Các biến đổi hình thái trong quá trình nảy mầm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của độc tố vi khuẩn lam lên sự nảy mầm và sinh trưởng của cà rốt (daucus carota l ) và xà lách (lactuca sativa l ) (Trang 35 - 38)

Quá trình nảy mầm của hột cà rốt diễn ra trong 68 giờ với 3 giai đoạn: thu nước, nảy mầm và tăng trưởng. Giai đoạn thu nước của hột cà rốt diễn ra trong 12 giờ đầu của sự nảy mầm. Giai đoạn này hột thu nước mạnh, phình to, có sự gia tăng rõ rệt về kích thước và trọng lượng tươi so với thời điểm 0 giờ. Thời điểm bão hòa nước của hột cà rốt bắt đầu từ 8 giờ, sự gia tăng trọng lượng tươi của hột không đáng kể, từ thời điểm này này hình thái ngoài không có sự thay đổi rõ rệt. Đến thời điểm 48 giờ, hột cà rốt có sự tăng nhanh về trọng lượng tươi so với giai đoạn trước đó. Đến thời điểm 64 giờ, hột có sự thay đổi về hình thái và trọng lượng tươi, vỏ hột bắt đầu nứt ra, đánh dấu sự nhú ra của rễ mầm. Đến thời điểm 68 giờ, rễ mầm đã kéo dài được 1mm đánh dấu thời điểm kết thúc quá trình nảy mầm (hình 3.1). Sau 2 ngày kể từ lúc nảy mầm, hột cà rốt tiếp tục gia tăng về trọng lượng tươi, kéo dài rễ khoảng 8 mm. Sau 4 ngày nảy mầm, 2 lá mầm chính thức bung ra khỏi vỏ hột, xuất hiện trụ hạ diệp, sau 7 ngày cây mầm tiếp tục tăng trưởng rễ mầm, trụ hạ diệp và trọng lượng tươi.

Quá trình nảy mầm của hột xà lách diễn ra trong 16 giờ với 3 giai đoạn: thu nước, nảy mầm và tăng trưởng. Giai đoạn thu nước của hột xà lách diễn ra trong 4 giờ đầu của sự nảy mầm. Giai đoạn này hột thu nước mạnh, phình to, có sự gia tăng rõ rệt về kích thước và trọng lượng tươi so với thời điểm 0 giờ. Trong giai đoạn từ 4 giờ đến 8 giờ thì sự gia tăng trọng lượng tươi hột xà lách hầu như không đáng kể so với thời điểm trước đó, cũng như không có sự thay đổi rõ rệt về hình thái của hột, đây là giai đoạn bão hòa nước của hột xà lách. Đến thời điểm 10 giờ thì có sự gia tăng về trọng lượng tươi. Vỏ hột bắt đầu nứt ra có sự gia tăng mạnh về trọng lượng tươi vào thời điểm 14 giờ (Hình 3.3), chuẩn bị cho sự nhú ra của rễ mầm (hình 3.2). Đến 16 giờ thì rễ mầm chính thức nhú ra khỏi hột với chiều dài khoảng 1mm, cũng như gia tăng về trọng lượng so với thời điểm trước đó, kết thúc quá trình nảy mầm. Sau 2 ngày kể từ

25

lúc nảy mầm, hột xà lách tiếp tục gia tăng về trọng lượng tươi, kéo dài rễ khoảng 7 mm. Sau 4 ngày nảy mầm thì 2 lá mầm chính thức bung ra khỏi vỏ hột, xuất hiện trụ hạ diệp, sau 7 ngày thì cây mầm tiếp tục tăng trưởng rễ mầm, trụ hạ diệp và trọng lượng tươi.

Hình 3.1. Các giai đoạn trong quá trình nảy mầm của hột cà rốt (A - 0 giờ; B- 8 giờ; C- 14 giờ; D – 64 giờ; E – 68 giờ; F- 2 ngày sau nảy mầm).

Hình 3.2. Các giai đoạn trong quá trình nảy mầm của hột xà lách (A - 0 giờ; B- 4 giờ; C- 14 giờ; D – 16 giờ; E –2 ngày sau nảy mầm).

26

Hình 3.3. Sự thay đổi trọng lượng tươi của hột cà rốt và xà lách trong quá trình nảy mầm

3.1.2. Ảnh hưởng của độc tố vi khuẩn lam lên sự nảy mầm

Trong trường hợp xử lý với dung dịch có chứa độc tố vi khuẩn lam từ mẫu tế bào

in vitro (MAS2) với nồng độ 1, 10, 100 µg microcystin/L ở 2 loại vật liệu cà rốt và xà lách đều làm giảm tỉ lệ nảy mầm của hột. Nồng độ microcystin càng cao, tỉ lệ nảy mầm càng thấp. Tỉ lệ nảy mầm của hột cà rốt khi xử lý với nồng độ microcystin 100 µg/L là 59,33% giảm rất mạnh so với đối chứng là 92,67% (bảng 3.1).

Trong trường hợp xử lý với dung dịch chứa độc tố vi khuẩn lam từ mẫu tạo váng (SCUM), ở hột xà lách thì sự ức chế tỉ lệ nảy mầm xảy ra ở nồng độ microcystin là 10 và 100 µg/L. Với hột cà rốt thì sự ức chế nảy mầm xảy ra ở cả 3 nồng độ microcystin là 1, 10 và 100 µg/L, nồng độ microcystin càng cao thì tỉ lệ nảy mầm càng thấp. Tỉ lệ nảy mầm của hột cà rốt khi xử lý với nồng độ microcystin 100 µg/L là 68,67% giảm mạnh so với đối chứng là 92,67% (bảng 3.1).

27

Bảng 3.1. Tỉ lệ nảy mầm của hột xà lách và cà rốt (giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)

Dung dịch xử lý Hàm lượng microcystin có trong dung dịch xử lý (µg/L) Tỉ lệ nảy mầm (%) Xà lách Cà rốt Đối chứng (nước cất) 0 94,00 ± 1,15e 92,67 ± 1,76e

Dịch chiết mẫu tế bào

in vitro (MAS2)

1 87,33 ± 1,76cd 84,67 ± 1,76d

10 80,67 ± 1,76ab 80,00 ± 1,15cd 100 82,00 ± 1,15ab 59,33 ± 1,76a Dịch chiết mẫu tạo

váng (SCUM)

1 90,00 ± 1,15de 78,67 ± 1,76c

10 84,67 ± 1,33bc 76,67 ± 1,76c 100 80,00 ± 1,15a 68,67 ± 0,67b

Các số trung bình trong cột với các mẫu tự khác nhau thì khác biệt có mức ý nghĩa p=0,05;

số mẫu n=50; xử lý thống kê SPSS dùng: Dunnett và Duncan test.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của độc tố vi khuẩn lam lên sự nảy mầm và sinh trưởng của cà rốt (daucus carota l ) và xà lách (lactuca sativa l ) (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)