Đánh giá chất lượng môi trường không khí theo chỉ tiêu riêng lẻ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí từ đó xây dựng bản đồ chất lượng môi trường không khí khu vực thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 49 - 58)

4.2.3.1. Thông số bụi tổng số (TSP)

Hình 4.2. Biểu đồ kết quả phân tích TSP

Bụi tổng số TSP: Bao gồm các sol khí và bụi lơ lửng. Các sol khí và bụi lơ lửng có tác dụng hấp thụ ánh sáng mặt trời, mang theo các chất độc hại đối với con người và ảnh hưởng tới hô hấp. Bụi được chia theo kích thước của hạt bụi. Mỗi loại bụi với các kích thước khác nhau có thể gây tác hại khác nhau đối với hệ hô hấp của con người.

Nhận xét:

Theo QCVN 05:2009 (trung bình giờ) :quy chuẩn cho phép đối với bụi lơ lửng tổng số trung bình 1h là 300 (µg/m3).

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy: Trong tổng số 5 điểm quan sát chỉ có 1 điểm có nồng độ TSP vượt tiêu chuẩn cho phép. Điểm có nồng độ bụi cao nhất là điểm 2, khu nhà máy xi măng Tuyên Quang có nồng độ bụi 658(µg/m3) . Nồng độ TSP trung bình của thành phố Tuyên Quang là 275,6 (µg/m3). Điểm

có nồng độ TSP thấp nhất là điểm 1 (khu công nghiệp Long Bình An) có nồng độ bụi 146 (µg/m3).

- Như vậy ta có thể thấy rằng không khí khu vực thành phố Tuyên Quang đang có dấu hiệu bị ô nhiễm cần có những biện pháp cụ thể để hạn chế và khắc phục.

4.2.3.2. Thông số CO

Khí CO là loại khí không màu, không mùi, không vị. Nó được sinh ra từ sự đốt cháy các vật liệu có chứa cacbon và chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các chất khí gây ô nhiễm môi trường không khí.

Hình 4.3. Biểu đồ kết quả phân tích CO

Nhận xét:

Theo QCVN 05:2009 ( trung bình giờ) :quy chuẩn cho phép đối với khí CO là 30000(µg/m3).

Nhìn vào biểu đồ ta thấy tất cả 5 khu vực quan trắc nồng độ CO đều nằm trong quy chuẩn cho phép và thấp hơn so với QCVN 05:2009 (trung bình giờ) rất nhiều lần. Nồng độ trung bình của 5 điểm quan trắc là 216.72 (µg/m3).

- Điểm có nồng độ CO cao nhất là KK1 với 592.1(µg/m3), điểm có nồng độ CO thấp nhất là KK5 với 74,6 (µg/m3).

- Như vậy ta có thể thấy rằng không khí khu vực thành phố Tuyên Quang chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm CO.

4.2.3.3. Thông số SO2

Khí SO2 là loại khí không màu, không cháy, có vị hăng cay khi có nồng độ trong không khí khoảng 1ppm. Khí được sinh ra bởi quá trình đốt cháy than và xăng dầu hay quá trình phân hủy các chất hữu cơ.

Hình 4.4. Biểu đồ kết quả phân tích SO2

Nhận xét:

- Theo QCVN 05:2009 (trung bình giờ) :quy chuẩn cho phép đối với khí SO2 là: 350 (µg/m3).

- Nhìn vào biểu đồ ta thấy tất cả 5 khu vực quan trắc nồng độ SO2 đều nằm trong quy chuẩn cho phép. Nồng độ trung bình của 5 điểm quan trắc là 15.54(µg/m3).

- Như vậy ta có thể thấy rằng không khí khu vực thành phố Tuyên Quang chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm SO2.

4.2.3.4. Thông số NO2

Hằng năm, do hoạt động sản xuất của con người sản sinh ra khoảng 4,8 triệu tấn NO2, khí NO2 thường tồn tại trong khí quyển khoảng 4 - 5 ngày. Nồng độ NO2 tại các điểm đo được thể hiện như sau:

Hình 4.5. Biểu đồ kết quả phân tích NO2

Nhận xét:

- Theo QCVN 05:2009 (trung bình giờ) :quy chuẩn cho phép đối với khí NO2 là: 200(µg/m3).

- Nhìn vào biểu đồ ta thấy tất cả 5 khu vực quan trắc nồng độ NO2 đều nằm trong quy chuẩn cho phép. Nồng độ trung bình của 5 điểm quan trắc là 13.22(µg/m3). Thấp hơn nhiều so với QCVN 05:2009 (trung bình giờ) là 200(µg/m3).

- Như vậy ta có thể thấy rằng không khí khu vực thành phố Tuyên Quang chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm NO2.

4.2.3.5. Thông số NO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.6. Biểu đồ kết quả phân tích NO

Nhận xét:

- Theo QCVN 05:2009 (trung bình giờ) :quy chuẩn cho phép đối với khí NO là: 200(µg/m3).

- Nhìn vào biểu đồ ta thấy tất cả 5 khu vực quan trắc nồng độ NO đều nằm trong quy chuẩn cho phép. Nồng độ trung bình của 5 điểm quan trắc là

10.84(µg/m3). Thấp hơn nhiều so với QCVN 05:2009 (trung bình giờ) là 200(µg/m3).

- Điểm có nồng độ thấp nhất là KK4 với nồng độ là 7.5(µg/m3). Điểm có nồng độ cao nhất là KK1 với nồng độ là 21(µg/m3).

- Như vậy ta có thể thấy rằng không khí khu vực thành phố Tuyên Quang chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm NO.

4.2.3.6. Thông số Cl2

Hình 4.7. Biểu đồ kết quả phân tích Cl2

Nhận xét:

- Theo QCVN 06:2009 (trung bình giờ) :quy chuẩn cho phép đối với khí Cl2 là: 100(µg/m3).

- Nhìn vào biểu đồ ta thấy tất cả 5 khu vực quan trắc nồng độ Cl2 đều nằm trong quy chuẩn cho phép. Nồng độ trung bình của 5 điểm quan trắc trên là 1,6(µg/m3), thấp hơn nhiều so với QCVN 06:2009 (trung bình giờ) là 100(µg/m3).

- Điểm có nồng độ thấp nhất là KK4 với nồng độ là 1.1(µg/m3). Điểm có nồng độ cao nhất là KK3 với nồng độ là 2.1(µg/m3).

- Như vậy ta có thể thấy rằng không khí khu vực thành phố Tuyên Quang chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm Cl2.

4.2.3.7. Thông số H2S

H2S là khí không màu, mùi trứng thối, tỉ trọng với không khí là 1.19. H2S tham gia nhiều phản ứng ôxi hóa khác nhau. Khi tiếp xúc với cơ thể H2S có thể gây kích ứng các niêm mạc, kết mạc, và đường hô hấp.

Hình 4.8. Biểu đồ kết quả phân tích H2S

Nhận xét:

- Theo QCVN 06:2009 (trung bình giờ) :quy chuẩn cho phép đối với khí H2S là: 42(µg/m3).

- Nhìn vào biểu đồ ta thấy tất cả 5 khu vực quan trắc nồng độ H2S đều nằm trong quy chuẩn cho phép và thấp hơn quy chuẩn cho phép nhiều lần.

- Điểm có nồng độ thấp nhất là KK1 với nồng độ là 1.1(µg/m3). Điểm có nồng độ cao nhất là KK4 với nồng độ là 4.4(µg/m3).

- Như vậy ta có thể thấy rằng không khí khu vực thành phố Tuyên Quang chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm H2S.

4.2.3.8. Thông số tiếng ồn trung bình

Hình 4.9. Biểu đồ kết quả phân tích tiếng ồn trung bình (dBA)

Nhận xét:

Theo QCVN 26:2010 (trung bình giờ) về tiếng ồn trung bình (dBA) là 70. Nhìn vào biểu đồ ta thấy: trong tổng số 5 điểm quan trắc có 2 điểm (KK1, KK2) là nằm trong quy chuẩn cho phép, còn lại 3 điểm (KK3,KK4, KK5) là vựơt quá quy chuẩn.

Điểm có nồng độ tiếng ồn nhỏ nhất là KK1:63 (khu công nghiệp long bình an).

Điểm có nồng độ tiếng ồn lớn nhất là KK4:79 (Ngã 8 Tân Quang-Tp.TQ). Như vậy tiếng ồn đang có dấu hiệu bị ô nhiễm cần có những biện pháp cụ thểđể hạn chế và khắc phục.

Nhn xét tng quát:

So sánh kết quả phân tích 5 mẫu không khí trên địa bàn thành phố Tuyên Quang với QCVN cho thấy : Hầu hết tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Nhìn chung, qua kết quả điều tra thực tế đánh giá cảm quan của người dân và kết quả phân tích thì chất lượng môi trường không khí của đại đa số các địa phương trên địa bàn thành phố Tuyên Quang đang có dấu hiệu ô nhiễm. Đặc biệt là ô nhiễm bụi, và tiếng ồn ở các điểm nút giao thông, khu công nghiệp và khu đô thịđang xây dựng. Vì vậy việc giảm thiểu ô nhiễm bụi và tiếng ồn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và sức khoẻ của con người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên nhân:

Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí:

Khí thải từ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải từ các khu chế biến nguyên liệu, khu sản xuất, dân cư. Tuy nhiên, lượng khí thải này không lớn nhưng có mùi đặc trưng cần phải có biện pháp khắc phục như che kín, cách ly bằng khoảng cây xanh.

Khí thải, tiếng ồn từ các phương tiện giao thông vận tải vào giờ cao điểm hay các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu từ các khu khai thác, sản xuất.

Tại khu vực chứa và thu gom rác: sinh ra khí thải gây ô nhiễm không khí xuất phát từ việc lên men, phân hủy kị khí của rác thải, gây hôi thối ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất của người dân.

Tại các khu vực dân cư - thương mại - dịch vụ và giải trí: hoạt động thương mại và sinh hoạt của con người cũng sản sinh ra nhiều chất thải ô nhiễm không khí như sản phẩm cháy do đốt nhiên liệu phục vụ cho bữa ăn, bụi và khói thải do hoạt động vận tải, khói thuốc lá do hút thuốc lá,...

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí từ đó xây dựng bản đồ chất lượng môi trường không khí khu vực thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 49 - 58)