Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường Sông Bằng - thành phố Cao Bằng. (Trang 25 - 27)

2.3.3.1. Tổng quan về tài nguyên nước tỉnh Cao Bằng

Do đặc thù Cao Bằng là một tỉnh vùng cao, địa hình phức tạp và bị phân cắt mạnh, theo đó tài nguyên nước mặt cũng phân bổ không đồng đều, tập trung chủ yếu ở một số lưu vực sông lớn như sông Bằng Giang, sông Gâm, sông Quây Sơn… Một số vùng trong tỉnh còn thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu nước.

Cao Bằng là vùng thượng nguồn của một số sông thuộc hai hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Tả Giang (Trung Quốc). Trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 1.200 con sông suối có chiều dài từ 2km trở lên với tổng chiều dài 3.175km, mật độ sông suối khoảng 0,47km/km2. Các sông lớn trên địa bàn tỉnh là: sông Bằng Giang, sông Gâm, sông Quây Sơn. Đặc điểm của sông suối là có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, nhất là sông suối thuộc hệ thống sông Quây Sơn và sông Gâm. Lưu lượng dòng chảy phân bố không đều trong năm, tập trung vào mùa lũ (chiếm 60 – 80%). Các hồ hình thành chủ yếu do cấu trúc địa hình bị chia cắt, trên địa bàn tỉnh có 1 hồ tự nhiên (hồ Thăng Hen) và một số hồ nhân tạo.[9]

2.3.3.2. Thực trạng nguồn nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Chế độ thủy văn các sông ở Cao Bằng phụ thuộc chủ yếu vò chếđộ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực. Chế độ thủy văn trên các sông thay đổi theo hai mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ trên các sông ở Cao Bằng tương

nước trên các sông suối thường chiếm 65 – 80% lượng nước cả năm. Mùa cạn trên các sông bắt đầu từ tháng 10, có năm vào tháng 11 và kết thúc vào tháng 4, có năm kết thúc vào tháng 6, 7 năm sau.

Chất lượng nước tại các sông suối, ao hồ trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây đã và đang bị suy giảm, đặc biệt là các đoạn sông chảy qua địa bàn thành phố và các khu vực có hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.

Trong giai đoạn 2005 – 2010, để tận thu và làm giàu quặng các doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống tuyển xoắn, tuyển trọng lực có sử dụng lượng nước lớn gấp nhiều lần so với giai đoạn trước, trong khi đó công nghệ xử lý chưa phù hợp và gây ô nhiễm môi trường tại nhiều khu vực.

Các hoạt động khai thác vàng sa khoáng, cát sỏi tại các lòng sông suối không đúng theo quy định đã làm thay đổi dòng chảy ở một số đoạn sông suối, tại các khu vực khai thác trái phép các đoạn sông suối bị ô nhiễm nặng.

Tổng lượng nước thải đô thị toàn tỉnh hiện nay ước tính khoảng 8.932 m3/ngày giai đoạn 2005 – 2010, hầu hết nước thải đô thịđều chưa được xử lý

đạt tiêu chuẩn, tình trạng vứt rác thải, vật liệu xây dựng, xác động vật chết xuống sông đã và đang gây ô nhiễm và mất mỹ quan các dòng sông.

Tổng lượng nước thải công nghiệp toàn tỉnh vào những tháng sản xuất cao điểm vào khoảng 702.985 m3/tháng (nguồn thống kê từ các cơ sở nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp). Hầu hết lượng nước thải tuyển rửa quặng từ các mỏ được xử lý bằng phương pháp lắng sau đó tuần hoàn tái sử dụng.

Toàn bộ các bãi chôn lấp rác thải tại 13 huyện thị hiện nay vận hành không đúng quy trình chôn lấp, không có hệ thống xử lý nước rỉ rác hoặc hệ

thống xử lý nước rỉ rác đã bị hư hỏng. Nước rỉ rác, nước mưa chảy tràn qua bãi rác ngấm ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm môi trường.[9]

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường Sông Bằng - thành phố Cao Bằng. (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)