6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
4.1.2. Công cụ kinh tế
Thực hiện thanh tra môi trường và đề ra các nguyên tắc về tài chính như thuế “sinh thái”, cơ chế “đóng thuế tài trợ” tạo nguồn vốn hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế thực hiện chương trình chống ô nhiễm. Áp dụng thu phí môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn kênh, thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
4.1.2.1. Thu phí phát thải ô nhiễm
Cơ sở tính phí BVMT đối với nước thải công nghiệp (đồng/ m3/ nước cấp) trên nguyên tắc phí BVMT đặt ra phải dựa vào những thiệt hại cho xã hội do các chất ô nhiễm gây ra. Việc xác định thiệt hại cho xã hội rất khó khăn, khó thực hiện được. Một số cách để xác định tác hại của môi trường là dựa vào tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải của các cơ sở.
Phương pháp này được sử dụng để tính phí BVMT đối với nước thải công nghiệp theo nghị định số 4/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ áp dụng tại Việt Nam. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm được quy định như sau:
Bảng 4.1. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo nghị định số 4/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ áp dụng tại Việt Nam
STT Chất gây ô nhiễm có trong nước thải
Mức thu (đồng/kg chất gây ô nhiễm có trong nước thải)
Tên gọi Ký hiệu Tối thiểu Tối đa
1 Nhu cầu ô xy hoá học ACOD 100 300 2 Chất rắn lơ lửng ATSS 200 400 3 Thuỷ ngân AHg 10.000.000 20.000.000 4 Chì APb 300.000 500.000 5 Arsenic AAs 600.000 1.000.000 6 Cadmium ACd 600.000 1.000.000 4.1.2.2 Các chính sách thuế
Kiến nghị cơ quan thuế tạo điều kiện miễn, giảm thuế cho các cơ sở triển khai các dự án cải tiến công nghệ. Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ sở này: miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm và giảm 50% trong 3 năm kế tiếp đối với các cơ sở sản xuất thực hiện xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm hoặc di dời.