2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nước ta tuy chưa có công nghiệp chế biến men gia súc nhưng những biện pháp lên men truyền thống đã được áp dụng vào chế biến thức ăn gia súc
từ lâu như việc ủ men rượu, bia. Theo nghiên cứu của Nguyễn Vĩnh Phước (1980) [12] chỉ ra rằng với 1 tấn thức ăn nuôi cấy trong 8 giờ bằng men rượu có thể sản sinh ra được 7 kg protein, tức là bằng lượng protein của 1 con lợn thịt nặng khoảng 30-35 kg. Thêm vào đó vi sinh vật còn chứa trong tế bào enzyme và nhiều yếu tố quan trọng chưa xác định được trong đó một số có khả năng sản sinh ra các sinh tố.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1980) [12] dùng men rượu ủ vào cám gạo theo tỷ lệ 4%, sử dụng thức ăn lên men cho lợn sau cai sữa ăn, cho thấy lợn sinh trưởng tốt, dịch dạ dày tiết ra nhiều hơn 20% với đối chứng, lợn thí nghiệm lông, da bóng mượt, thịt chắc, tiêu thụ thức ăn và mức độ nhiễm sán thấp hơn lô không ăn thức ăn men.
Nguyễn Quang Thạch (1998) [13] đã nghiên cứu ảnh hưởng của EM
đến sự phát triển và chống đỡ bệnh tật của gà tại trường Đại học Nông Nghiệp I- Hà Nội và tại Trại Mai Lâm- Đông Anh trên gà Goldline và gà AA cho kết quả: Đàn gà sử dụng EM đã tăng tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng.
Theo Lê Thị Tuyết Minh (1998) [11] đã đưa chế phẩm EM1 ( của trường Đại học Nông Nghiệp I) vào phòng bệnh cầu trùng ở gà giai đoạn 1 – 50 ngày tuổi, với nồng độ 0,2% pha vào nước uống, cho thấy kết quả phòng bệnh khá cao ( 80% gà không bị bệnh cầu trùng), và được đưa ra áp dụng đại trà với số lượng 1500 con, thấy trọng lượng bình quân sau 50 ngày tuổi là: 2,20 – 2,60kh/con ( ± 0,50), cuối cùng tác giả kết luận: Chế phẩm EM không gây bệnh và độc hại cho cơ thể gia cầm, ngược lại còn có tác dụng tốt là trao
đổi chất, tăng cường vệ sinh và đáp ứng miễn dịch với một số bệnh đường ruột ( bệnh cầu trùng gà).
Viện Công nghệ thực phẩm (2001) [25] đã nghiên cứu bổ sung enzyme Phytaza Ronozyme P trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi gà sinh sản Lương Phượng có tác dụng tăng tỷ lệ đẻ trứng 2%, tăng năng suất trứng/12 tuần đẻ, tăng độ dày bền vỏ trứng và tỷ lệ nở/tổng số trứng ấp, giảm chi phí thức ăn.
Nguyễn Thị Liên và cs (2004) [7], cho biết: Bổ sung men rượu vào khẩu phần ăn hàng ngày cho gà con, nghé, dê con cũng làm tăng trọng hơn
hẳn những con vật không ăn men rượu, ở gà con mới nở đến 30 ngày khi cho
ăn men rượu tăng 15-22% so với đối chứng.
Theo Hoàng Toàn Thắng và cs (1999) [15] sử dụng EM bổ sung vào thức ăn cho gà Mía x Lương Phượng nuôi thịt cho biết: Lô thí nghiệm tăng khối lượng cao hơn so với lô đối chứng, tiêu tốn thức ăn hạ và tiết kiệm được thức ăn cho 1kg tăng khối lượng so với lô đối chứng.
Theo Phạm Công Thiếu (2006) [21] bổ sung phytaza vào thức ăn hỗn hợp nuôi gà Lương Phượng sinh sản không làm ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn, khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nuôi sống, sức kháng bệnh của
đàn gà bố mẹ. Làm giảm tỷ lệ hao hụt đàn 1,19%, mang lại hiệu quả kinh tế, làm giảm chi phí tiền ăn 1 gà con giống là 87,41 đồng, tăng hiệu quả chuyển hóa 6,89%.
Theo Phùng Đức Tiến và cs (2006) [22] bổ sung enzyme Avizyme 1502 vào khẩu phần thức ăn có tỷ lệ cám gạo khác nhau đã làm tăng khối lượng gà thí nghiệm từ 4,78- 8,69%, giảm tiêu tốn thức ăn 2,82- 6,37%, giảm chi phí thức ăn 1,12- 4,78%.
Theo Phạm Ngọc Kinh (2001) [6] đã sử dụng vi sinh vật hữu hiệu EM trong chăn nuôi lợn thịt kết quả tăng khối lượng cho thấy: lô thí nghiệm tăng khối lượng bình quân 11,56 kg/ tháng, lô đối chứng chỉ đạt 9,15 kg/tháng, tỷ
lệ chênh lệch TN/ĐC là 20,3%.
Theo khảo sát của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long cũng cho thấy, sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi giúp cải thiện môi trường sống cho người lao động, tiết kiệm 10% chi phí thức ăn, tăng trọng lượng khoảng 5% so với thông thường và đảm bảo chất lượng thịt. Chế phẩm sinh học còn giúp phân hủy phân, giảm mùi hôi thối và các khí độc nơi chuồng trại, giảm rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh cho vật nuôi.
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Việc sử dụng enzyme phục vụ chăn nuôi được bắt đầu từ Liên Xô từ
những năm 1970, chủ yếu là sử dụng chế phẩm thô. Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng cellulose không chỉ có tác dụng chuyển hóa nó thành dạng có thể hấp thu được mà còn ảnh hưởng lớn đến viêc sử dụng protein và năng
lượng của khẩ phần. Khi tiêm chế phẩm subtilase vào khẩu phần ăn của lợn làm tăng khối lượng từ 15-20%, đối với gà cũng làm tăng 10-13%.
Vào những năm 1980, ở Phần Lan cũng sử dụng ß – glucanase bổ sung vào lúa mạch để chăn nuôi gia cầm và được xem là sử dụng enzyme ở quy mô lớn nhất trong chăn nuôi. Ở cộng đồng Châu Âu, việc sử dụng enzyme trong chăn nuôi khá nhiều, chủ yếu là trong chăn nuôi gia cầm và thức ăn chứa enzyme.
Cộng hòa Liên bang Nga đã nghiên cứu sản xuất ra chế phẩm VITTOM 1.1 và VITTOME 3 là những chế phẩm sinh học đa dạng quần thể vi khuẩn
Bacillus subtilis chủng VKPMV- 7092 protein kháng thể (interferon) có tính
đối kháng cao với nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, có hoạt tính chống virus mạnh. Chế phẩm này đã được ứng dụng nhiều trong chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi lợn.
Theo Tuomula và Salminen (1998) [28], nghiên cứu khả năng bám dính của 12 dòng vi khuẩn Lactobacillus lên tế bào biểu mô ruột (Caco – 2). Trong 12 dòng vi khuẩn trên có một số vi khuẩn được dùng làm probiotics.
Tại đất nước Hà Lan cũng rất quan tâm đến vấn đề sinh thái môi trường. EM đang được tiến hành sử dụng và thu được nhiều kết quả khá quan trọng trong công việc, cụ thể như: Phòng trừ sâu bệnh, xử lý chuồng trại, chăn nuôi, chức năng sinh học của đất được cải thiện, đat được hiệu quả kinh tế cao.
Theo Junzo kokubo (1999) [39], thì khi sử dụng EM vào thức ăn của lơn và bò thì chúng vẫn tăng trưởng nhanh mà không cần sử dụng kháng sinh hay các hoocmone sinh trưởng khác. Đến khi mổ thịt thì thịt có màu sắc tươi,
để được lâu hơn so với không sử dụng EM. Đối với lợn con tăng trưởng nhanh từ 2-2,5 lần so với bình thường, khi lợn con bị phân trắng cho lợn uống trực tiếp EM gốc lợn sẽ khỏi bệnh.
Theo Farm Animal metabolism and Nutrion Internationnal (2000) [38], gà broiler nhạy cảm đối với các chất kháng dinh dưỡng do vậy đáp ứng tốt đối với việc bổ sung enzyme phù hợp với khẩu phần (ß-glucanase đối với khẩu phần lúa mạch, pentosanase đối với khẩu phần lúa mì, phytase đối với ngô, thóc, gạo). Bổ sung multi enzyme có lợi hơn bổ sung enzyme đơn. Số lượng enzyme bổ sung khác nhau theo tuổi và thành phần khẩu phần.
Những kết quả nghiên cứu về probiotic trên lợn đã được E.Doyle (2001) [33], thuộc viện nghiên cứu thực phẩm thuộc trường Đại học Wisconsin – Madison tập hợp như sau:
Lactobacilus và Bifidobacteria giúp lợn con tăng trưởng và giảm tỷ lệ
tử vong.
Lactobacilus casei cải thiện tăng trưởng lơn con và giảm tiêu chảy có hiệu quả hơn so với kháng sinh liều thấp.