6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
5.2.1 Phương pháp dùng kali pemanganat [17]
5.2.1.1 Nguyên tắc
Dựa trên việc oxy hóa các chất hữu cơ có mặt trong nước bằng dung dịch KMnO4 0,1N trong môi trường axit ở nhiệt độ sôi. Lượng dư dung dịch KMnO4 0,1N được chuẩn độ bằng axit oxalic 0,1N 2 2 2 4 5 2 4 16 2 10 2 8 2 MnO−+ C O −+ H+→ Mn ++ CO ↑ + H O Kết quả tính ra mg/l 5.2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng và hạn chế
Hàm lượng clorua nồng độ lớn hơn 300 mg/l, ta có thể loại bỏ bằng cách thêm vào 0,4 g HgSO4
Với NH3 có nồng độ cao gây cản trở. Do đó, để loại bỏ NH3 cần đun sôi nước cho cạn đến 2/3 thể tích cũ.
Sắt gây sai số thừa, phải lọc nước để loại bỏ sắt trước khi định lượng chất hữu cơ.
5.2.1.3. Dụng cụ và hóa chất
- Dụng cụ: pipet, thuốc thử, bình nón, bếp điện
- Hóa chất: Axit oxalic 0,1N, dung dịch KMnO4 0,1N, Axit sunfuric đặc (d=1, 84 g/ml)
5.2.1.4. Tiến hành
Cho vào bình nón dung tích 500ml một lượng mẫu sao cho nồng độ chất hữu cơ trong mẫu không quá 100 mg/l, có thể lấy một thể tích nhỏ rồi thêm nước cất đến đủ 100ml. Thêm vào đó 2ml axit H2SO4 đặc, 10ml KMnO4 0,1N. Đun sôi dung dịch và để sôi thêm 10 phút. Lấy ra khỏi bếp điện, để nguội bớt rồi thêm vào đó chính xác 10ml axit H2C2O4 0,1N. Lắc đều, chuẩn độ lượng axit dư bằng KMnO4 0,1N cho đến khi nào màu của dung dịch chớm màu hồng tím. Ghi lại thể tích KMnO4 đã dùng (B)
Làm song song một mẫu trắng như đã làm với thuốc thử. Ghi lại thể tích KMnO4 cho mẫu trắng (A).
5.2.1.5 Tính kết quả
Lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong 1000ml nước thải (x) tính bằng mg, theo công thức:
COD (mg/l ) = ( A - B).N.S.1000
V
Trong đó:
N- Nồng độ đương lượng của dung dịch KMnO4
B: Thể tích KMnO4 dùng cho mẫu nước thải, ml A: Thể tích KMnO4 dùng cho mẫu trắng, ml S- Đương lượng gam của oxy
V- Thể tích nước thải lấy để phân tích, ml