V. Giai đoạn Creta muộn – Paleogen (K2-E) 1.Phức hệ Đèo Cả:
45Nhìn chung trong quá trình nghiên cứu địa chất ở phần lãnh thổ Miền Nam Việt Nam (từ Quảng Trị trở
Nhìn chung trong quá trình nghiên cứu địa chất ở phần lãnh thổ Miền Nam Việt Nam (từ Quảng Trị trở vào) các nhà địa chất của Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam đã phát hiện nhiều các thành tạo xâm nhập nông với thành phần thạch học từ odinit (lamprophia bazic, đến kersantit, plagiogranit aplit có egirin, với hàm lượng Na2O ~8,55%, K2O=0,4% ở vùng đèo Măng Giang (Huỳnh Trung, Nguyễn Tường Tri, 1996), Minet, các đai mạch nhỏ syenitpocphia ở vùng Nam An Lão (Trương Khắc Vi, 2001; Huỳnh Trung và nnk, 2002). Các thành tạo magma đó có tuổi khá trẻ khoảng Creta – Paleogen. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm địa chất, thạch học khoáng vật thạch hóa của chúng có thể cho rằng chúng được thành tạo liên quan đến quá trình phân dị của magma riêng biệt có thành phần bazic kiềm vùng Xuân Lộc – Sóc Lu thuộc loạt magma bazan olivin kiềm (Huỳnh Trung và nnk, 1997).
46
Phức hệ Phan Rang ( pr)
Được xác lập trong công trình nghiên cứu lập bản đồ địa chất Miền Nam Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 (Huỳnh Trung và nnk, 1997) với khối chuẩn là khối Núi Đình ( vùng Ninh Chữ, Phan Rang).
Trong phạm vi vùng A Hội – Phức Hảo, các thành tạo xâm nhập nông Phan Rang phổ biến chủ yếu ở vùng giữa cho đến phía Tây của vùng. Chúng thành tạo những đai mạch nhỏ với kích thước 1-3m bề ngang và kéo dài từ hàng chục mét theo phương Tây Bắc – Đông Nam hoặc Đông Bắc – Tây Nam.
Đặc điểm thạch học khoáng vật :
Các thành tạo xâm nhập nông Phan Rang gồm có granitpocphia và granosyenit pocphia
Đá có kiến trúc ban trạng với lượng ban tinh từ 10 -15%. Thành phần khoáng vật của ban tinh gồm plagiocla ~60%, feldspar kali 10-25%, thạch anh ~10%, biotit 0-5%.
Ban tinh:
Plagioclas là những hạt dạng lăng trụ khá tự hình, kích thước vừa – lớn, nhiều hạt cấu tạo song tinh đa hợp với các giải song tinh bé, kéo dài. Plagiocla đôi khi bị serixit hóa mạnh. Các ban tinh phân bố đều, đôi khi tập trung.
Feldspar kali là octocla với những lăng trụ tự hình, hầu như không có cấu tạo pectit, đôi khi tập trung thành đám với plagiocla.
Thạch anh là những hạt đẳng thước hoặc méo mó, vũng vịnh lồi lõm, kích thước 0,8-1,5mm, phân bố rải rác.
Biotit: tương đối ít phổ biến, là những vảy nhỏ có màu đa sắc Ng= nâu đậm, Np= vàng nhạt phớt nâu.
Nền đá: gồm nhiều thạch anh, feldspar. Thạch anh hạt nhỏ méo mó, có dạng ngoằn ngoèo khi mọc xen trong các hạt feldspar (kiến trúc granophia).
Về đặc điểm thạch địa hóa, các đá có hàm lượng SiO2 = 71,04 – 71,1%, Na2O = 2,08 – 2,56%; K2O=3,27-4,5%, plagiocla số hiệu (theo CIPW) từ 9,91-30,73, chỉ số ASI = 1,33 – 1,32
Thành phần hóa học và hàm lượng (% khối lượng) các oxit của granit pocphia phức hệ Phan Rang.
Hàm lượng các nguyên tố vi lượng (ppm)
Các thành phần xâm nhập nông Phan Rang đôi nơi phát hiện khoáng hóa sulfua có thể có vàng, bạc đi kèm. Chúng có hàm lượng các nguyên tố Pb, Zn, Cu, khá cao.
Các đai mạch phức hệ Phan Rang, phức hệ Cù Mông thuộc thành hệ tương phản (bimodal) được thành tạo liên quan với hoạt động tách giản nội lục dưới ảnh hưởng của quá trình thành tạo biển Đông
STT Số hiệu mẫu SiO2 TiO2 Al2O3 Fe2O3 FeO MnO MgO CaO Na2O K2O P2O5 SO3 H2O MKN ∑
1 A1152/3 71,04 0,26 13,16 1,05 2,85 0,08 0,82 1,60 2,08 3,27 0,02 0,00 0,25 1,23 97,462 A1154/1 71,10 0,23 13,26 1,24 2,54 0,02 0,78 0,52 2,56 4,50 0,03 0,00 0,23 0,78 97,56 2 A1154/1 71,10 0,23 13,26 1,24 2,54 0,02 0,78 0,52 2,56 4,50 0,03 0,00 0,23 0,78 97,56 STT Rb Sr Ba V Cr Co Ni Cu Pb Zn Sc W Mo Ta Nb Y Yb Bi As La Ce Zr U Th Hf Nd 1 149 100,7 985 52,3 48,1 2,4 5,4 13 41,2 56,8 9,1 0,6 1 0,8 1,2 8,6 1,4 0,4 2,3 24 43 12 6 40,2 3,4 19,2 2 233,4 67,7 992 18,8 58,9 2,4 7,3 19,7 10,8 44 18 0,5 1,4 0,9 1,1 12 1,4 0,36 1,4 2,2 396 11 9,7 45,5 3,5 116 Phức hệ Phan Rang
47
Hình 1. Granitpocphia: ban tinh: lăng trụ plagiocla bị serixit hóa mạnh. Nền đá: thạch anh hạt nhỏ méo mó, mọc xen trong các hạt feldspar (kiến trúc granophia). Lm A10503, 2N+, 4x4x
Hình 2. Granosyenit pocphia, ban tinh (cụm ban tinh) octocla dạng lăng trụ tự hình (xám) và plagiocla dạng lăng trụ bị serixit hóa nhẹ, cấu tạo song tinh đa hợp với các dãi song tinh nhỏ thanh nét. Nền đá: thạch anh hạt nhỏ, méo mó (trắng) mọc xen
trong các hạt feldspar, kiến trúc granophia. Lm A1050, 2N+, 4x4x
.
48
Phức hệ Cù Mông (cm)
Được xác lập trong công trình nghiên cứu thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 phần lãnh thổ phía Nam Việt Nam (Huỳnh Trung và nnk, 1997) và khối chuẩn được nghiên cứu chi tiết ở vùng Đèo Cù Mông (Bình Định). Ở đây, các đai mạch, khối nhỏ của phức hệ xuyên cắt qua các thành tạo magma phun trào axit (ryolit) được xếp vào hệ tầng Măng Giang tuổi Trias trung (T2mg) (tiến hóa nghịch antidrom).
Trong phạm vi vùng A Hội Phước Hảo các đai mạch được đối sánh với phức hệ Cù Mông ít phổ biến với kích thước từ 0,5-1,2mm bề ngang, kéo dài từ vài ba mét đến hàng chục mét – chúng xuyên cắt hầu hết các thành tạo điạ chất trước Kainozoi theo các phương Tây Bắc -Đông Nam và Đông Bắc-Đông Nam. Thành phần thạch học của phức hệ chủ yếu là gabrodiabaz. Đá có màu xám xanh hạt nhỏ, mịn, kiến trúc ban trạng với ban tinh là plagiocla và pyroxen. Ban tinh khoảng 10%, trong đó plagiocla chiếm đến trên 90% hàm lượng ban tinh. Nền đá với thành phần khoáng vật là plagiocla 55-60%, pyroxen ~35%, epidot, clorit , quặng. Plagiocla với dạng lăng trụ đều, kích thước trung bình 0,2 x 0,6mm. Phần lớn cấu tạo song tinh đa hợp với các giải song tinh hơi thô (mỗi hạt có từ 3-4 cá thể hợp tinh). Nhiều hạt bị xotxurit hóa không đều, chiếc suất > 1,54. Pyroxen là những hạt gần đẳng thước, méo mó phân bố giữa các lăng trụ nhỏ plagiocla. Pyroxen không màu hoặc phớt lục, bị clorit hóa không đều. Góc tắt C^Ng = 35 độ. (pyroxen xiên đơn).
Các thành tạo xâm nhập nông phức hệ Cù Mông, cùng với granit pocphia phức hệ Phan Rang thuộc thành hệ (loạt) tương phản (bimodal). Chúng được thành tạo trong bối cảnh hoạt động tách giãn nội lục do ảnh hưởng của quá trình thành tạo biển Đông ( Huỳnh Trung, Nguyễn Trọng Yên và Phùng Văn Phách).
Về khoáng sản, các đá mạch diabaz của phức hệ có biểu hiện khoáng hóa sulfua có thể liên quan tới vàng, bạc.
Tuổi của phức hệ được xác định là Paleogen (E) trên cơ sở các đá mạch diabaz, gabrodiabaz đều xuyên cắt các thành tạo địa chất có tuổi trước Kainozoi.
Hình 1. Gabrodiabaz. Plagiocla dạng lăng trụ ngắn hoặc kéo dài xotxuarit hóa không đều, cấu tạo song tinh đa hợp. Pyroxen là những hạt đẳng thước, méo mó, phân bố giữa các lăng trụ plagiocla. Kiến trúc diabaz. Lm A12534, 2N+, 4x10x
50