Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí từ đó xây dựng bản đồ chất lượng môi trường không khí khu vực thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 27)

- Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. 3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu của đề tài : Trung tâm Quan Trắc và Bảo vệ môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang.

- Thời gian thực hiện đề tài từ 20/01/2014 đến 30/04/2014.

3.2. Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Tuyên Quang. Tuyên Quang.

- Điều kiện tự nhiên. + Vị trí địa lý.

+ Địa hình, khoáng sản. + Các nguồn tài nguyên.

+ Điều kiện khí tượng, thủy văn. - Điều kiện kinh tế - xã hội. + Dân số và nguồn lực lao động. + Cơ sở hạ tầng.

3.2.2. Đánh giá hiện trạng, mức độ ô nhiễm môi trường của thành phố Tuyên Quang. phố Tuyên Quang.

3.2.3. Xây dựng bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường không khí thành phố Tuyên Quang năm 2013.

3.2.4. Đề xuất biện pháp giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm. 3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập, kế thừa có chọn lọc các tài liệu, tư liệu đã nghiên cứu có liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội, môi trường và công tác quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.

- Phương pháp so sánh: Từ các số liệu của Trung tâm Quan Trắc và Bảo vệ Môi trường đưa ra kết luận về các thành phần môi trường. So sánh với QCVN, TCVN đểđưa ra nhận xét về hiện trạng môi trường thành phố.

- Tổng hợp các dữ liệu, số liệu lập báo cáo kết quả phân tích theo từng đợt quan trắc.

3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

Từ các số liệu, thông tin thu thập được, thống kê lại toàn bộ các số liệu phục vụ cho công việc đánh giá hiện trạng môi trường không khí khu vực thành phố Tuyên Quang từđó đề xuất một số phương hướng phù hợp với thực tếđịa phương.

3.3.3. Phương pháp liệt kê

Đưa ra đầy đủ các số liệu cụ thể.

3.3.4. Phương pháp tổng hợp so sánh và xử lý số liệu

Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với Quy chuẩn và Tiêu chuẩn Việt Nam đưa ra kết luận về hiện trạng môi trường không khí thành phố Tuyên Quang.

* Số liệu trên ArcGIS

- Tổng hợp các dữ liệu thu thập được bao gồm cả số liêu dạng số và số liệu dạng chữ theo các trường cụ thể: ID, địa điểm quan trắc, kí hiệu quan trắc, tọa độ, bụi tổng số TSP, CO, SO2, NO2, NO, H2S, Cl2, tiếng ồn TB (dBA). Các trường xây dựng luôn theo đúng trường ID trên dữ liệu không gian để khi kết nối dữ liệu có kết quả chính xác.

- Số liệu được xử lý trên phần mềm chuyên dụng Excel trước khi đưa vào bảng thuộc tính trên ArcGIS.

3.3.5. Phương pháp viễn thám và GIS

Nội dung phương pháp:

- Chồng chập một số lớp thông tin lên bản đồđịa lý khu vực được lập bằng kỹ thuật sốđể rút ra lớp thông tin tổng hợp có thểđịnh lượng.

- Kết nối dữ liệu thuộc tính xây dựng được trên bảng excel theo trường ID lên bản đồ chuẩn để có hệ thống cơ sở dữ liệu cả không gian và thuộc tính.

- Dùng các chức năng GIS để nhập dữ liệu, truy suất, biên tập, xuất vẽ tạo ra những bản đồ chứa các dữ liệu thuộc tính.

- Ưu điểm: Hiển thị các vấn đề môi trường, có thể tính toán định lượng nhiều thông số, có chiều thời gian.

- Nhược điểm: Đòi hỏi kỹ năng GIS của chuyên gia, tốn thời gian và kinh phí, vấn đề “chất lượng thông tin đầu ra phụ thuộc vào chất lượng thông tin đầu vào” nhiều khi bị bỏ qua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Tuyên Quang Tuyên Quang

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Tuyên Quang là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh Tuyên Quang (nằm về phía Nam tỉnh) có tọa độđịa lý từ 21047/ đến 2105/ Vĩ độ Bắc và từ 105011/ đến 105017/ Kinh độ Đông; cách thủ đô Hà Nội về phía Nam 165 km theo Quốc lộ 2; cách thành phố Hà Giang 154 km về phía Bắc theo Quốc lộ 2; cách thành phố Thái Nguyên 60 km về phía Đông theo Quốc lộ 37 và cách thành phố Yên Bái 40 km về phía Tây theo Quốc lộ 37.

Ranh giới hành chính của thành phố như sau: - Phía Bắc giáp huyện Yên Sơn.

- Phía Nam giáp huyện Yên Sơn, huyện Sơn Dương. - Phía Đông giáp huyện Yên Sơn, huyện Sơn Dương. - Phía Tây giáp huyện Yên Sơn.

Thành phố Tuyên Quang có 11.921,0 ha diện tích tự nhiên với 13 đơn vị hành chính cấp xã (07 phường và 06 xã).

Thành phố có vị trí thuận lợi về giao thông đường thủy và đường bộ nên có điều kiện thuận lợi để giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương trong và ngoài tỉnh.

4.1.1.2 Địa hình, khoáng sản

Thành phố Tuyên Quang nằm trong vùng địa hình thung lũng thuộc vùng núi phía Bắc có địa hình địa chất phức tạp, bị chia cắt bởi sông Lô chảy qua theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Khu vực nội thị tương đối bằng phẳng, xen

lẫn gò đồi thấp, ao hồ, ruộng trũng, cao độ trung bình từ cốt 23 m đến 27 m, các đồi thấp xen kẽ có cốt trung bình từ 30 - 40 m. Ngoại thị là các khu dân cư, đồng ruộng, có những dãy đồi thấp và rải rác có núi cao.

4.1.1.3. Điều kiện khí tượng, thủy văn

* Khí tượng:

Thành phố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm của khí hậu vùng núi phía Bắc, một năm chia thành hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Bảng 4.1. Một số thông tin về khí tượng đo tại trạm Tuyên Quang.

Năm 2005 2008 2009 2010 2011 Nhiệt độ (oC) 23,6 24,2 24,3 22,8 23,8 Nắng (giờ) 1406,7 1552,9 1454,2 1354,4 1357,5 Độẩm (%) 84,6 80,3 81,6 82,5 82,5 Lượng mưa (mm) 118,2 107,6 124,8 119,6 165,3

+ Nhiệt độ không khí:

Bảng 4.2. Nhiệt độ trung bình tại thành phố Tuyên Quang NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH THÁNG (0C)

N/Th Th1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB 2005 15,8 17,9 18,9 24,2 29,1 29,4 28,8 28,0 27,8 25,0 21,9 16,4 23,6 2008 15,1 13,7 21,3 24,7 27,0 28,3 28.7 28.6 27,9 25,8 20,4 17,2 23,2 2009 15,2 22,4 21,0 24,7 26,8 29,0 28.7 29.0 28,1 25,9 20,7 19,4 24,2 2010 18,0 20,7 22,1 23,5 28,2 29,6 29.8 27.9 28,0 24,7 20,3 18,3 24,3 2011 12,5 17,6 16,9 23,4 26,4 29,0 29.2 28.4 27,0 23,9 22,2 16,5 22,8

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh năm 2011)[8]. Theo số liệu thống kê trong giai đoạn (2005 - 2011) của Trạm khí tượng Tuyên Quang, chếđộ nhiệt độ cụ thể của khu vực là:

- Nhiệt độ không khí trung bình năm cao nhất: 24,30C (năm 2010).

- Nhiệt độ không khí trung bình năm thấp nhất: 22,80C (năm 2011).

+ Bức xạ mặt trời:

Bức xạ mặt trời là yếu tố tác động lên độ bền vững khí quyển, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phá tán các chất ô nhiễm không khí.

Bảng 4.3. Tổng số giờ nắng trong các tháng tại thành phố Tuyên Quang TỔNG SỐ GiỜ NẮNG TRONG THÁNG N/Th Th1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB TỔNG 2005 38,4 33,3 45,2 94,2 202,7 132,6 209,5 149,3 166,0 140,0 106,5 89,0 117,2 1406,7 2008 60,7 27,0 61,8 69,4 145,8 117,4 151,8 143,1 169,4 113,3 135,6 81,0 106,4 1276,3 2009 84,1 74,6 54,8 101,0 156,1 186,7 155,3 224,6 185,3 134,1 129,4 66,9 129,4 1552,9 2010 48,6 115,4 68,2 80,7 139,2 135,9 202,9 158,4 160,8 145,7 122,4 76,0 120,4 1445,2 2011 1,0 31,3 27,2 70,1 169,6 152,9 198,8 208,4 144,4 108,1 145,7 96,9 112,9 1354,4

Theo số liệu thống kê của Trạm khí tượng Tuyên Quang tổng số giờ nắng bình quân trong năm của khu vực giai đoạn 2005 - 2011 là khoảng 1.354,4- 1552,9 giờ/năm.

+ Về chếđộ mưa:

Với lượng mưa khá lớn, Lượng mưa trung bình năm là 1600mm. Theo thời gian, lượng mưa tập trung khoảng 87% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm và vì vậy thường gây ra những trận lũ lụt. Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, tháng 1, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm.

Bảng 4.4. Diễn biến tổng lượng mưa các tháng trong năm TỔNG LƯỢNG MƯA THÁNG N/Th Th1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB TỔNG 2005 18.7 39.6 58.6 40.5 181.2 224.5 328.2 410.9 292.3 9 93 47.9 145.4 1744.4 2006 2.3 24.4 41 19.6 391.3 233.5 262.7 328.5 215.9 83.1 87.3 6.3 141.3 1695.9 2007 2.1 39.1 85.7 135.4 160.2 238.1 317.2 120.8 273.3 45.7 9.9 23.8 120.9 1451.3 2008 12.3 18.4 24.6 129.7 120.8 238.8 523.3 395.7 207.1 154.1 200,1 5,3 169,2 2030,2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh năm 2011)[8]. + Về bốc hơi:

Trong các tháng từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa. Độ ẩm không khí cao, trung bình cả năm là 84%, độ ẩm cao nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10

Bảng 4.5. Diễn biến tổng lượng bốc hơi các tháng thành phố Tuyên Quang TỔNG LƯỢNG BỐC HƠI THÁNG N/Th Th1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB TỔNG 2005 86 86 86 85 81 83 83 89 85 84 86 81 84,6 1015 2008 82 78 82 84 80 82 82 84 84 85 83 81 82,3 987 2009 77 82 82 81 81 80 85 82 82 82 74 75 80,25 963 2010 82 77 76 85 82 81 80 86 84 80 82 84 81,6 979 2011 80 83 84 84 82 82 83 83 85 84 84 76 82,5 990

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh năm 2011)[8]. + Chế độ gió:

- Hướng gió chính trên địa bàn thành phố là Tây Bắc – Đông Nam, tốc độ gió trung bình cả năm là 1,4 m/s, tốc độ gió lớn nhất là 36 m/s.

* Thủy văn:

Chế độ thuỷ văn của thành phố phụ thuộc chủ yếu vào sông Lô với lưu lượng dòng chảy Qmax= 5.890m3/s, Qmin = 102 m3/s. Thành phố Tuyên Quang nằm ở hạ lưu sông Lô và 4 ngòi lớn là: Ngòi Cơi, Ngòi Là, Ngòi Chả, Ngòi Thục. Một số diễn biến mức ngập, như sau:

- Mức nước lũ năm nào cũng xảy ra ở mức 23 m, tần suất 97%, chỉ ngập các ruộng lúa thấp.

- Mức lũ 30,87 m, tần suất 4%, ngập và thiệt hại hoa màu rất lớn. - Mức lũ 31,37 m, tần suất 1,0%, thiệt hại rất lớn.

Hiện tại đang xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện đầu nguồn sông Gâm sẽ hạn chế mức nước ngập cho thành phố.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên.

* Tài nguyên đất

- Theo nguồn gốc phát sinh của đất thì trên địa bàn thành phố có những nhóm đất chính sau:

+ Đất phù sa tập trung chủ yếu ở hai xã ( phường) Nông Tiến, Hưng Thành. + Đất phù sa không được bồi hàng năm được phân bố chủ yếu ở xã Ỷ la, thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ và thịt vừa.

+ Đất phù sa gley chiếm diện tích lớn được phân bố chủ yếu ở các xã (phường) Ỷ La, Phan Thiết, Tân Quang và xã Hưng Thành.

* Tài nguyên nước

- Nước mặt: Tài nguyên nước mặt của thành phố vào loại trung bình của vùng miền núi phía Bắc, tiềm năng nước mặt dồi dào, gấp 10 lần yêu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Nguồn nước mặt là nguồn nước chính cung cấp cho thành phố trong tương lai.

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm dồi dào có ở khắp địa bàn thành phố, có chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Mực nước ngầm không sâu và tương đối ổn định, thuận lợi cho khai thác, kể cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của nhân dân. Chất lượng nước ngầm trong khu vực nhìn chung là tốt, nước trong, theo nghiên cứu thì nước ngầm không nhiễm cặn, không nhiễm các hợp chất nitơ và kim loại nặng. Tuy vậy, nước ngầm phân bố không đều theo cấu thành địa chất.

* Tài nguyên rừng

Theo kết quả kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm 2011[7] thì diện tích đất Lâm nghiệp có rừng là 3852,62 ha, chiếm 32.32 % diện tích trong đó

- Đất rừng sản xuất: 3104.30 ha, chiếm 26.04 %. - Đất rừng phòng hộ: 748.33 ha, chiếm 6.28 %.

Đây là nguồn tài nguyên quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, điều tiết nguồn nước và không khí của thành phố. Đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái, bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử.

* Tài nguyên khoáng sản

Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, phân tán, khó khăn trong việc khai thác.

- Ðá vôi: ước lượng ở Tuyên Quang có hàng tỷ mét khối đáng chú ý nhất là hai mỏđá vôi Tràng Ðà trữ lượng khoảng trên 1 tỷ tấn có hàm lượng cao từ 49 - 54% đủ tiêu chuẩn sản xuất xi măng mác cao; mỏ đá trắng Bạch Mã có trữ lượng khoảng 100 triệu mét khối là nguyên liệu tốt để sản xuất đá ốp lát tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Ðất sét: Ðất sét được thấy ở nhiều nơi thuộc Thành phố Tuyên Quang, trong đó đáng chú ý nhất mỏ sét bên cạnh mỏ đá vôi Tràng Ðà được dùng để sản xuất xi măng.

Ngoài các loại khoáng sản trên, Tuyên Quang còn nhiều khoáng sản như vonfram, pirít, kẽm, cao lanh, sét chịu lửa, nước khoáng, Barits, cát, sỏi... đang được khai thác với quy mô nhỏ.

* Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn thành phố Tuyên Quang hiện có 25 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng nên đã hình thành nên nền văn hoá đa dạng, nhiều nét độc đáo

Trên địa bàn thành phố có các di tích lịch sử đã được xếp hạng (xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh) như: Thành Nhà Mạc, Đền Hạ, Đền Thượng, Chùa An Vinh, Đền Mỏ Than, Đền Cấm,... Đây là những điểm thu hút được nhiều du khách đến tham quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành phố là Trung tâm tỉnh lị của tỉnh nên tập trung chủ yếu đội ngũ các nhà khoa học, cán bộ quản lý, đồng thời người dân thành phố cũng có nhiều kinh nghiệm trong lao động, sản xuất,... Các lĩnh vực phát triển văn hóa, giáo dục luôn được quan tâm, chú trọng cả về chiều rộng và chiều sâu. Nguồn nhân lực dồi dào, giàu trí tuệ, có trình độ đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố ngày càng phát triển.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Dân số và nguồn lực lao động:

Dân số của thành phố năm 2011 có 91.557 người, chiếm 12,46% dân số của cả tỉnh (thành phố có dân số lớn thứ 5 trong tỉnh, sau các huyện: Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn Dương). Mật độ dân số chung của thành phố cao nhất trong tỉnh với 768 người/km2, cao gấp 6,14 lần mật độ dân số chung của cả tỉnh (125 người/km2). Phường Phan Thiết có mật độ dân số cao nhất với 7.058 người/km2, tiếp đến là phường Tân Quang với 6.438 người/km2; xã Đội Cấn có mật độ dân số thấp nhất với 277 người/km2, tiếp đến là xã An Khang với 292 người/km2. Mật độ dân số khu vực đô thị là 1.782 người/km2, cao gấp 4,24 lần so với mật độ dân số khu vực nông thôn (420 người/km2)

Bảng 4.6. Hiện trạng dân số thành phố Tuyên Quang năm 2010 - 2011

STT TÊN PHƯỜNG NĂM 2010 NĂM 2011 01 Tân Quang 7915 7925 02 Phan Thiết 8663 8564 03 Minh Xuân 9530 9568 04 Ỷ La 4169 4280 05 Tân Hà 9700 9740 06 Hưng Thành 6240 6273 07 Tràng Đà 5457 5973 08 Đội Cấn 7481 7492 09 Thái Long 3298 3285 10 Lưỡng Vượng 6420 6183 11 An Khang 4025 4011

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí từ đó xây dựng bản đồ chất lượng môi trường không khí khu vực thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 27)