Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu So sánh một số giống lúa cạn vụ mùa năm 2013 tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 59 - 61)

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên không khí luôn nóng ẩm và mưa nhiều, thuận lợi cho sự phát sinh phát triển của sâu bệnh hại. Do vậy việc theo dõi, đánh giá tình hình sâu bệnh hại là việc làm cần thiết để có biện pháp phòng trừ kịp thời và hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến môi trường, chất lượng nông sản và chi phí phòng trừ thấp.

Vụ mùa năm 2013 thời tiết tương đối thuận lợi nên mức độ ảnh hưởng của sâu bệnh hại không nghiêm trọng. Qua theo dõi, đánh giá đặc tính chống chịu sâu bệnh của các giống lúa điển hình chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bng 3.5. Kh năng chng chu sâu bnh ca các ging lúa thí nghim

Đơn vị: điểm Chỉ tiêu Giống Sâu hại Bệnh hại Rầy nâu Sâu cuốn lá nhỏ Sâu đục thân Khô vằn Đạo ôn Đạo ôn cổ bông Nhóm lúa tẻ 1. Màng làng 0 0 1 3 1 0 2. Lúa kén 0 0 1 3 1 0 3. Lề mộ 1 0 1 1 1 0 4. Khẩu non 0 1 1 1 1 0 5. Npag ndej ndrai 0 1 1 3 1 0 6. Khẩu pê lành 1 0 1 3 1 0 Nhóm lúa nếp 1. Nếp vàng 0 0 1 1 1 0 2. Nếp nương 0 0 1 1 1 0 3. Khẩu đăm 0 0 1 1 1 0 4. Lúa nếp nương đen 0 0 1 1 1 1 5. Nếp khẩu nua đeng 0 0 1 1 1 0 6. Nếp lổng dâu 1 0 1 1 1 1

Số liệu ở bảng 3.5 cho thấy: Trong vụ mùa năm 2013 có 3 loại sâu hại lúa thí nghiệm là rầy nâu, sâu đục thân và sâu cuốn lá, về bệnh hại gồm có bệnh khô vằn và bệnh đạo ôn (đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông).

+ Rầy nâu: Xuất hiện và gây hại rải rác đặc biệt là giai đoạn cuối vụ. Hầu hết các giống lúa thí nghiệm đều không bị rầy gây hại, chỉ có giống Khẩu pê lành, Lề mộ và Nếp lổng dâu bị gây hại ở mức độ nhẹđánh giá ở mức điểm 1.

+ Sâu cuốn lá nhỏ: Xuất hiện và gây hại rải rác không đáng kể, chỉ có 2 trên tổng số 12 giống lúa thí nghiệm bị nhiễm sâu cuốn lá ở mức độ nhẹ được đánh giá ở mức điểm 1 (1-10% cây bị hại) là giống Khẩu non và Npag ndej ndrai.

+ Sâu đục thân: Xuất hiện và gây hại chủ yếu ở giai đoạn lúa đẻ nhánh gây dảnh héo. Qua theo dõi chúng tôi thấy 12 giống lúa điển hình đều bị nhiễm sâu đục thân tuy nhiên tỷ lệ dảnh héo không gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất lúa cuối vụ, mức độ nhiễm sâu đục thân của các giống lúa điển hình đều được đánh giá ở mức điểm 1 (1-10% số dảnh bị hại).

+ Bệnh khô vằn: Do điều kiện thời tiết vụ mùa năm 2013 mưa nhiều, ẩm độ cao nên bệnh khô vằn phát sinh phát triển và gây hại trên tất cả các giống lúa thí nghiệm chủ yếu từ giai đoạn lúa trỗ đến chín. Qua theo dõi cho thấy có 8 giống lúa bị gây hại đánh giá ở mức điểm 1 (vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây), có 4 giống lúa bị bệnh khô vằn gây hại đánh giá ở mức điểm 3 (vết bệnh 20-30% chiều cao cây).

+ Bệnh đạo ôn lá: Phát sinh phát triển vào giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng. Qua theo dõi cho thấy hầu hết các giống lúa tham gia thí nghiệm đều bị bệnh đạo ôn lá tuy nhiên vết bệnh chỉ có màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sinh sản bào tử, đánh giá ở mức điểm 1.

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Xuất hiện và gây hại vào giai đoạn lúa trỗ bông khi gặp điều kiện thuận lợi. Hầu hết các giống lúa điển hình đều không bị

bệnh đạo ôn cổ bông gây hại, chỉ có 2 giống là Lúa nếp nương đen và nếp lổng dâu bị gây hại đánh giá ở mức điểm 1 (vết bệnh có trên vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2).

Một phần của tài liệu So sánh một số giống lúa cạn vụ mùa năm 2013 tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 59 - 61)