí nghiệm. Gà lai F1 (Mía x Lương Phượng) có diễn biến về sinh trưởng tương đối gần tương đương nhau. Chúng tăng nhanh ở giai đoạn còn non, đặc biệt là trong ba tuần đầu tương ứng ở lô đối chứng là 73,81 %; 51,46 %; 42,06 % và

ở lô thí nghiệm là 75,54 %; 51,28 %; 45,30 %. Sinh trưởng tuyệt đối giảm dần

chứng là 10,50 %). Nhìn chung, tốc độ sinh trưởng của nhóm gà thí nghiệm

đều tuân theo quy luật sinh trưởng chung của gia cầm và trong chăn nuôi ta

nên xuất bán gà ở giai đoạn 10 -11 tuần tuổi, bởi sinh trưởng của gà tương đối thấp, nếu nuôi kéo dài mang lại hiệu quả kinh tế không cao.

2.4.3. Kết quả về hiệu quả sử dụng thức ăn cho gà thí nghiệm

2.4.3.1 Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn

Khả năng thu nhận thức ăn là lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày và phản ánh tình trạng sức khỏe đàn gà, chất lượng thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và năng suất

của con giống. Số lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày còn liên quan với mức năng lượng và protein trong khẩu phần, từ đó ảnh hưởng tới sinh trưởng và khả năng cho sản phẩm của gia cầm. Ngoài ra, lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như: khí hậu, nhiệt độ, môi trường, tình trạng sức khỏe.

Kết quả về khối lượng tiêu thụ thức ăn của gà lai F1 (Mía x Lương Phượng) được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6. Khả năng chuyển hoá và sử dụng thức ăn

Tuần tuổi Lô ĐC Lô TN

g/con/ngày (g/con/tuần) g/con/ngày (g/con/tuần)

1 11,82 82,74 12,06 84,42 2 20,36 142,52 21,29 149,03 3 32,92 230,44 33,66 235,62 4 41,52 290,64 42,57 297,99 5 43,78 306,46 45,32 317,24 6 62,98 440,86 63,69 445,83 7 71,01 497,07 77,22 540,54 8 113,32 793,24 115,49 808,43 9 114,35 800,45 111,34 779,38 10 117,94 825,58 116,5 815,5 11 120,62 844,34 119,85 838,95 Tổng 750,62 5254,34 758,99 5312,93

Chúng tôi đã theo dõi và tính được lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi được thể hiện ở bảng 2.6

Lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm tăng dần theo tuần tuổi, giai

đoạn sau tổng lượng thức ăn tiêu thụ của một gà sau khi kết thúc thí nghiệm là: Lô đối chứng 5.254,34 g; lô TN 5.312,93 g.

2.4.3.2. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng qua các tuần tuổi phản ánh hiệu quả sử dụng thức ăn, đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà thịt nói riêng. Trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt thì tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là chỉ tiêu quyết định đến hiệu quả

kinh tế. Kết quả tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng Lô thí nghiệm

Tuần tuổi

Lô ĐC Lô TN

Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn

1 1,51 1,51 1,48 1,48 2 1,96 1,77 1,81 1,63 3 2,14 1,92 2,01 1,79 4 2,28 2,06 2,24 1,96 5 2,45 2,17 2,36 2,10 6 2,47 2,25 2,42 2,20 7 2,62 2,39 2,57 2,35 8 2,73 2,53 2,68 2,47 9 2,89 2,64 3,16 2,61 10 4,06 2,75 3,81 2,71 11 5,63 2,86a 4,48 2,83a

Ghi chú: Cùng hàng ngang các số mang các chữ cái giống nhau thì không có sự sai khác

thống kê, với p>0,05.

Qua bảng 2.7 cho thấy: Lượng thức ăn tiêu tốn/kg tăng khối lượng tăng dần theo các tuần tuổi. Trong cùng một điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng nhưng lô thí nghiệm sử dụng chế phẩm All-zym tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với lô đối chứng.

Ở 1 tuần tuổi, cả ở hai lô gà thí nghiệm có tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lần lượt ở lô đối chứng là 1,51 kg/kg tăng khối lượng, còn ở lô thí nghiệm là 1,48 kg/kg tăng khối lượng.

Giai đoạn 11 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn cộng dồn ở lô đối chứng là 2,86 kg/kg tăng khối lượng; lô thí nghiệm là 2,83 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê.

Như vậy, khi sử dụng chế phẩm All-zym trộn vào thức ăn cho gà Mía x Lương Phượng đã có hiệu quả tốt, tiêu tốn thức ăn ít hơn khi không sử dụng chế

phẩm vào thức ăn.

2.4.3.3. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế

Chỉ số sản xuất (Performance - Index) là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá một cách nhanh chóng và chính xác về hiệu quả kinh tế và việc thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt. Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm được chúng tôi thể hiện ở bảng 2.8

Bảng 2.8. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm

Tuần tuổi PI EN

Lô ĐC Lô TN Lô ĐC Lô TN

………

9 88,34 90,17 32,24 33,89

10 87,76 89,82 30,68 32,63

11 76,83 83,21 29,15 32,57

Số liệu bảng 2.8 cho thấy:

Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi trong lô thí nghiệm luôn cao hơn lô đối chứng, cụ thể là:

Lúc 11 tuần tuổi chỉ số sản xuất tính chung cho lô thí nghiệm là 83,21%; lô đối chứng là 76,83%.

Chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ở lô thí nghiệm cũng cao hơn lô đối chứng, cụ thể là:

Lúc 11 tuần tuổi chỉ số kinh tế tính chung cho lô thí nghiệm là 32,57 % còn lô đối chứng là 29,15 %.

Vậy nên bổ sung chế phẩm All-zym trộn vào thức ăn cho gà F1 (Mía x Lương Phượng) sẽ cho hiệu quả kinh tế hơn.

2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị

2.5.1. Kết luận

Từ những kết quả thu được trong quá trình làm thí nghiệm, chúng tôi có những kết luận sơ bộ như sau:

Gà được sử dụng chế phẩm hay không dùng chế phẩm All-zym đều có tỷ

lệ nuôi sống cao lần lượt ở lô thí nghiệm là 98,67 %, còn lô đối chứng là 97,33 %. Lô gà thí nghiệm được bổ sung chế phẩm All-zym vào thức ăn luôn đạt khối lượng trung bình cao hơn. Kết thúc thí nghiệm ở 11 tuần tuổi, lô thí nghiệm có khối lượng là 1807,48 g/con, lô đối chứng là 1766,45 g/con.

Ở giai đoạn 11 tuần tuổi, gà tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lô thí nghiệm lần lượt là 24,28 g/con/ngày, 9,87 %; lô đối chứng là 25,18 g/con/ngày, 10,50 %.

Dùng chế phẩm All-zym trộn vào thức ăn làm giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể thấp hơn so với không dùng chế phẩm vào thức ăn. Tiêu tốn thức ăn cộng dồn của lô thí nghiệm và đối chứng tại tuần thứ 11 lần lượt là 2,83 và 2,86 kg/kg tăng khối lượng.

2.5.2. Tồn tại

Do còn khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh phí nên số lượng gà thí nghiệm chưa nhiều, chưa đảm bảo được độ tin cậy cao. Chúng tôi chỉ tiến hành trên đàn gà Mía x Lương Phượng nên chưa đánh giá được hết hiệu quả

của chế phẩm này đối với các loại gà khác.

2.5.3. Đề nghị

Từ những tồn tại trên, chúng tôi đưa ra một sốđề nghị như sau:

- Tiến hành thí nghiệm lặp lại nhiều lần với số lượng mẫu lớn hơn trong mùa vụ khác nhau để có kết quả chính xác hơn.

- Nghiên cứu thêm một số chỉ tiêu kỹ thuật khác nhau như khả năng cho thịt, chất lượng sản phẩm, khả năng phòng chống bệnh tật của gà. Từ đó góp phần xây dựng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung chế phẩm All- zym với liều lượng thích hợp và có hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi gia cầm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước

1. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2007), Kỹ thuật chăn nuôi gà nông hộ, Nxb Hà Nội.

2. Bùi Đức Dũng, Lê Hồng Mận (1992), Thức ăn nuôi dưỡng gia cầm, Nxb

Nông Nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Huy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc

(1998), Chăn nuôi gia cầm, Giáo trình dành cho cao học và NCS ngành chăn nuôi, Nxb Nông Nghiệp, tr: 3-17, 29-32, 81, 123-199, 205.

4. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998), Giáo trình chăn nuôi gia cầm,

Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai

(1994), Chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

6. Phạm Ngọc Kinh (2001), “Sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu E.M trong chăn nuôi lợn thịt”, Tạp chí chăn nuôi số 04/2001.

7. Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên (2004), Giáo trình vi sinh vật học đại cương, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr: 134 -139.

8. Lê Hồng Mận, Trần Công Xuân, Nguyễn Thiện, Hoàng Văn Tiêu, Phạm Sỹ

ng (2007), Sổ tay chăn nuôi gia cầm bền vững, Nxb Thanh Hóa.

9. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992), Chọn giống và nhân giống gia súc, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

10. Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1995), Chọn giống nhân giống vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, tr: 32, 73-80, 94-25.

11. Lê Thị Tuyết Minh (1998), Sử dụng chế phẩm sinh học EM1 để phòng bệnh cầu trùng ở gà ISA ( giai đoan 1 – 50 ngày tuổi), Trường Đại học Nông Nghiệp 1 – 1998.

12. Nguyễn Vinh Phước (1980), Vi sinh vật ứng dụng trong chăn nuôi, Nxb

Nông Nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Quang Thạch (1998), Kết quả bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm EM đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và một số

chỉ tiêu sinh học của cây trồng vật nuôi, Báo cáo khoa học cấp nhà nước, HTM.

14. Hoàng Toàn Thắng (1996), ”Nghiên cứu xác định mức năng lượng và protein thích hợp trong thức ăn hỗ hợp cho gà broiler nuôi chung và tách riêng trống mái theo mùa ở Bắc Thái”, Luận án PTS Nông Nghiệp, Bộ giáo dục và Đào tạo.

15. Hoàng Toàn Thắng (1999), “Bổ sung chế phẩm EM cho gà tam hoàng nuôi thịt”, Tạp chí khoa học công nghệ Nông lâm nghiệp, Đại học Nông lâm số 1. 16. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2005), Giáo trình sinh lý gia súc, Nxb

Nông Nghiệp, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Thiện (1995), Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi, Nxb Nông Nghiệp, tr: 5-8.

18. Nguyễn Văn Thiện (1996), Thuật ngữ thống kê, di truyền, giống vật nuôi,

Nxb Nông nghiệp, tr: 72,73.

19. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc (1998), Giống vật nuôi, Nxb

Nông nghiệp, tr: 72 – 73.

20. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (2002),

Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

21. Phạm Công Thiếu, Đỗ Thị Ngọc Huyền, Phạm Thị Nga, Nguyễn Thùy Châu (2006), “Nghiên cứu khả năng ứng dụng Phytase từ Bacillus subtilis bổ

sung và thức ăn nuôi gà sinh sản”, Tạp chí chăn nuôi, số 7, tr: 22-25.

22. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Hữu Cường, Cao Đình Tuấn (2006), “Ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme Avizyme 1502 vào khẩu phần có tỷ lệ cám gạo khác nhau đến năng suất của gà Lương Phượng nuôi thịt”, Tạp chí chăn nuôi, số 9, tr: 19-23.

23. Nguyễn Đình Vinh (2000), “Hiệu quả nuôi gà Ri trên lưới sắt bằng thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm All-zym đến khả năng sinh trưởng của đàn gà thịt Mía x Lương Phượng nuôi tại trại gà khoa Chăn nuôi thú y. (Trang 53 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)