- Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền rộng dãi một cách thường xuyên với các chương trình cụ thể, sát thực nhằm giúp cho người dân hiểu mối liên hệ chặt chẽ giữa nước sạch và môi trường với sức khỏe con người. Các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức cần tích cực tham gia tuyên
truyền, vận động tới từng hộ gia đình. Cung cấp cho người dân đầy đủ các thông tin về các loại hình công nghệ cấp nước để họ có thể lựa chọn phương án thích hợp. Ngoài ra, cũng cần phải tuyên truyền cho người dân về kế hoạch hóa gia đình giúp ổn định dân sốđồng thời góp phần nâng cao tỷ lệ cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân.
- Phát triển nguồn nhân lực, tận dụng nguồn nhân lực của địa phương để
sự nghiệp cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn được phát triển bền vững.
- Có chính sách xã hội cho những hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa.
- Biện pháp luật pháp: Được quy định ở Luật Bảo vệ môi trường 2005,
điều 63: Bảo vệ môi trường nước ao, hồ, kênh , mương, rạch.
+ Nguồn nước ao, hồ, kênh, mương, rạch trong đô thị, khu dân cư phải
được quy hoạch cải tạo, bảo vệ; tổ chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng mới các công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh, mương, rạch đã được quy hoạch; hạn chế tối đa việc san lấp hồ, ao trong đô thị, khu dân cư.
Chủ dự án ngăn dòng chảy kênh, mương; dự án san lấp hồ, ao, kênh, mương, rạch phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
+ Không được đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa qua xử lý
đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại chất thải khác vào nguồn nước mặt của hồ, ao, kênh, mương, rạch.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ
lượng, chất lượng và lập quy hoạch bảo vệ, điều hòa chế độ nước của hồ, ao, kênh, mương, rạch; lập và thực hiện kế hoạch cải tạo hoặc di rời các khu, cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao, kênh, mương, rạch gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và làm mất mỹ quan