0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Các hoạt động kinh tế trong khu vực

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA LOÀI THIẾT SAM GIẢ LÁ NGẮN (PSEUDOTSUGA BREVIFOLIA W.C CHENG & L.K.FU, 1975) TẠI HUYỆN ĐỒNG VĂN - TỈNH HÀ GIANG. (Trang 26 -26 )

• Sản xuất nông nghiệp + Trồng trọt:

- Huyện Đồng Văn: Cây trồng nông nghiệp chủ yếu là ngô, một số vùng trồng lúa và các loài cây họ đậụ

- Xã Thài Phìn Tủng: Bình quân diện tích đất trồng trọt là 3,6 người/hạ 55% đất có cây bụi và thảm cỏ, 15% diện tích núi đá lộ và 19% diện tích đất nông nghiệp, 75% số hộ có diện tích từ 500 – 2000 m2, 18% số hộ có diện tích đất canh tác nhỏ hơn 500 m2. Phần lớn đất nương rẫy được trồng ngô địa

phương, trồng xen canh hoặc luân canh rau cải, đậu co ve, đậu hà lan hoặc đậu răng ngựạ

+ Chăn nuôi:

- Huyện Đồng Văn: Chăn nuôi của huyện Đồng Văn phát triển, người dân nuôi các loại gia súc như: bò, dê, ngựa để lấy thịt, dùng sức kéo và vận chuyển hàng hóạ

- Xã Thài Phìn Tủng: Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có: 11485 con, trong đó: 1129 con bò, 38 con trâu, 1337 con lợn, 797 con dê, 12 con ngựa, 8172 con gia cầm các loạị Tính ra có 85% số hộ chăn nuôi bò, 93% số hộ chăn nuôi lợn hoặc dê (trung bình 2-5 con/hộ). 95% số hộ chăn nuôi gia cầm, trung bình 10-20 con gia cầm/hộ.

• Sản xuất lâm nghiệp

Tình hình quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng: Hiện nay thì tình trạng chặt phá và khai thác tài nguyên rừng không còn xảy ra nữa vì người dân cũng đã tự quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng và có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

2.2.2.3. Về giáo dc và y tế

Xã Thài Phìn Tủng có 1 trường tiểu học, trung học cơ sở và mấu giáo với hơn 50 giáo viên. Xã có 1 trạm y tế 2 tầng khang trang, làm công tác chăm sóc sức khỏe công đồng, khám chữa bệnh thông thường và thường xuyên tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình cho cộng đồng dân cư địa phương.

2.2.2.4. Giao thông, cơ s h tng

• Giao thông: Người dân đi lại còn gặp nhiều khó khăn khi vào các thôn và các bản trong huyện.

• Điện nước sinh hoạt: Hiện tại điện thì đã hầu khắc các nơi trong huyện đã có điện, còn riêng nước sinh hoạt của người dân trong các xã, các thôn, các bản thì còn thiếu rất nhiều, có nơi còn không có.

2.2.3. Nhn xét và đánh giá chung

2.2.3.1. Thuận li

Là một địa điểm du lịch nên thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của huyện.

2.2.3.2. Khó khăn

Huyện Đồng Văn là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang, 1 trong 62 huyện nghèo nhất của cả nước. Năm 2013 thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 9,9 triệu đồng/năm, tỉ lệ hộ nghèo chiếm trên 50,78%.

• Dân cư: Người dân sống thưa thớt, người dân thì vẫn còn canh tác theo phong tục truyền thống của người Mông là bỏ đất vào hốc đã núi để gieo ngô, cây lương thực chính. Khi mưa thuận gió hòa, dù được mùa cũng vẫn thiếu ăn 3 - 4 tháng. Khó khăn về địa lý, khí hậu, tập quán là những nguyên nhân khiến trong 19 xã, thị trấn vẫn có tới 12 xã có tỉ lệ đói nghèo chiếm hơn 50%.

• Trình độ dân trí của người dân trong vùng còn hạn chế, vì đa số họ là người dân tộc thiểu số nên việc tiếp xúc với các hoạt động thông tin tuyên truyền rất khó khăn. Đặc biệt đây là một huyện chủ yếu người dân là dân tộc Mông nên đa số người dân không biết tiếng phổ thông.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

-Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài Thiết sam giả lá ngắn

(Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

- Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian có hạn nên đề tài tập trung nghiên cứu về đặc điểm phân bố và cấu trúc của loài Thiết sam giả lá ngắn

(Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975)

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Xã Thài Phìn Tủng và xã Sà Phìn của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2014

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Đặc điểm hình thái của loài Thiết sam giả lá ngắn

- Đặc điểm sinh thái nơi có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố + Đặc điểm địa hình

+ Đặc điểm đất đai + Đặc điểm về khí hậu

- Đặc điểm về thảm thực vật nơi loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố + Đặc điểm cấu trúc về tổ thành, mật độ cây gỗ

+ Đặc điểm cấu trúc và tổ thành cây tái sinh

+ Đặc điểm cây bụi, thảm tươi và độ tàn che, độ che phủ - Cấu trúc tầng thứ nơi loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố - Phân bố số cây theo cấp chiều cao

+ Phân bố số cây theo cấp chiều cao nơi có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố

+ Phân bố số loài Thiết sam giả lá ngắn trong quần xã theo cấp chiều cao

- Phân bố số cây theo cấp đường kính

- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Thiết sam giả lá ngắn nói riêng và thảm thực vật loài Thiết sam phân bố nói chung.

3.4. Phương pháp nghiên cứụ

3.4.1. Phương pháp kế tha

Chuyên đề có kế thừa một số tư liệu:

- Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng.

- Tư liệu về điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hộị - Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tàị

3.4.2. Phương pháp điu tra ô tiêu chun

Để mô tả một quần xã thực vật, số liệu cần phải được thu thập trên một số ô tiêu chuẩn (OTC) có diện tích đủ lớn. Việc áp dụng phương pháp điều tra theo OTC ngẫu nhiên. Lập 18 OTC gồm 13 OTC ở sườn và 5 OTC ở đỉnh tại 2 xã đó là: Xã Thài Phìn Tủng và Sà Phìn.

ạ Cách lp ô

+ Lập OTC có diện tích OTC: 500 m2 (25 m x 20 m), hình dạng OTC phụ thuộc vào địa hình.

+ Các OTC được đánh dấu ngoài hiện trường thông qua hệ thống cột mốc gồm 4 cột đặt ở 4 góc của ô. Phần trên mặt đất 0,5m ghi rõ số hiệu OTC và hướng xác định các góc còn lạị

+ Trong OTC, lập 5 ô dạng bản 25 m2 (5 m x 5m) theo đường chéo của OTC.

b. Điu tra các ch tiêu trong ô tiêu chun.

- Điều tra cây gỗ: Điều tra tất cả các cây gỗ có D1,3>6 cm trong OTC. (1) Đo đường kính:

• Đo đường kính các cây gỗ tại vị trí chiều cao ngang ngực (1,3 m).

• Trường hợp cây hai thân: Nếu chia thân từ vị trí 1,3 m trở xuống thì coi như hai cây, còn nếu chia thân trên 1,3 m thì coi như một câỵ

• Những cây nằm trên ranh giới ÔĐĐ được xử lý như sau: Chỉ đo đếm và ghi chép vào phiếu những cây nằm trên cạnh trước và cạnh bên phải theo hướng tiến của ÔĐĐ, còn những cây nằm cạnh sau và cạnh bên trái thì không đọ

• Đơn vị đo đường kính là (cm), đo theo đường kính thực (không phân theo cấp đường kính).

• Khi đo đường kính thân cây bằng thước kẹp kính cần đo theo 2 chiều vuông góc (theo hướng Đông Tây và Bắc Nam) rồi lấy trị số bình quân. Có thể đo chu vi thân cây tại độ cao 1,3 m cho những cây gỗ sau đó dùng chương trình Excel và công thức chuyển đổi để tính đường kính theo công thức:

π

C

D

1.3

=


(3.1)

Trong đó: D là đường kính thân (cm); C là chu vi thân (cm); π= 3,14. Xác định đường kính 1,3 m cho tất cả các cây có đường kính > 5 cm hay có chu vi thân > 15.7 cm.

• Đánh dấu tại vị trí đo đường kính bằng 2 vạch sơn đỏ song song với mặt đất về 2 phía của thân cây (mỗi phía 1 vạch sơn).

(2) Xác định tên cây (tên phổ thông/tên địa phương) cho từng cây gỗ đã đo đường kính. Những cây không biết tên phải lấy mẫu để giám định nhằm đảm bảo ≥ 90% số cây đo đếm phải được xác định tên câỵ

(3) Xác định phẩm chất cây gỗ cho từng cây gỗ đã đo đường kính:

• Xác định phẩm chất cây gỗ cho từng cây gỗ đã đo đường kính phân theo 3 mức phẩm chất A (Tốt), B (Trung bình), C (Xấu). Chỉ xác định phẩm chất cho những cây còn sống:

+ Cây phẩm chất A: Cây gỗ khỏe mạnh, thân thẳng, đều, tán cân đối, không sâu bệnh hoặc rỗng ruột.

+ Cây phẩm chất B: Cây có một số đặc điểm như thân hơi cong, tán lệch, có thể có u bướu hoặc một số khuyết tật nhỏ nhưng vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển đạt đến độ trưởng thành; hoặc cây đã trưởng thành, có một số khuyết tật nhỏ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng hoặc lợi dụng gỗ.

+ Cây phẩm chất C: Cây phẩm chất C là những cây đã trưởng thành, bị khuyết tật nặng (sâu bệnh, cong queo, rỗng ruột, cụt ngọn...) hầu như không có khả năng lợi dụng gỗ; hoặc những cây chưa trưởng thành nhưng có nhiều khiếm khuyết (cây cong queo, sâu bệnh, rỗng ruột, cụt ngọn hoặc sinh trưởng không bình thường), khó có khả năng tiếp tục sinh trưởng và phát triển đạt đến độ trưởng thành.

(4) Đo chiều cao

• Đo chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành tất cả các cây đã đo đường kính.

• Đơn vị đo đếm là mét, đo chính xác đến 0,2 m. (5) Đo đường kính tán

• Đo đường kính tán (Tính trung bình cho đường kính theo hai hướng: Đông – Tây và Nam – Bắc) cho mỗi cây đã đo đường kính

Tất cả các số liệu được ghi vào biểu mẫu 01 (Phụ lục 01). - Điều tra cây tái sinh:

Trên OTC, lập 5 ÔDB có diện tích 25 m2 phân bố đều trên OTC. Thống kê tất cả cây tái sinh vào phiếu điều tra theo chỉ tiêu:

- Tên loài cây tái sinh, loài nào chưa rõ thì thu thập tiêu bản để giám định.

- Đo chiều cao cây tái sinh bằng thước sào và ghi vào biểu điều tra theo từng cấp chiều caọ

- Xác định nguồn gốc cây tái sinh

- Điu tra nhóm cây bi, thm tươi và thm mc

Trên ô dng bn 25 m2 tiến hành thu thp s liu

Cây bụi: Xác định tên loài, chiều cao, độ che phủ.

Xác định thm tươi: Xác định tên cây, chiều cao trung bình và độ che phủ.

Xác định độ che ph ca cây bi và thm tươi: Được tiến hành đo theo 2 đường chéo của ô dạng bản. Là tỷ số giữa chiều dài những đoạn bị tán của cây bụi hoặc thảm tươi che kín với tổng chiều dài 2 đường chéọ

Tất cả các số liệu được ghi vào biểu mẫu 02 (Phụ lục 02).

3.4.3. Phương pháp phân tích và x lý s liu

Các chỉ số thông dụng được tính theo các công thức đã được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn thống kê, quy hoạch rừng với việc sử dụng chương trình Excel.

(1) Đặc điểm cấu trúc rừng

ạ Cu trúc t thành sinh thái tng cây g:

Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỉ lệ mỗi loài hay nhóm loài tham gia tạo thành rừng, tuỳ thuộc vào số lượng loài có mặt trong lâm phần mà phân chia lâm phần thành rừng thuần hoài hay hỗn loài, các lâm phần rừng có tổ thành

loài khác nhau thì chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học cũng khác nhaụ

Để đánh giá đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái của quần hợp cây gỗ, chúng tôi sử dụng chỉ số mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI), tính theo công thức 3.2. 3 % Ni Gi RFi IVIi = + + (3.2) Trong đó:

• IVIi là chỉ số mức độ quan trọng (tỷ lệ tổ thành) của loài thứ ị

• Ni là độ phong phú tương đối của loài thứ i:

= s i Ni Ni Ni 1 (%) (3.2.1)

Trong đó: Ni là số cá thể của loài thứ i; s là số loài trong quần hợp

• Gi là độ ưu thế tương đối của loài thứ i:

= s i Gi Gi Gi 1 (%) (3.2.2)

Trong đó: Gi là tiết diện thân của loài thứ i; s là số loài trong quần hợp

( )

2 1 2 2 × =

i s i i N cm G π (3.2.3.)

Với: Gi là đường kính 1.3 m (D1.3) của cây thứ i; s là số loài trong quần hợp

• RFi là tần xuất xuất hiện tương đối của loài thứ i:

( )

% 100 1 × =

s i i i i F F RF (3.2.4) Trong đó: Fi là tần xuất xuất hiện của loài thứ i; s là số loài trong quần hợp

heo đó, những loài cây có chỉ số IVI ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978) trong một lâm phần nhóm loài cây nào chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế.

b. Mt độ:

Công thức xác định mật độ như sau:

Trong đó

- n: Tổng số cá thể của loài trong các OTC, - S: Tổng diện tích các OTC (ha).

c. Đánh giá phân b s loài

- Phân b s loài, s cây theo các cp đường kính: Số loài và số cây được tính cho các cấp đường kính: 6 - 10 cm; 11 - 15 cm; 16 - 20 cm,... kết quả được thể hiện bằng đồ thị.

- Phân b s loài, s cây theo các cp chiu cao: Số loài và số cây được tính cho các cấp chiều cao: 1 - 5 m; 6 - 10 m; 11 - 15 m,... kết quả được thể hiện bằng đồ thị.

x100 Fi

=

Sè l−îng c¸c « mÉu có loµi thø i xuÊt hiện

Tæng sè « mÉu nghiªn cøu

x 10000 (cây/ha) (3.3)

N

=

n

- Phân b s loài theo các nhóm tn s xut hin: Tần số xuất hiện ở đây là tần số xuất hiện tuyệt đối của loài, là tỷ lệ phần trăm số ô tiêu chuẩn có đại diện của loài đó trên tổng số ô tiêu chuẩn đã điều trạ Số loài được tính cho 5 nhóm tần số: 1 - 20%; 21 - 40%; 41 - 60%; 61 - 80%; 81 - 100%.

d. Đánh giá s biến động thành phn loài gia các nhóm cây

Đề tài sử dụng công thức Soerensen`s Index - SI (1948) để tính chỉ số tương đồng về thành phần loài giữa các nhóm cây trong cùng một trạng thái cũng như giữa các trạng thái thảm thực vật khác nhau để đánh giá sự biến động thành phần loài cây gỗ của các tầng khác nhau trong hiện tại và tương lai, tính theo công thức 3.4.

(3.4) Trong đó:

- C là số lượng loài xuất hiện cả ở 2 quần thể A và B, - A là số lượng loài của quần thể A,

- B là số lượng loài của quần thể B. SI

=

2 x C

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm hình thái loài cây Thiết sam giả lá ngắn

4.1.1. Đặc đim hình thái thân, cành

Cây gỗ, cao trung bình từ 8 - 10 m, đường kính từ 25 - 60 cm, cây mọc đứng, cây ngắn tán rộng, tròn. Vỏ nứt sâu dạng vảy, màu xám nâụ Khi ta dùng dao vạc nhẹ lớp vỏ ngoài của thân cây to, ta sẽ thấy lớp vỏ tiếp theo có màu nâu đỏ . Khi ta đẽo sâu vào vỏ cây ta sẽ thấy lớp vỏ màu nâu đỏ hồng, vỏ cây dày khoảng từ 0,4 – 0,6 cm. Thiết sam giả lá ngắn phân cành theo cùng đốt, các đốt mọc đối xứng nhau kiểu chữ thập, tán rộng và tròn, phân cành theo từng đốt, đường kính tán khoảng từ 2 – 6 m.

Hình 4.1. Hình thái thân cây Thiết sam gi lá ngn 4.1.2. Đặc đim hình thái lá, hoa, qu

Lá trưởng thành xếp hình soắn ốc, thành 2 hàng, dạng dải với đầu tù, gân giữa lõm vào ở mặt trên, 2 dải lỗ khí phân biệt ở mặt dưới, đây là đặc điểm đặc trưng để phân biệt cây Thiết sam giả lá ngắn với các cây khác như cây Thiết sam, Du sam…, lá xoắn ở gốc câỵ Cây non lá có thể dài tới 5,5 cm,

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA LOÀI THIẾT SAM GIẢ LÁ NGẮN (PSEUDOTSUGA BREVIFOLIA W.C CHENG & L.K.FU, 1975) TẠI HUYỆN ĐỒNG VĂN - TỈNH HÀ GIANG. (Trang 26 -26 )

×